3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2. KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ BỐNG
3.2.1. Một số yếu tố môi trường
Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường nước bể lưu giữ cá bố mẹ trong quá trình sinh sản nhân tạo được trình bày ở bảng 3.4.
.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 1 2 3 4 Tỷ lệ t hà nh thục (% ) Tháng Cá cái Cá đực
Bảng 3.4. Một số yếu tố môi trường nước bể lưu giữ cá bố mẹ
Chỉ tiêu
Giá trị
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Dao động Trung bình Dao động Trung bình Dao động Trung bình Nhiệt độ (oC) Sáng 24 - 30 271,64 25 - 29 271,16 24 - 29 261,52 Chiều 27 - 32 291,30 27 - 31 291,00 26 - 32 291,60 pH Sáng 7,5 - 7,9 7,70,10 7,4 – 7,6 7,50,04 7,2 – 7,6 7,40,09 Chiều 7,7 – 8,1 7,90,10 7,5 – 7,8 7,60,08 7,4 – 7,8 7,60,09 DO (mg/l) Sáng 5,0 – 5,7 5,40,14 5,0 – 5,5 5,20,21 4,0 – 4,5 4,20,23 Chiều 5,5– 6,2 6,00,14 5,5 – 6,0 5,70,16 4,6 – 5,3 5,00,24 NH3 (mg/l) 0,03 – 0,03 0,030,00 0,02 – 0,03 0,030,004 0,02 – 0,03 0,030,005
Trong quá trình sinh sản, nhiệt độ nước không cao, dao động từ 24- 32oC, trung bình 26- 29oC. Nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng phù hợp cho quá trình sinh sản của hầu hết các loài cá nhiệt đới [46].
Các yếu tố môi trường nước khác như hàm lượng ôxy hòa tan dao động từ 4,0 – 5,3 mg/lít. pH dao động từ 7,2 - 7,8 và NH3 là 0,02 - 0,03 mg/l đều dao động trong phạm vi thích hợp cho cá sinh sản.
3.2.2. Chọn cá bố mẹ
Việc chọn cá bố mẹ là khâu rất quan trọng, quyết định đến năng suất của quá trình sinh sản, đòi hỏi phải chính xác. Để kiểm tra độ thành thục của cá, cần dựa vào hình thái bên ngoài như độ mềm của bụng hoặc màu sắc và độ phồng của mấu sinh dục. Một giải pháp khác thường áp dụng là dùng que thăm trứng để kiểm tra độ thành thục đối với cá cái và vuốt tinh đối với cá đực.
Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo là những cá thể khoẻ mạnh, không xây xát, dị hình. Cá đực ở hai bên phần trước nắp mang có nốt sần trắng, sờ tay thấy nháp, vuốt nhẹ hai bên bụng về phía hậu môn, có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra. Cá cái có màu hồng sáng sặc sỡ, vây hậu môn có màu hồng. Bụng tròn mềm đều, da bụng mỏng. Lỗ sinh dục lồi, màu hồng. Hạt trứng tròn, đều và rời, màu vàng đậm. Nhân trứng phân cực, đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 1,8 mm.
Việc thăm trứng cá cái được tiến hành bằng cách dùng que thăm trứng, lấy trứng cho vào dung dịch phá màng trứng để kiểm tra độ phân cực của nhân trứng (là dung dịch có chứa 60% cồn ethylic 950, 30% formon 30%, 10% acidacetic đậm đặc) trong
khoảng 5-10 phút, nếu thấy khoảng 1/2 - 2/3 số trứng có nhân lệch về cực động vật thì đó là cá đã thành thục tốt. Các hạt trứng thành thục có màu vàng sáng, các hạt rời nhau, căng tròn, đàn hồi tốt, đường kính trứng thành thục không nhỏ hơn 1,8 mm.
3.2.3. Kết quả kích thích sinh sản
Thí nghiệm thăm dò liều LRHa + Dom để cho đẻ cá Bỗng được tiến hành làm 3 đợt vào các thời gian tương ứng là: đợt 1 ngày 15/03/2016, đợt 2 ngày 01/04/2016 và đợt 3 ngày 14/04/2016. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả kích thích sinh sản cá Bỗng
Nghiệm thức Số cá cái (con) Khối lượng cá cái trung bình (kg/con) Thời gian hiệu ứng (giờ) Tỷ lệ rụng trứng (%) Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) Đường kính trứng (mm) 1 9 3,0 20,2±0,19c 56±14,81a 3797±342a 2- 2,5 2 9 3,1 15,5±0,14b 100±0,00b 4399±280b 2- 2,5 3 9 3,0 15,1±0,11a 100±0,00b 4491±206b 2- 2,5
*Ghi chú: a,b,c Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ký tự viết lên trên giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ( p > 0,05).
