Hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp tại xã Mô Rai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 50)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.3.Hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp tại xã Mô Rai

3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mô Rai

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Sa Thầy và xã Mô Rai năm 2013

Năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mô Rai là 156.565,48 ha chiếm 64,82% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó:

- Đất nông nghiệp(NNP) là 143.743,94 ha chiếm 91,81% tổng diện tích tự nhiên, gồm: + Đất trồng lúa (LUA): 80,02 ha chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên, đất trồng lúa phân bố theo các hợp thủy hẹp ven suối.

+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): 1.607,45 ha chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm (CLN): 27.290,88 ha chiếm 17,43% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích cây công nghiệp lâu năm, các loại cây lâu năm khác được trồng rải rác trên địa bàn xã.

+ Đất rừng sản xuất (RSX): 93.070,99 ha chiếm 59,45% tổng diện tích tự nhiên. + Đất rừng phòng hộ (RPH): 4.153,90 ha chiếm 2,65% tổng diện tích tự nhiên. + Đất rừng đặc dụng (RDD): 17.540,70 ha chiếm 11,20% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp (PNN) là 1.791,29 ha chiếm 1,14% tổng diện tích tự nhiên, gồm: + Đất ở tại nông thôn (ONT): 97,15 ha chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chuyên dùng (CDG): 1.477,54 ha chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên. + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS): 3,79 ha chiếm rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất quốc phòng (CQP): 89,44 ha chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (CSK): 56,27 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất có mục đích công cộng (CCC): 1.328,04 ha chiếm 0,85% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD): 10,20 ha chiếm 0,1% tổng diện tích tự nhiên. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (SMN): 206,32 ha chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp khác (PNK): 0,08 ha chiếm rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng (CSD) là 11.030,25 ha chiếm 7,05% tổng diện tích tự nhiên, gồm: + Đất bằng chưa sử dụng (BSC): 32,61 ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên. + Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS): 22.142,27 ha chiếm 14,14% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất huyện Sa Thầy và xã Mô Rai

Diễn giải

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Đất nông nghiệp Mô Rai 143.260,34 143.639,74 143.743,9 91,50 91,74 91,81 Sa Thầy 211.294,58 211.690,38 211.764,53 87,48 87,64 87,67 Đất phi nông nghiệp Mô Rai 1.654,89 1.745,49 1.791,29 1,06 1,11 1,14 Sa Thầy 7.411,41 7.517,61 7.593,46 3,07 3,11 3,14 Đất chưa sử dụng Mô Rai 11.650,25 11.180,25 11.030,25 7,44 7,14 7,05 Sa Thầy 22.829,53 22.327,53 22.177,53 9,45 9,24 9,18 (Nguồn: [20])

Qua bảng 3.8 ta thấy, trong giai đoạn 2011 - 2013 xã Mô Rai đã có sự đầu tư cải tạo đất đai. Điều đó thể hiện qua việc thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất, tỷ trọng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, đất chưa sử dụng có chiều hướng

giảm. So với năm 2011, năm 2013 đất nông nghiệp tăng 0,31%, đất phi nông nghiệp tăng 0,08%, đất chưa sử dụng giảm 0,39%.

Nhưng nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của xã Mô Rai vẫn chưa hợp lý. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong khi đất phi nông nghiệp vẫn còn thấp dẫn đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi,… chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mô Rai

3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Mô Rai năm 2013

Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Mã

Huyện Sa Thầy Xã Mô Rai

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 241.535,52 100,00 156.565,48 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 211.764,53 87,67 143.743,94 91,81

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 51.226,56 21,21 28.978,35 18,51

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 14.084,70 5,83 1.687,47 1,08

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.357,03 0,98 80,02 0,05

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 11.727,67 4,86 1.607,45 1,03

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 37.141,86 15,38 27.290,88 17,43

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 160.499,66 66,45 114.765,59 73,30 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 104.854,45 43,41 93.070,99 59,45 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 12.278,01 5,08 4.153,90 2,65 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 43.367,20 17,95 17.540,70 11,20 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 38,31 0,02 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH (Nguồn:[20])

Xã Mô Rai tính đến năm 2013 có diện tích đất nông nghiệp là 143.743,9 ha chiếm 91,81% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 28.978,35 ha chiếm 20,16% diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng cây lâu năm chiếm đến 94,18% đất sản xuất nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chính nhưng chỉ chiếm 1,42%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 4,4% đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp là 114.765,59 ha chiếm 79,84% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất chiếm 81,1% đất lâm nghiệp; Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chiếm 18,9% đất lâm nghiệp.

Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất của xã Mô Rai nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Cần có những điều chỉnh bố trí sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương, tránh tình trạng sử dụng đất một cách tự phát.

3.3.2.2. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Biểu đồ 3.5. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013

Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Qua biểu đồ 3.6ta thấy được bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người của xã Mô Rai rất cao. Năm 2013 bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người của xã Mô Rai là 39.587,43 m2/người, của huyện Sa Thầy là 10.520,40 m2/người, của tỉnh Kon Tum là 4.540,46 m2/người, của cả nước là 1.138,21 m2/người.

Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người của xã Mô Rai quá cao nên khả năng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của người dân thấp, không khai thác được tiềm năng đất đai vốn có của vùng dẫn đến hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất chưa cao. Cho nên, dù nông dân có nhiều đất nhưng đời sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Các công trình thủy lợi đã được đầu tư khá lớn nhưng mới đáp ứng được một phần diện tích cần tưới, các công trình đầu tư đã lâu, trong quá trình khai thác và sử dụng không duy tu bảo dưỡng thường xuyên đã và đang xuống cấp, hiệu quả phục vụ thấp.

3.3.3. Biến động đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai Bảng 3.10. Biến động đất nông nghiệp xã Mô Rai Bảng 3.10. Biến động đất nông nghiệp xã Mô Rai

Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2013 (ha) So với năm 2012 Diện tích năm 2012 (ha) Tăng(+ Giảm(-) (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) Tổng diện tích tự nhiên 156.565,48 156.565,48 1 Đất nông nghiệp NNP 143.743,94 143.639,74 104,20

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 28.978,35 20.491,35 8.487,00

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.687,47 1.562,47 125,00

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 80,02 80,02 00,00

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.607,45 1.482,45 125,00

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27.290,88 18.928,88 8.362,00

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 114.765,59 123.148,39 -8.382,80 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 93.070,99 101.453,79 -8.382,80 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.153,90 4.153,90 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 17.540,70 17.540,70 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH (Nguồn:[20])

Nghiên cứu tình hình biến động đất đai giai đoạn từ 2011 - 2103 cho thấy xu thế biến động đất đai của xã Mô Rai chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là cây lâu năm ở địa phương chủ yếu mang tính tự phát, không theo quy hoạch nên hiệu quả sử dụng đất không cao.

Năm 2013 đất nông nghiệp tăng 104,2 ha so với năm 2012, trong đó: - Đất trồng cây hàng năm khác tăng 125 ha.

- Đất trồng cây lâu năm tăng 8.362 ha, do chuyển từ đất lâm nghiệp. - Đất rừng sản xuất giảm 8.382,80 ha.

3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ MÔ RAI XÃ MÔ RAI

3.4.1. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định. Nói cách khác loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay trồng một tổ hợp cây trồng. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phải được thực hiện trên cơ sở xem xét kết hợp 3 nhóm chỉ tiêu chính sau đây:

- Gia tăng lợi ích của người nông dân.

Lợi ích kinh tế của người nông dân được đánh giá trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất.

- Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các mục tiêu phát triển của nhà nước. - Quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các tiềm năng phát triển nông nghiệp trong vùng.

Bảng 3.11. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại xã Mô Rai

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa

+ Lúa Đông Xuân - Lúa mùa

+ Lúa mùa

+ Lúa rẫy

2. Chuyên màu

+ Sắn + Ngô

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Mô Rai cho thấy xã có 2 loại hình sử dụng đất chính là chuyên lúa và chuyên màu, các kiểu sử dụng đất của xã chưa phong phú (lúa, sắn, ngô). Với phương thức canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh, phát đốt rừng giâm cành, tra hạt. Năng suất cây trồng hoàn

toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và đất đai. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc khai thác bố trí sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế. Cần tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất

3.4.2.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế

a. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất

Xã Mô Rai, với diện tích đất nông nghiệp hạn chế, diện tích đất lâm nghiệp cao, nương rẫy là hình thức canh tác chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của các hộ dân cư địa phương. Nhìn chung, canh tác nương rẫy trên địa bàn xã Mô Rai có các đặc điểm sau:

- Đặc điểm nổi bật của hình thái canh tác nương rẫy là chặt đốt rừng, lợi dụng lớp tro và đất mùn mỏng trên các sườn đồi để trồng cấy. Thông thường sau hai, ba năm (dài nhất là bảy, tám năm) đất bạc màu phải bỏ hóa ít nhất 5 - 6 năm cho rừng mọc lại mới chặt đốt và canh tác tiếp. Chu kỳ quay vòng cũng chỉ tới bốn, năm lần. Sau đó nương thành đồi trọc. Như vậy lối canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh trên phạm vi rất rộng.

