3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu tại
huyện A Lưới.
- Các hộ gia đình, cá nhân có thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện A Lưới.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đề tài nghiên cứu: trong nghiên cứu này đề tài chỉ tập trung đi vào nghiên
cứu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho hộgia đình, cá nhân lần đầu. - Phạm vi thời gian: từ 01/7/2014 đến 31/12/2017. - Phạm vi không gian: địa bàn huyện A Lưới.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện A Lưới.
- Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng đất huyện A Lưới.
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu tại huyện A Lưới giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận trong thời gian tới.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
2.3.1.1. Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện A Lưới. Các phòng, ban chức năng của huyện như: Phòng Tài nguyên và Môi
- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện A Lưới để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai cụ thể: số liệu về đăng ký biến động đất đai, số liệu về cấp Giấy chứng
nhận lần đầu từ 01/ 7/ 2014 đến 31/12/ 2017.
- Từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện: thu thập số liệu về tình hình quản lý,
sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai .
- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Trên cơ sở các số liệu đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.3.1.2. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra phỏng vấn của hộ gia đình, cá nhân, số
phiếuđiều tra được tính toán bởi công thức chọn mẫu của Slovin (1960):
n =
Trong đó:
N = 17.748 hộ cần cấp giấy chứng nhận, e= 10%. Kết quả tổng số hộ điều tra là 99 hộ.
Nội dung chính của phiếu điều tra là: (1)Thông tin về chủ hộ;
(2)Thông tin về diện tích và tình trạng pháp lý của thửa đất;
(3)Thông tin về việc đã đăng ký, cấp GCNQSDĐ hay chưa, nguyên nhân;
(4)Mức độ hài lòng của chủ hộ về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
(5)Đề xuất kiến nghị của gia đình về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
2.3.1.3. Phương pháp so sánh:
So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện
cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền
2.3.2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu
Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.
Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợptheo các chuyên đề cụ thể.
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp này để sắp xếp các số liệu thu thập được theo các nhóm, các tiêu chí nhất định của mục đích nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Excel để nhập và thống kê số liệu.
Phương pháp minh họa bằng bản đồ và hình ảnh
Trong đề tài có sử dụng các hình ảnh minh họa từ bản đồ, ảnh chụp bản đồ để
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN A LƯỚI3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có
84 km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước bạn Lào.
Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00’00” - 16016’30” vĩ độ Bắc và 1070 00’00’’ - 107030’00’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông
(Thừa Thiên Huế);
- Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào); - Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới)
3.1.1.2. Địa hình
Địa bàn huyện A Lưới nằm trong vùng núi thấp Tây Trị Thiên thuộc dãy
Trường Sơn Bắc và được ngăn cách với vùng núi thấp Tây Quảng Bình bằng khu vực
sụt lún, dấu vết đứt gãy kiến tạo lớn. A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung
bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện A Lưới là 500 - 1.000 m, trong đó có một số đỉnh cao vượt trên 1400 m như: động
Ngại (1.774 m), động A So (1.528 m), động A Nô (1.485 m). Do kết quả vận động
kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 - 4 km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là
khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của
miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: khí hậu duyên hải Bắc
Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn. Các yếu tố khí tượng trung bình năm ở trạm khí tượng A Lưới, số liệu năm 2011:
- Nhiệt độ trung bình năm 2014 là 22,50C, từ năm 2007 đến 2014 không có năm
nào nhiệt độ tăng trên 230C và giảm dưới 210C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 với 18,50C và cao nhất là tháng 06 với 26,10C, ta có thể thấy biên độ nhiệt dao động nhỏ. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho địa phương này.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 3.364,5 mm, tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng 10 (1.004,6 mm), tháng 02 ít mưa nhất (17,5 mm), huyện là một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh và vùng còn lại là huyện Nam Đông. Trong năm có 218 ngày mưa, đặc trưng khí hậu nơi đây có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn (từ tháng 06 đến tháng 01 năm sau). Tháng 05, 06, 07 buổi chiều hay có mưa dông tạo độ ẩm
không khí khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Độ ẩm: độ ẩm không khí năm 2014 là 90,1%. Những tháng có độ ẩm cao nhất
là các tháng 01, 10, 11, 12 với chỉ số cao nhất 96% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 6 với chỉ số 86%. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát mùa đông hơi lạnh.
- Số giờ nắng: số giờ nắng trong năm 1.695 giờ/năm. Theo số liệu từ 2005 đến
nay số giờ nắng cao thường diễn ra vào tháng 06, tháng 07; năm 2014 tháng có số
giờ nắng cao nhất là tháng 06 (216 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (34 giờ).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 889 mm chiếm 27,1% tổng lượng mưa cả năm.
- Gió: hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió
Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau thường kèm theo mưa và
dông bão. Gió Tây Nam di chuyển từ Lào sang, hoạt động từ tháng 4-8 thường khô
nóng. Tốc độ gió trung bình từ 1,6-3,6 m/s.
A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều
thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, ẩm độ... rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 11%, trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp, tăng 8%; Công nghiệp, xây dựng, TTCN, tăng 9%; Dịch vụ, tăng 22%.
