Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 33)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sa Thầy là huyện miền núi biên giới, nằm ở Tây Nam tỉnh Kon Tum, được thành lập theo Quyết định số 254-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1978 trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Tô. Huyện Sa Thầy có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi. - Phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô.

- Phía Đông (từ Bắc xuống Nam) giáp huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum. - Phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. - Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Kinh độ đông: Từ 1070 20’ đến 1070 54’. - Vĩ độ bắc: Từ 130 56’ đến 140 38’.

Bản đồ tỉnh Kon Tum Bản đồ huyện Sa Thầy

Huyện Sa Thầy gồm 10 xã và 1 thị trấn, bao gồm: Mô Rai, Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Sa Nghĩa, Sa Bình, Yaly, Hơ Moong, Ya Tăng, Ya Xiêr và thị trấn Sa Thầy với tổng diện tích tự nhiên là 241.535,52 ha, chiếm gần 25% diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum. Sa Thầy là vùng núi non hiểm trở, địa hình bị chia cắt bởi núi cao, sông suối và thung lũng. Dọc theo biên giới giáp Campuchia là núi rừng trùng điệp, giữa các dãy núi là thung lũng chạy theo triền các sông suối, có độ dốc thấp, nhiều bãi bằng, đất bồi tụ phì nhiêu, phù hợp phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó là hệ thống sông, suối lớn nhỏ rải đều khắp huyện, có các con sông lớn như Pô Kô, Sê San, Hơ Đrai và các sông suối nhỏ khác cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình thủy điện.

Về giao thông, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 14C, tỉnh lộ 674, 675 là mạch nối giao thông quan trọng của huyện, bên cạnh đó là các tuyến trục ngang nối tỉnh lộ và quốc lộ tạo thành mạng lưới giao thông liên tục.

* Xã Mô Rai là một xã miền núi cao biên giới Bắc Tây Nguyên nằm ở phía Nam huyện Sa Thầy cách trung tâm huyện lỵ Sa Thầy 60 km về phía Tây Nam, xã có tuyến quốc lộ 14C nối xã với Tỉnh lộ 675 đi về trung tâm huyện lỵ Sa Thầy, nối với huyện Ngọc Hồi và tỉnh Gia Lai. Xã Mô Rai có tổng diện tích đất tự nhiên là 156.565,48 ha, chiếm 64,82% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện Sa Thầy.

Có vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp xã Sa Sơn và xã Rờ Kơi. - Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.

- Phía Đông giáp xã Ya Tăng và Ya Xiêr. - Phía Tây giáp nước Campuchia.

- Kinh độ Đông: Từ 1070 22’ 25’’ đến 1070 53’55’’. - Vĩ độ Bắc: Từ 130 55’ 50’’ đến 140 36’ 55’’.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Mô Rai nằm phía Nam huyện Sa Thầy và nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn của tỉnh Kon Tum, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 2% - 5% ở phía Nam và được chia thành 3 dạng địa hình chính sau:

- Địa hình núi cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 800 - 1.777 m. Điển hình là các đỉnh núi: Chư Mom Ray và Ngọc Tơ Lum,…, độ dốc trung bình từ 250 trở lên, với tổng diện tích khoảng 16.904,94 ha chiếm khoảng 62,1% diện tích tự nhiên. Đây là phần diện tích rừng đang được khoanh nuôi bảo vệ, trồng và khai thác hợp lý,

- Địa hình đồi lượn sóng, bát úp có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500 - 800m, với tổng diện tích khoảng 39.691,71 ha chiếm khoảng 25,4% diện tích tự nhiên, độ dốc chủ yếu từ 80 - 250. Đây là vùng có khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày, hoa màu và chăn nuôi đàn gia súc.

- Địa hình bằng phẳng, thung lũng hẹp và đất bồi tụ, diện tích khoảng 19.500 ha chiếm khoảng 12,5% diện tích tự nhiên, có độ dốc từ 00 - 80. Đây là địa hình chủ yếu để phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nói chung địa hình khu vực Mô Rai đã tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hòa nhập. Đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các tiểu vùng khí hậu, phân bố mạng lưới giao thông, phân bố các điểm dân cư, làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu núi cao và cao nguyên nên có mùa rõ rệt. Mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Với hướng gió Đông Bắc thổi mạnh và nắng nóng tăng thêm sự khô hạn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 12, 1) khoảng 120C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 370C, tổng nhiệt độ trung bình năm trên 8.2000C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa/năm phổ biến từ 1.737 - 2.172 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 cùng với số ngày mưa/tháng khá cao, vào mùa mưa lượng mưa phân bố không đều nên dễ gây tình trạng sói mòn rửa trôi. Mùa khô lượng bốc hơi khá lớn kèm theo nhiệt độ cao, đất khô hạn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm phổ biến 79,5%, dư ẩm về mùa mưa, thiếu ẩm về mùa khô. Số giờ nắng nhiều nhất là tháng 2 (287,7 giờ), số giờ nắng thấp nhất là tháng 8 (126,5 giờ). Tổng giờ nắng/năm bình quân 1.981 giờ.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1.000 mm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng nước bốc hơi vào mùa khô khoảng 500 mm, lượng bốc hơi trung bình từ 90 - 100 mm/tháng. - Gió: Có hai hướng gió chính và thay đổi theo mùa, mùa mưa xuất hiện hướng gió Tây Nam, mùa khô xuất hiện gió Đông Bắc.

