Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 41 - 43)

15. Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Ra

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu

3.1.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên

a. Thuận lợi

- So với toàn huyện, xã Mô Rai có bình quân diện tích tự nhiên/người lớn nhất (bình quân diện tích tự nhiên của xã Mô Rai là 21,39 ha/người, huyện Sa Thầy là 4,96 ha/người) diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều (khoảng 11.030,25 ha), đặc biệt là quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp và cây trồng lâu năm. Sự đa dạng về đất đai, địa hình và khí hậu tạo điều kiện cho Mô Rai đa dạng hóa cây trồng theo hướng chuyên canh ở từng khu vực sinh thái.

- Xã có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến sự giàu có của tài nguyên rừng. Mô Rai là xã có độ che phủ rừng cao nhất huyện Sa Thầy, với 73,30% diện tích tự nhiên được che phủ bởi rừng, có trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại cây con quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

- Có hệ thống sông suối khá dày đặc, chứa đựng tiềm năng lớn về thủy điện.

- Xã Mô Rai cách trung tâm huyện lỵ Sa Thầy 60 km về phía Tây Nam, xã có tuyến quốc lộ 14C nối xã với Tỉnh lộ 675 đi về trung tâm huyện lỵ Sa Thầy, nối với huyện Ngọc Hồi và tỉnh Gia Lai. Cho nên sẽ có nhiều điều kiện cuốn hút vào sự phát triển và chịu ảnh hưởng lớn của những khu vực phát triển này trong quá trình giao lưu kinh tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mở rộng thì trường tiêu thụ và thu hút đầu tư.

b. Khó khăn

- Xã Mô Rai có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, đây là khó khăn lớn nhất trong phát triển giao thông, hạn chế giao lưu với bên ngoài và thu hút vốn đầu tư. Mặt khác, hạ tầng cơ sở còn yếu kém không đồng bộ. Sự xuống cấp và chưa đầy đủ của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các công trình thủy lợi, hệ thống điện, sự thiếu hụt các công trình phúc lợi công cộng đã trực tiếp gây áp lực với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như việc sử dụng đất trên địa bàn xã nói riêng.

- Khai thác quỹ đất chưa hiệu quả, cây trồng chưa cho hiệu quả kinh tế cao do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa gây lụt úng, mùa khô kéo dài gây hạn hán thiếu nước tưới tiêu.

3.1.3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

- Trong những năm qua, tốc độ và cơ cấu kinh tế của xã đã có sự tăng trưởng và chuyển dịch hợp lý làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế. Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp, đến nay đã chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Kết cấu hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, chính trị, an ninh quốc phòng được giữ vững.

- Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, nhận thức về vai trò và tác dụng của đất đai cũng đầy đủ hơn, kiến thức về canh tác, bảo vệ đất, không ngừng nâng cao sức sản xuất của đất đã được các hộ nông dân tiếp thu và áp dụng vào thực tế sản xuất.

- Được ưu tiên, hưởng các phúc lợi xã hội và y tế cho các điểm dân cư dân tộc. - Cơ bản được đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ sản xuất.

b. Khó khăn

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng quy luật nhưng diễn ra chậm. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chưa cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mặc dù tăng lên hàng năm nhưng vẫn còn ở mức thấp, khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm dẫn đến chưa khai thác được triệt để tiềm năng đất đai.

- Đầu ra và giá tiêu thụ một số sản phẩm nông sản chủ lực như cà phê, sắn, hạt tiêu thường xuyên không ổn định gây khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Đời sống còn nhiều khó khăn do nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Dân cư dân tộc trình độ sản xuất còn yếu kém nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 41 - 43)