Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá bỗng spinibarbus denticulatus (oshima, 1926) tại quảng bình (Trang 52 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, mọi sinh vật nói chung đều chịu ảnh trực tiếp hoặc gián tiếp từ môi trường sống. Động vật thủy sản nói riêng chịu tác động của các yếu tố môi trường nước. Chính vì vậy, quản lý chất lượng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản.

Hình 3.1. Dụng cụ đo môi trường

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, chỉ số pH, hàm lượng oxi hòa tan (DO), hàm lượng NH3, độ kiềm, độ mặn… là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước. Những chỉ số này thường biến thiên theo sự thay đổi của thời tiết, chế độ quản lý chăm sóc… Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước ao nuôi vỗ

TT Yếu tố theo dõi Giá trị

Min Max X ± δ 1 Nhiệt độ Sáng ( o C) 9 29 23,1 ± 3,21 Chiều (oC) 10 32 25,6 ± 3,19 2 pH Sáng 7,1 7,8 7,5 ± 0,13 Chiều 7,3 8,0 7,7 ± 0,13 3 DO Sáng (mg/l) 4,0 6,0 5,0 ± 0,32 Chiều (mg/l) 4,5 6,5 5,6 ± 0,32 4 NH3 (mg/l) 0,01 0,03 0,02 ± 0,005

Ghi chú: Min, Max, X, δ lần lượt là giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, nhiệt độ nước trung bình của ao nuôi vỗ dao động từ 9 - 32oC. Nhiệt độ buổi sáng dao động từ 9 - 29oC, trung bình 23,1oC. Buổi chiều, nhiệt độ trong khoảng 10 - 32oC, trung bình 25,6oC. Thời gian đầu của đợt nuôi, tuy đã vào tháng 11 nhưng nhiệt độ nước vẫn khá cao; đến cuối tháng 1 nhiệt độ khá thấp, có ngày giảm xuống còn 9 oC, trong thời gian này chúng tôi sử dụng các biện pháp kỹ thuật như cấp nước cao 1,7m, bỏ bèo tây và bèo lục bình vào ao để chống rét cho cá. Về sau, nhiệt độ nước tăng dần và hầu như duy trì ở mức phù hợp.

Hình 3.2. Sự biến động nhiệt độ nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ

5 10 15 20 25 30 35 10 30 50 70 90 110 130 150 Nhiệ t đ (oC) Ngày nuôi Sáng 7h Chiều 14h

Trong ao nuôi, pH có sự biến động tương đối lớn, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Chỉ số pH dao động trong khoảng 7,1 - 8,0. Trong khi đó, pH trung bình đạt 7,5 vào buổi sáng và 7,7 vào buổi chiều; sự chênh lệch pH tại hai thời điểm trong ngày là không đang kể.

Trong quá trình nuôi vỗ, hàm lượng DO thấp nhất là 4,0 mg/l và cao nhất là 6,5 mg/l, trung bình trong suốt quá trình nuôi đạt 5,0 và 5,6 mg/l. Theo Nguyễn Văn Kiểm (1999), hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là trên 3mg/l. Như vậy có thể thấy hàm lượng DO trong ao nuôi vỗ trong suốt quá trình nuôi luôn nằm trên ngưỡng giới hạn, rất thích hợp cho sự phát triển của cá.

Hàm lượng NH3 có tăng nhẹ theo thời gian nuôi, thấp nhất đạt 0,01mg/l lúc bắt đầu và 0,03 mg/l vào cuối giai đoạn nuôi vỗ, trung bình đạt 0,02 mg/l. Mặc dù có sự biến động, tuy nhiên hàm lượng NH3 trong ao nuôi vẫn nằm trong mức thấp và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Qua những kết quả trên cho thấy, các điều kiện nuôi vỗ cũng như môi trường nước ao nuôi là phù hợp cho sự thành thục sinh dục của đàn cá nuôi vỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá bỗng spinibarbus denticulatus (oshima, 1926) tại quảng bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)