3.1.1.4. Thủy văn

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối dày đặc và phân bố khá đồng đều với hai con sông chính đó là sông Sê San và sông Sa Thầy bảo đảm nguồn nước sản xuất nông

nghiệp bằng các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, đập dâng, thuận lợi phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp. Hệ thống khe, suối phân bố rộng. Nguồn nước này được khai thác và sử dụng vào mục đích năng lượng và nông nghiệp. Chính vì vậy, việc cung cấp nước mặt trên địa bàn rất đa dạng và phong phú là lợi thế cho các khu vực trồng cây hàng năm, lúa nước, một số cây công nghiệp dài ngày và phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

- Nước ngầm: Trong thực tế các giếng khơi của các hộ nông dân trên địa bàn có độ sâu từ 14 - 16 m, chất lượng nước tốt có thể sử dụng ăn uống trực tiếp và có khả năng cung cấp đủ nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn xã.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 156.565,48 ha được chia thành các nhóm đất cụ thể sau:

Bảng 3.1. Các nhóm đất của xã Mô Rai

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I. Nhóm đất đỏ vàng 151.192,49 96,57 1 Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất Fs 151.192,49 100,00 II. Nhóm đất phù sa 5.166,67 3,3 2 Đất phù sa ngòi suối Py 5.166,67 100,00 Cộng 156.359,16 99,87 Sông suối, ao hồ 206,32 0,13 Diện tích tự nhiên 156.565,48 100,00 (Nguồn:[21])

(1): Nhóm đất đỏ vàng: Có 1 đơn vị phân loại là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 151.192,49 ha chiếm 96,57% quỹ đất. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ sét cao trên 35%. Đất có kết cấu tơi xốp và cấu tượng tảng cục sắc cạnh, chặt. Đất thường chua pHKCl = 4 - 4,5, chất hữu cơ trong đất nghèo đến trung bình 0,5 - 1,5%, đạm trung bình 0,263%, lân tổng số nghèo 0,043 - 0,044%, kali trong đất nghèo 0,2 - 2%. Đất có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường mỏng và trung bình, nên khả năng sử dụng cho nông nghiệp rất hạn chế.

(2): Nhóm đất phù sa (P): Có 1 đơn vị phân loại là đất phù sa ngòi suối (Py) diện tích 5.166,67 ha chiếm 3,3%. Đất có đặc trưng màu nâu xám, tầng đất dày trên 100cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đất có phản ứng chua pHKCl = 4 - 4,5, lượng hữu cơ tầng mặt: 1 - 3%, đạm tổng số: 0,1 - 0,25%, nghèo lân 0,02 - 0,025%, diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước và hoa màu.

* Tầng dày của đất:

Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 cho thấy đất xã Mô Rai có 2 tầng dày chính sau: - Tầng đất dày trên 100 cm: Diện tích 151.192,49 ha chiếm 96,57% diện tích tự nhiên. - Tầng đất dày dưới 100 cm: Diện tích 5.166,67 ha chiếm 3,3% diện tích tự nhiên. Cấp độ dốc của đất: - Cấp I từ 0 - 30 : không có - Cấp II từ 3 - 80 : 9.550,49 ha chiếm 6,1%. - Cấp III từ 8 - 150 : 39.141,37 ha chiếm 25,0%. - Cấp IV từ 15 - 200 : 64.191,85 ha chiếm 41,0%. - Cấp V từ 20 - 250 : 9.863,62 ha chiếm 6,3%. - Cấp VI từ 25 - 300 : 30.373,70 ha chiếm 19,4%. - Cấp VII từ 30 - 350 : 3.444,45 ha chiếm 2,2%.