Thời gian hiệu ứng
Thời gian hiệu ứng được tính từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá rụng trứng. Theo Nguyễn Tường Anh (1999) [1], liều sơ bộ có tác dụng đưa nhân noãn hoàng di chuyển ra ngoại biên đến sát vi khổng là tình trạng thành thục hoàn toàn của noãn bào sẵn sàng chín và rụng khi được tiêm liều quyết định. Do vậy, liều sơ bộ chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng mà không ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng.
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, kích thích sinh sản cá Bỗng bằng các liều lượng LRHa khác nhau, với nhiệt độ nước trung bình dao động từ 26- 29oCthì thời gian hiệu ứng trung bình của cá ở từng nghiệm thức dao động từ 15,1 – 20,2 giờ, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa cả 3 nghiệm thức.
Cụ thể, nghiệm thức 3 với liều tiêm LRHa 50 μg/kg cá cái có thời gian hiệu ứng nhanh nhất (15,1 giờ) sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và 2. Cá được tiêm liều 40 μg/kg cá cái LRHa có thời gian hiệu ứng 15,5 giờ; cá ở nghiệm thức 1 có thời gian hiệu ứng chậm nhất 20,2 giờ; sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá ở nghiệm thức 2 và 3.
Việc xác định đúng thời gian hiệu ứng từ đó xác định thời điểm cá rụng trứng sẽ có kết quả thụ tinh nhân tạo tốt, bởi sau thời điểm rụng trứng đồng loạt, khả năng thụ tinh của trứng giảm dần và hoàn toàn mất khả năng thụ tinh sau 1,5 - 2 giờ [8].
Tỷ lệ cá rụng trứng
Tỷ lệ rụng trứng của cá ở nghiệm thức 1 thấp hơn và sai khác có ý nghĩa so với nghiệm thức 2 và 3 (p<0,05) qua cả 3 đợt sinh sản. Nghiệm thức 1 với liều lượng LRHa 30µg/kg cá cái cho tỷ lệ rụng trứng trung bình 56% . Trong khi đó, tỷ lệ rụng trứng ở nghiệm thức 2 và 3 là 100% .
Như vậy, có thể nói liều lượng chất kích thích sinh sản sử dụng ở nghiệm thức 1 không đủ để kích thích cá rụng trứng đồng loạt. Đây là hiện tượng thiếu liều trong sinh sản nhân tạo. Nghiệm thức 2 và 3 với liều 40 µg/kg và 50 µg/kg đều cho kết quả sinh sản tốt.
Sức sinh sản thực tế
Sức sinh sản thực tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sinh sản nhân tạo. Dựa vào đó có thể chủ động lập kế hoạch sản xuất phù hợp như xác định lượng cá bố mẹ nuôi vỗ, dự đoán được số lượng cá bột [22].
Qua bảng 3.5 có thể thấy, sức sinh sản thực tế của cá ở nghiệm thức 2 và 3 lần lượt là 4.399 và 4.491 trứng/kg; phân tích Anova cho kết quả là sự sai khác không có ý nghĩa (p>0,05). Sức sinh sản thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (3.797 trứng/kg) với liều lượng LRHa 30µg/kg cá cái, sai khác có ý nghĩa thống kê so với sức sinh sản của cá ở hai nghiệm thức còn lại (p<0,05)
Nhìn chung, sức sinh sản thực tế của cá Bỗng thấp, trung bình dao động từ 3.797- 4.491 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản thực tế của cá Bỗng cũng như các loài cá khác phụ thuộc vào hệ số thành thục của cá cái và liều lượng chất kích thích sinh sản bởi vì trong sinh sản, tỷ lệ rụng trứng cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến số lượng trứng thu được.
Kích thước trứng
Kích thước trứng vuốt từ cá cái để thụ tinh là tương đối đồng đều. Đường kính trứng chín dao động từ 2,0 – 2,5 mm.