- Đặc điểm thứ hai của hình thức canh tác nương rẫy là lao động cực nhọc, mà năng suất cây trồng rất thấp và bấp bênh. Đây là một phương thức canh tác còn sơ khai, hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Việc chăm sóc chỉ là làm cỏ mà cũng làm rất sơ sài đối với những loại nương nào đó. Việc chọn giống, bón phân hầu như không có. Thiên tai, thú rừng, chim chóc luôn luôn phá hại. Đời sống con người rất thiếu thốn. Người ta vẫn phải sống nhờ vào hái lượm, săn bắn, đánh cá để có lương thực trong ba, bốn tháng giáp hạt và có thức ăn cả năm.

- Đặc điểm nữa của hình thức canh tác nương rẫy là sự phá hoại hết sức nặng nề môi trường sống hàng nghìn năm nay dẫn tới sự đe dọa sinh tồn của nhân dân các dân tộc ở cả miền núi và miền xuôi. Nếu diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá thì đến một lúc nào đó rừng sẽ triệt hoàn toàn, đất đai miền núi sẽ bị xói mòn hết, lũ lụt càng dữ dội, khí hậu và thời tiết biến đổi hẳn theo hướng tai hại,…

Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác định canh định cư, đời sống người dân xã Mô Rai dần đi vào ổn định. Trong sản xuất nông nghiệp người dân đã có những đầu tư nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống người dân.

Trong các hoạt động kinh doanh, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được. Nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn có ý nghĩa rất

to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái.

Bảng 3.12. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai 2013

ĐVT: nghìn đồng

Lúa nước Lúa rẫy Ngô Sắn

1. Giống 1.440 400 400 220 2. Phân bón 3.300 0 4.600 0 Urê 900 0 1.800 0 Lân Super 2.400 0 2.800 0 3. Thuốc bảo vệ thực vật 600 0 300 0 4. Thủy lợi phí 100 0 0 0 5. Chi phí khác 3.500 3.500 1.000 3.500

Bảng 3.12 thể hiện mức độ đầu tư cho các loại hình sử dụng đất của các hộ dân được điều tra trên địa bàn xã Mô Rai, qua đó ta thấy:

* Lúa nước: Mô Rai là một xã miền núi làm quen với canh tác lúa nước chưa lâu nên kỹ thuật trồng lúa nước của bà con còn nhiều hạn chế. Tất cả các quá trình canh tác đều thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ chuyên trách của xã. Các yếu tố như giống lúa, vật tư, phân bón đều được UBND xã hỗ trợ. Mức đầu tư bình quân bỏ ra trên 1ha trồng lúa là 8.940 nghìn đồng, trong đó giống 1.440 nghìn đồng, phân bón 3.300 nghìn đồng, thuốc bảo vệ thực vật 600 nghìn đồng, thủy lợi 100 nghìn đồng và 3.500 nghìn đồng cho đầu tư dụng cụ sản xuất, chăm sóc...

* Lúa rẫy: Lúa rẫy là một loại lúa nước trời trên đất khô. Lúa rẫy còn gọi lúa nương, lúa cạn hoặc lúa khô, là một loại lúa được trồng trên đất dễ rút nước, không bị ngập, không có bờ bao và nhờ vào nước trời. Mặc dù sản xuất lúa rẫy tương đối ít, nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của người dân xã Mô Rai. Đặc tính nổi bật của lúa rẫy là năng suất thấp và được trồng trên các loại đất dốc kém màu mỡ, với phân phối lượng mưa bất thường và theo các phương pháp du canh cổ truyền, ít dùng đến chất hóa học nông nghiệp. Hệ thống du canh đang gây nguy hại đến môi trường chung quanh vì thời kỳ hưu canh bị cắt

ngắn 4 - 5 năm dưới sức ép của gia tăng dân số. Do đó, năng suất bình quân rất thấp khoảng 1 tấn/ha.

* Ngô: Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chỉ đứng thứ về diện tích sau lúa nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Cây ngô thích nghi nhanh với vùng núi cao, chỉ cần có đủ nước trời và ẩm độ phù hợp là có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 50)