3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Chiều dài và khối lượng thành thục lần đầu
Kích cỡ cá Bỗng thành thục lần đầu khi nuôi trong ao đất được xác định bởi chiều dài và khối lượng của nhóm cá thể đực, cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kích thước cá Bỗng bố mẹ thành thục lần đầu trong ao đất
Giới tính Chiều dài dao động (cm) Chiều dài trung bình (cm) Khối lượng dao động (kg) Khối lượng trung bình (kg) Số mẫu Cá cái 45 - 52 48,6 1,85 2,7 - 3,5 3,05 0,22 30 Cá đực 38 - 46 41,7 1,97 2,5 – 3,0 2,76 0,18 30
Bảng 3.2 cho thấy, kích cỡ cá bố mẹ chín muồi sinh dục có thể tham gia sinh sản có chiều dài trung bình là 48,6 cm tương ứng với khối lượng trung bình 3,05 kg ở cá cái và cá đực có chiều dài trung bình là 41,7 cm tương ứng với khối lượng trung bình 2,76 kg.
Chiều dài và khối lượng của cá cái nhỏ nhất thành thục bắt gặp trong ao là 45 cm và 2,7 kg. Ở cá đực, chiều dài thành thục nhỏ nhất là 38 cm tương ứng với khối lượng 2,5 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971), cá Bỗng đánh bắt từ tự nhiên có tuổi thành thục khá muộn. Cỡ cá thành thục dao động từ 5- 6
tuổi trở lên. Đối chiếu với tài liệu của Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam (1996) về tuổi và chiều dài của cá Bỗng trong tự nhiên, có thể thấy cá Bỗng thu ngoài tự nhiên về nuôi trong điều kiện ao nuôi có kích thước thành thục tương đương với kích thước thành thục cá Bỗng sống trong điều kiện tự nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu, do đàn cá bố mẹ được thu mua ngoài tự nhiên đưa về nuôi vỗ chỉ có cỡ trung bình 3,05 0,22 kg, chưa đại diện cho cho các nhóm cá khác nên việc nhận định về nhóm kích thước thành thục sinh dục lần đầu trong ao đất của nghiên cứu còn hạn chế. Để có thể kết luận chính xác và đầy đủ, cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian dài hơn ở nhiều cá thể và các nhóm tuổi khác nhau cả trong tự nhiên và trong nuôi nhốt.