Từ các kết quả cho thấy, các chỉ tiêu trong quá trình kích thích sinh sản cá Bỗng đạt được khá cao với tỷ lệ đẻ 56- 100%, sức sinh sản thực tế khoảng 3.797 - 4.491 trứng/kg cá cái và thời gian từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá đẻ là 15,1 – 20,2 giờ. Các chỉ tiêu này cũng cho kết luận, có thể sử dụng LRHa ở các nồng độ 30, 40 và 50 μg/kg cá cái kết hợp với Dom để kích thích sinh sản nhân tạo cá Bỗng. Trong đó, liều 40 và 50 μg/kg LRHa ở nghiệm thức 2 và 3 cho tỷ lệ đẻ và sức sinh sản cao hơn so với nghiệm thức còn lại, sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
3.3. ẤP TRỨNG
Ấp trứng trong khung đặt trong bể nước có sục khí: Khung ấp trứng hình vuông hoặc chữ nhật, kích thước 35 x 40 cm hoặc 45 x 50 cm. Khung ấp trứng được làm bằng sắt, đáy khung căng bằng lưới có kích thước mắt lưới 2a = 0,3 mm, đặt trong bể xi măng có diện tích 03m2, mực nước sâu 0,5m, trứng ngập sâu trong nước khoảng 3- 5cm. Sục khí thường xuyên trong bể đảm bảo hàm lượng O2 hoà tan đạt trên 6,00mg/l. Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên loại bỏ trứng hỏng và trứng không thụ tinh tránh hiện tượng nấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt. Thay nước định kỳ 8h/lần, mỗi lần thay 1/2-2/3 lượng nước trong bể ấp.
Trong quá trình ấp trứng, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: thời gian nở, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và năng suất cá bột.
Trứng sau khi thụ tinh ở mỗi nghiệm được cho vào dụng cụ ấp, ấp riêng biệt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, cùng một hệ thống ấp. Trong quá trình ấp trứng, nhiệt độ nước dao động trung bình trong khoảng 26-29oC, được theo dõi thường xuyên 2 giờ/lần. Kết quả ấp trứng được trình bày qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả ấp trứng cá Nghiệm thức Nhiệt độ (oC) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Thời gian nở (giờ) Năng suất cá bột (con/kg cá cái) 1 26-29 76,6 ± 1,56a 74,1±1,14a 70-72 2188±136,41a 2 26-29 82,7 ± 1,10b 81,1±1,77b 70-72 2938±33,82b 3 26-29 84,6 ± 1,92b 75,9±1,05a 70-72 2876±19,77b
*Ghi chú: a, b Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ký tự viết lên trên giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ( p > 0,05).
Thời gian nở
Thời gian nở của trứng cá sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước, hàm lượng oxy hòa tan và dòng chảy của nước. Trong đó, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến thời gian nở của trứng. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển phôi càng ngắn và ngược lại [2], [9].Nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của phôi và thời gian nở của trứng cá dao động từ 28 – 32oC [47].
Trong nghiên cứu này, trứng cá Bỗng được ấp trong điều kiện nhiệt độ dao động trung bình từ 26-29oC, thời gian nở dao động từ 70 đến 72 giờ ở tất cả các nghiệm thức.
Tỷ lệ thụ tinh
Theo Nguyễn Tường Anh (2005). Tỉ lệ thụ tinh cho phép đánh giá chất lượng tinh dịch, chất lượng trứng cũng như thao tác kỹ thuật gieo tinh. Trong thí nghiệm các nghiệm thức sử dụng cùng một dung dịch bảo quản chứa tinh, các thao tác kỹ thuật đều chuẩn.
Thời điểm tính tỷ lệ thụ tinh được tính từ thời gian trứng phát triển đến giai đoạn phôi vị. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thụ tinh được tính sau khoảng 7 giờ từ khi trứng thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm sinh dục, hình thức sinh sản, yếu tố môi trường. [1]. Trứng thu đúng thời điểm rụng đồng loạt, kích cỡ đồng đều đạt độ lớn tối đa thì tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cao [4].
Theo kết quả ở bảng 3.6, tỷ lệ thụ tinh sử dụng LRHa liều 30 μg/kg cá cái có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất (76,6%) sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với liều 40 và 50μg/kg cá cái (trung bình 82,7% và 84,6%). Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) của tỷ lệ thụ tinh giữa các nghiệm thức 2 và 3 với liều tiêm 40 và 50μg/kg cá cái.
Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở của nghiệm thức 2 cao hơn (trung bình 81,1%) có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và 3. Nghiệm thức 1 và 3 có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) (trung bình 74,1% và 75,9%).