- Dự ước đến 31/12/2017, có 14/18 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch, 04/18
chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch, cụ thể:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất, đạt 11/15%;
+ Thu nhập bình quân đầu người, đạt 21/23 triệu đồng;
+ Tổng diện tích gieo trồng, đạt 6.095/6.488 ha; + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đạt 1,64/1,51% [11].
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực,
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy tỉnh Thừa
Thiên - Huế phát triển. Có được thành quả trên là nhờ tốc độ đầu tư tăng nhanh, tập trung vào các chương trình dự án trọng điểm, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, chỉnh trang
thị trấn và vùng phụ cận, diện mạo thị trấn và các xã ngày càng khởi sắc.
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1.3.1. Khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản
* Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.395/18.000 tấn, đạt 102,2% so với kế hoạch, giảm 45,8 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác
tích ngô: 1.014 ha (lớn nhất toàn tỉnh), năng suất 53,4 tạ/ha; cây mùa vụ khác 627 ha. Diện tích cây cao su toàn huyện đạt 1.250,9 ha, diện tích đưa vào khai thác là 470 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ mủ đông/ha/năm, sản lượng đạt 836,6 tấn mủ đông;
tổng giá trị đạt 11,7 tỷ đồng,thu nhập người trồng cao su đạt 25,2 triệu đồng/ha/năm;
* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đạt 45.251 con, đạt 91,4% kế hoạch, giảm 1.409
con so với năm 2016. Tuy nhiên, đàn bò tăng 929 con so với năm 2016 với số lượng 10.431 con (trong đó đã giết thịt trong năm 2017 là 1.208 con). Tổng đàn gia cầm đạt 301.746 con. Trong năm, trên địa bàn toàn huyện chỉ xảy ra dịch bệnh lở mồm long
móng cục bộ và đã kịp thời khống chế, dập tắt.
* Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 267,2 ha, giảm 57,8 ha so với năm 2016, năng suất ước đạt 3,2 tấn/ha, cho sản lượng 875 tấn, trong đó khai thác từ lòng hồ thủy điện khoảng 20 tấn.
Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng đầu tưthâm canh, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất tập trung gắn với
nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng
nông thôn mới, cải thiện môi trường sản xuất, sinh hoạt và không ngừng nâng cao đời
sống của dân cư nông thôn, tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp [11].
3.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng - giao thông vận tải
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,6%/năm. Nhà máy gạch Tuynel (công suất 10 triệu viên/năm), dây chuyền sản xuất gạch không nung (gạch Bloc), nhà máy chế biến viên nén gỗ, nhà máy chế biến tinh bột sắn triển khai tích cực. Hạ tầng Cụm công nghiệp-TTCN A Co
(giai đoạn 1) từng bước đầu tư hoàn thiện. Phát triển các ngành nghề thủ công, truyền
thống như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, rèn, mộc, nề, đan lát, chổi đót… Từng bước phục hồi và khuyến khích phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác có sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 131.459 triệu đồng, trong đó: đã bố trí
93.720 triệu đồng, giải ngân 76.528 triệu đồng, đạt 82% kế hoạch vốn.
Giao thông vận tải, quản lý đô thị:Trong những năm vừa qua ngành vận tải ô tô
phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Số xe tăng hàng năm từ 5-10% tùy theo chủng loại xe, trên địa bàn có khoảng 109 xe hoạt động vận tải, trong đó kinh
tế tư nhân là 63 chiếc, kinh tế cá thể là 39 chiếc. Chất lượng phương tiện đã được cải
thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác và sử dụng, dịch vụ vận tải được
nâng lên rõ rệt. Sản lượng vận chuyển hàng hóa và doanh thu tăng là do các công trình
các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh cá thể đều có phương tiện vận tải để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh.
3.1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Dịch vụ, thương mại ở huyện A Lưới cũng đang phát triển rất khả quan, đạt giá
trị 493,040 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2014, đây là khu vực kinh tế chiếm tỷ
trọng thấp nhất trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay khu vực dịch vụ thương mại đang
phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng
dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống dịch vụ phân phối hàng
hoá ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, phục vụ tốt nhu cầu cho người dân và du khách trên địa bàn.
Ngoài ra, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống văn hóa độc đáo
của các tộc người thiểu số tại chỗ và sự đầu tư phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hút khách đến tham quan như suối nước nóng A Roàng, làng Việt Tiến – A Nôr, đồi A
Bia, chứng tích sân bay A So, du lịch cộng đồng A Ka 1 – A Chi (A Roàng), A Hưa
(Nhâm). Hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm Thông tin du lịch huyện, xúc tiến và kêu gọi đầu tư một số hạng mục tại điểm du lịch sinh thái A Nôr (Hồng Kim).
3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
3.1.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện gồm 20 xã và một thị trấn, có đô thị duy nhất đó là thị trấn A Lưới thuộc đô thị loại V. Dân số đô thị là 7.219 người chiếm 15,28% tổng số dân, diện tích đất đô thị là 14,20 km2, mật độ dân cư đô thị 508,4 người/km2năm 2014 tăng 1,09 lần so với năm 2014 (là 466 người/km2). Dân cư sống ở đây đa số là người kinh phát triển kinh tế
chủ yếu dựa vào lĩnh vực thương mại dịch vụ.