Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá bỗng spinibarbus denticulatus (oshima, 1926) tại quảng bình (Trang 41 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục

Lựa chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn cá bố mẹ, kích cỡ cá từ 2,5-3,5kg đưa vào nuôi vỗ, tỷ lệ đực cái nuôi vỗ là 1:1. Số lượng cá bố mẹ nuôi vỗ là 60 con. Nuôi trong ao diện tích 2.000m2.

Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ 5 tháng, từ tháng 11 năm 2015 đến hết tháng 3 năm 2016, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 11 đến đầu tháng 2; giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 2 đến tháng 3. Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5.

Hình 2.2. Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Thức ăn của cá trong quá trình nuôi vổ được chia thành hai thời kỳ:

Thức ăn thời kỳ nuôi vỗ tích cực bao gồm các loại:

+ Thức ăn tổng hợp dạng viên có hàm lượng đạm tổng số 25%; lượng cho ăn 3,5% khối lượng cá nuôi trong ao.

+ Thức ăn xanh gồm: rau, bèo tấm, lá cây ngô non, cỏ ráp (lá ráp), mỗi lần cho ăn 15% khối lượng cá nuôi. Ngày cho cá ăn 1 lần.

Thức ăn thời kỳ thời kỳ nuôi vỗ thành thục bao gồm các loại:

+ Thức ăn tổng hợp dạng viên hàng ngày cho cá ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2% khối lượng cá nuôi.

+ Thức ăn xanh hàng ngày cho cá ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 15 - 20% khối lượng cá nuôi.

+ Thức ăn tinh giàu vitamin E (thóc, ngô, đậu ngâm nảy mầm) hàng ngày cho cá ăn 2 lần, mỗi lần khoảng từ 1 đến 2% khối lượng cá nuôi.

A

B

Hình 2.3. (A) Thức ăn tổng hợp; (B) Thức ăn xanh dùng trong nuôi vỗ cá bố mẹ

Hàng ngày, tiến hành kiểm tra ao vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

Ðịnh kỳ 1 tháng kiểm tra cá 1 lần để xác định độ béo, tình hình bệnh tật và sự phát dục của cá bố mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho phù hợp.

Thay nước theo định kỳ giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch bằng các biện pháp sau: Mùa hè thay nước 3 ngày/lần, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao. Mùa đông thay nước 7 ngày/lần, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao.

Nếu sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá nuôi vỗ phải theo đúng những quy định của Bộ Thuỷ sản. Không sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Thường xuyên vệ sinh ao nuôi: vớt cỏ rác, bã thức ăn thừa, ... đảm bảo ao nuôi vỗ cá không bị nhiễm bẩn.

2.2.3.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá Bỗng

* Chọn cá bố mẹ cho sinh sản

Cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Cá đực: Hai bên phần trước nắp mang có nốt sần trắng, sờ tay thấy nhám. Khi vuốt nhẹ hai bên bụng về phía hậu môn, có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra.

- Cá cái: Màu hồng sáng sặc sỡ, vây hậu môn có màu hồng; Bụng tròn mềm đều, da bụng mỏng. Lỗ sinh dục lồi, màu hồng. Dùng que thăm trứng, lấy trứng bỏ vào bát nước trong thấy hạt trứng tròn, đều và rời, màu vàng đậm. Nhân trứng phân cực, đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 1,8 mm.

- Sau khi chọn cá bố mẹ, đưa cá vào bể đẻ đã chuẩn bị sẵn, cho cá nghỉ 10 giờ và tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản.

A B

Hình 2.5. Bể nhốt cá bố mẹ

Kích thích sinh sản.

Thí nghiệm xác định liều LRHa + Dom kích thích sinh sản cá Bỗng được bố trí thành 3 nghiệm thức với 3 liều lượng khác nhau và lặp lại 3 lần cho mỗi nghiệm thức. Số cá cái thí nghiệm của mỗi nghiệm thức là 3 con. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Liều lượng tiêm của mỗi nghiệm thức như sau:

- Tỷ lệ cá đực/cá cái cho đẻ: 1/1

- Sử dụng kích dục tố LHRHa (Luteotropin Releasing Hormoned Analog) kết hợp DOM (Domperidon).

- Liều lượng kích dục tố

+ Cá cái: Tiêm 2 lần, liều lượng tiêm lần 1 bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá, lần 2 tiêm cách lần 1 từ 5 đến 7 giờ với lượng kích dục tố còn lại. Liều lượng tiêm cho cá cái theo 3 công thức sau:

CT1: (30µg LHRHa + 5mg DOM)/kg cá CT2: (40µg LHRHa + 5mg DOM)/kg cá CT3: (50 µgLHRHa + 5mg DOM)/kg cá

+ Cá đực tiêm 1 lần cùng với lần tiêm thứ 2 cho cá cái. Liều lượng tiêm: (8µgLHRHa + 1mg DOM)/1kg cá đực - Vị trí tiêm: ở gốc vây ngực

Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản, cho cá vào các bể có sục khí. Dự đoán thời gian hiệu ứng và theo dõi hoạt động của cá để kiểm tra cho đẻ.