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá Bỗng khi kích thích sinh sản nhân tạo bằng LRHa cao có thể do cá bố mẹ được nuôi vỗ tốt. Hơn nữa, chất lượng trứng và tinh trùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phôi và ấu trùng (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Ngoài ra yếu tố môi trường ấp trứng (nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan) cũng tạo điều kiện cho sự phát triển tốt của phôi cá.
Năng suất cá bột
Năng suất ra bột ở liều tiêm 30μg LRHa/kg cá cái đạt 2.188 con/kg cá cái, thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hai liều 40 và 50μg LRHa/kg cá cái (2.938 và 2.876 con/kg cá cái). Nghiệm thức 2 và 3 sử dụng liều tiêm 40 và 50μg LRHa/kg cá cái cho năng suất cá bột có sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Thời gian hiệu ứng ở các lô thí nghiệm nhanh nhất ở liều 50μg LRHa + 5mg Dom/kg cá cái và chậm nhất ở liều 30μg LRHa + 5mg Dom/kg cá cái chứng tỏ liều lượng thuốc càng cao thì thời gian hiệu ứng càng nhanh. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ nở và năng suất cá bột ở liều 50μg LRHa + 5mg Dom/kg cá cái không đạt tỷ lệ cao nhất. Điều này xảy ra có khả năng do liều lượng thuốc cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sinh dục.
Từ những phân tích trên cho thấy, kích thích sinh sản cá Bỗng bằng LRHa + Dom với liều 40µg + 5mg Dom có hiệu quả cao nhất với sức sinh sản thực tế là 2.938 trứng/kg cá cái, tỉ lệ thụ tinh 82,7%, tỉ lệ nở 81,1% và thời gian hiệu ứng thuốc là 15,5 giờ; thời gian cá nở dao động từ 70 – 72 giờ.
3.4. ƯƠNG CÁ BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI
Cá bột sau khi nở, hết noãn hoàng được đưa ra ương lên thành cá hương trong giai làm bằng lưới xăm, kích thước 1x2x1m, mật độ ương 1000 con/m2.
10 ngày đầu, cá được cho ăn lòng đỏ trứng và động vật phù du; 20 ngày tiếp theo cho ăn đậu tương nghiền và thức ăn tổng hợp.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu ương được thể hiện tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả ương cá bột đến 30 ngày tuổi
Ngày ương Chiều dài trung bình (cm/con) Trọng lượng trung bình (g/con) Tỷ lệ sống Ban đầu 0,56±0,002 0,007±0,001 10 ngày 1,51±0,026 0,066±0,009 20 ngày 2,34±0,016 0,124±0,002 30 ngày 2,73±0,018 0,180±0,005 68,9±1,30
Kết quả ương tại bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.3 a và b cho thấy chiều dài và trọng lượng của cá Bỗng bột tăng đều qua từng đợt kiểm tra.
Vào thời điểm bắt đầu đem ương, cá bột có chiều dài trung bình đạt 0,56 cm/con và trọng lượng trung bình 0,007 g/con. Sau 10 ngày ương, cá tăng trưởng khá nhanh, đạt trung bình 1,51 cm/con và 0,066 g/con. Đây là giai đoạn cá bột có mức tăng trưởng nhanh nhất so với 20 ngày ương còn lại.
Vào đợt kiểm tra cá thứ 2 ở ngày ương 20, cá đạt chiều dài trung bình 2,34 cm/con và trọng lượng 0,124 g/con. Cho đến cuối đợt ương, cá có chiều dài trung bình 2,73cm/con và trọng lượng trung bình đạt 0,18 g/con.
Khả năng tăng trưởng của cá ở 20 ngày ương sau tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn 10 ngày ương đầu, cho thấy thời gian đầu khả năng hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn của cá tốt hơn so với thời gian sau.
A
B
Hình 3.4. Tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của cá bỗng bột
(A) Tăng trưởng trọng lượng (B) Tăng trưởng chiều dài
Tỷ lệ sống của cá được xác định khi kết thúc đợt ương, từ số liệu trong bảng 3.7 có thể thấy cá ương có tỷ lệ sống khá cao (68,9%) cá kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn và bắt mồi tốt, cho thấy cá thích nghi tốt với môi trường thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Cá Bỗng hoàn toàn có thể thành thục sinh dục trong ao đất với điều kiện nuôi ở tỉnh Quảng Bình, thức ăn tổng hợp, ngô hạt nảy mầm và thức ăn xanh.