Đất của xã Mô Rai phần lớn đất có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 47,3% diện tích đất tự nhiên, độ dốc dưới 150 chiếm 31,1%. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng này rất hạn chế, chỉ có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

* Dân số:

Tổng dân số trên địa bàn xã năm 2013 tính cả tạm trú là 1.923 hộ/7.320 nhân khẩu, (thường trú 1.757 hộ/5.879 khẩu. Trong đó dân tộc tại chỗ 646 hộ/2.381 khẩu). Trên địa bàn xã có 18 dân tộc chung sống (Kinh, Ja Rai, Rơ Mâm, Mường, Thái, Tày, Sán Dìu, Nùng, Hơ Lăng, Xê Đăng, Dao, Ê Đê, Thổ, Hơ Rá, Sơ Rá, Triêng, Kơ Tu, Kơ Dong), người dân tộc thiểu số chiếm 77%.

* Lao động:

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 4.104 lao động, chiếm 56,06% dân số. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 1.370 người - Lao động phi nông nghiệp: 389 người

+ Công nghiệp, xây dựng: 47 người + Dịch vụ, hành chính: 342 người

Trong đó, lao động kinh doanh dịch vụ thương mại là 299 người (186 hộ), hành chính sự nghiệp là 43 người và một số lao động tự do khác.

Bảng 3.2. Hiện trạng lao động xã Mô Rai năm 2013

TT Lao động Đơn vị Chỉ số Ghi chú

1

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Trong đó:

Lao động 1.759 100% lao động trong độ tuổi Cơ cấu lao động (%)

- Lao động nông nghiệp Lao động 1.370 77,89% - Lao động phi nông nghiệp Lao động 389 22,11%

+ Lao động kinh doanh thương mại dịch vụ và hành chính sự nghiệp

Người 342 186 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ

+ Lao động công nghiệp,

xây dựng Người 47 2,67%

2 Lao động trong độ tuổi chưa

có việc làm Chủ yếu là lao động nông nghiệp lúc nông nhàn

(Theo số liệu thống kê của UBND xã Mô Rai năm 2013)

Trình độ lao động còn thấp chưa qua đào tạo kỹ năng, tỷ lệ đã qua đào tạo rất thấp. Các tổ chức thiết yếu cho việc nâng cao học vấn, nghiên cứu không có vì vậy rất khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đặc thù của xã là vùng núi cao thuộc khu vực III các hộ phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra các sản phẩm đạt năng suất chưa cao.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành các lĩnh vực

Nền kinh tế của huyện Sa Thầy những năm qua có nhiều khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 13,5%; năm 2013 là 19,7%. Thu nhập bình quân đầu người 2006 - 2010 là 11 triệu đồng, năm 2013 là 12,5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Năm 2013, tỷ lệ nông lâm thủy sản chiếm 41,05%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,73%, thương mại dịch vụ 22,22%.

Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của xã Mô Rai:

* Tăng trưởng kinh tế:

Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ đã đề ra, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng thôn làng no đủ, vững mạnh và đạt được những kết quả quan trọng.

Thu nhập chủ yếu của người dân từ các sản phẩm từ nông nghiệp như: cao su, sắn, bời lời,… đời sống của nhân dân còn tương đối khó khăn, phần lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp, đói vào mùa giáp hạt, tập trung vào các hộ nghèo.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã Mô Rai đã quyết tâm tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước điều chỉnh dần cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động sẽ diễn ra với tốc độ cao trong thời gian tới. Do đó yêu cầu phân bố lại đất đai là quy luật khách quan nhưng đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài.

Các khu dân cư, khu tái định cư của xã được bố trí sắp xếp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở các địa bàn thôn, làng đồng bào.

Bố trí các loại cây trồng, vật nuôi hợp lý để sử dụng tối đa lực lượng lao động và sử dụng hiệu quả các loại vật tư kỹ thuật. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển.

Chú trọng đào tạo cán bộ cho nông nghiệp và nông thôn.

Thương mại - dịch vụ tăng hàng năm, hệ thống các quầy hàng hóa nhỏ, lẻ của các hộ gia đình được hình thành trên hầu hết các thôn, làng góp phần cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Trên địa bàn xã có các tuyến giao thông chính đó là: tuyến Quốc lộ 14C nối xã với huyện Ngọc Hồi và tỉnh Gia Lai, tuyến tỉnh lộ 675 đi thị trấn Sa Thầy và các xã lân cận.

Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa phận xã khoảng 31,77 km. Hiện tại đường giao thông trên địa bàn xã bị xuống cấp, không có mương thoát nước dẫn đến xói mòn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trong vùng. Đường láng nhựa có tổng chiều dài 19,2 km, còn lại là đường đất chất lượng xấu.

* Thủy lợi:

Bảng 3.3. Thống kê hiện trạng các công trình thủy lợi xã Mô Rai

STT Tên công trình Địa điểm

XD

F thiết kế (ha) F thực tế (ha)

Lúa CCN Vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)