Kiểm tra cá cái trước, đặt ngửa bụng cá và vuốt nhẹ, nếu có trứng chảy ra là có thể tiến hành thu sản phẩm sinh dục và tiến hành thụ tinh.

Hình 2.6. Tiêm kích dục tố cho cá * Thu sản phẩm sinh dục.

Khi cá cái có hiện tượng rụng trứng, tiến hành thu sản phẩm sinh dục của cá cái và cá đực theo trình tự như sau:

- Bắt cá cái đặt nhẹ nhàng trong vải mềm rồi dùng ngón tay cái bịt lỗ sinh dục cá. - Lấy vải mềm quấn thân cá chỉ để hở lỗ sinh dục rồi thấm hết nước ở bụng và đuôi cá. Sau đó, giữ đầu cá hướng lên phía trên, đuôi chúc xuống phía dưới, mở ngón tay bịt lỗ sinh dục cá rồi vuốt nhẹ vào thành bụng để trứng chảy từ từ vào bát khô sạch đã chuẩn bị sẵn. Ðể thuận tiện theo dõi, trứng của mỗi cá cái cho vào 1 bát riêng.

- Ngay sau khi vuốt trứng phải vuốt sẹ vào bát đã có trứng. Thao tác giữ cá đực để vuốt sẹ tương tự như đối với vuốt trứng của cá cái.

* Thụ tinh.

- Lấy lông gà quấy đều trứng và tinh dịch trong khoảng thời gian 2 - 3 phút. - Rửa sạch chất bẩn và chất dính của trứng bằng nước sạch rồi lọc bỏ dần các chất bẩn ra ngoài; thay 2 - 3 lần nước để trứng rời ra trước khi đưa trứng vào khung ấp.

2.2.3.3. Ấp trứng

Ấp trứng trong khung đặt trong bể nước có sục khí: Khung ấp trứng hình vuông hoặc chữ nhật, kích thước 35 x 40 cm hoặc 45 x 50 cm. Khung ấp trứng được làm bằng sắt, đáy khung căng bằng lưới có kích thước mắt lưới 2a = 0,3 mm, đặt trong bể xi măng có diện tích 3m2, mực nước sâu 0,5m, trứng ngập sâu trong nước khoảng 3-5cm.

Sục khí thường xuyên trong bể đảm bảo hàm lượng O2 hoà tan đạt trên 6,0mg/l. Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên loại bỏ trứng hỏng và trứng không thụ tinh tránh hiện tượng nấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt.

Thay nước định kỳ 8h/lần, mỗi lần thay 1/2-2/3 lượng nước trong bể ấp.

A

A

B

2.2.3.4. Ương từ cá bột đến 30 ngày tuổi:

- Ương cá bột trong giai: Giai ương làm bằng lưới xăm nilon, kích thước giai ương: 1 x 2 x 1 m, có mắt lưới 2a = 0,3 mm. Được đặt ngập dưới nước 0,8 m.

- Mật độ: 1.000 con/m2

- Trong 3 ngày đầu, cá bột nằm sát đáy bể ấp sống bằng noãn hoàng; từ ngày thứ 4, cá bột có bóng hơi ngoi lên mặt nước và di chuyển quanh thành bể tìm mồi ăn. Chuyển cá bột ra giai ương.

- Thức ăn dùng trong 10 ngày đầu: lòng đỏ trứng luộc và động vật phù du được rải đều trên mặt giai cho cá ăn.

Lượng cho ăn như sau: Cứ 1 lòng đỏ trứng sử dụng cho 2 vạn cá bột/ngày, ngày cho cá ăn 2 lần.

- Thức ăn dùng 20 ngày tiếp theo:

+ Tuần đầu cho cá ăn bằng đậu tương rang khô được nghiền nhỏ rồi rải đều mặt ao. Lượng thức ăn là 100g/1 vạn cá/ngày; cho cá ăn 2 lần/ngày.

+ Tuần thứ 2 cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein 25 - 30%. Lượng cho ăn là 200 g/1 vạn cá/ngày; cho ăn 2 lần/ngày.

+ Từ tuần thứ 3 trở đi, tiếp tục cho cá ăn loại thức ăn tổng hợp như trên; kết hợp cho ăn thêm rau xanh được băm nhỏ với lượng 0,5 - 0,6 kg rau/1 vạn cá/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá bỗng spinibarbus denticulatus (oshima, 1926) tại quảng bình (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)