Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1.3.1. Khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản

* Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.395/18.000 tấn, đạt 102,2% so với kế hoạch, giảm 45,8 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác

tích ngô: 1.014 ha (lớn nhất toàn tỉnh), năng suất 53,4 tạ/ha; cây mùa vụ khác 627 ha. Diện tích cây cao su toàn huyện đạt 1.250,9 ha, diện tích đưa vào khai thác là 470 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ mủ đông/ha/năm, sản lượng đạt 836,6 tấn mủ đông;

tổng giá trị đạt 11,7 tỷ đồng,thu nhập người trồng cao su đạt 25,2 triệu đồng/ha/năm;

* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đạt 45.251 con, đạt 91,4% kế hoạch, giảm 1.409

con so với năm 2016. Tuy nhiên, đàn bò tăng 929 con so với năm 2016 với số lượng 10.431 con (trong đó đã giết thịt trong năm 2017 là 1.208 con). Tổng đàn gia cầm đạt 301.746 con. Trong năm, trên địa bàn toàn huyện chỉ xảy ra dịch bệnh lở mồm long

móng cục bộ và đã kịp thời khống chế, dập tắt.

* Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 267,2 ha, giảm 57,8 ha so với năm 2016, năng suất ước đạt 3,2 tấn/ha, cho sản lượng 875 tấn, trong đó khai thác từ lòng hồ thủy điện khoảng 20 tấn.

Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng đầu tưthâm canh, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất tập trung gắn với

nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng

nông thôn mới, cải thiện môi trường sản xuất, sinh hoạt và không ngừng nâng cao đời

sống của dân cư nông thôn, tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp [11].

3.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng - giao thông vận tải

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,6%/năm. Nhà máy gạch Tuynel (công suất 10 triệu viên/năm), dây chuyền sản xuất gạch không nung (gạch Bloc), nhà máy chế biến viên nén gỗ, nhà máy chế biến tinh bột sắn triển khai tích cực. Hạ tầng Cụm công nghiệp-TTCN A Co

(giai đoạn 1) từng bước đầu tư hoàn thiện. Phát triển các ngành nghề thủ công, truyền

thống như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, rèn, mộc, nề, đan lát, chổi đót… Từng bước phục hồi và khuyến khích phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác có sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 131.459 triệu đồng, trong đó: đã bố trí

93.720 triệu đồng, giải ngân 76.528 triệu đồng, đạt 82% kế hoạch vốn.

Giao thông vận tải, quản lý đô thị:Trong những năm vừa qua ngành vận tải ô tô

phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Số xe tăng hàng năm từ 5-10% tùy theo chủng loại xe, trên địa bàn có khoảng 109 xe hoạt động vận tải, trong đó kinh

tế tư nhân là 63 chiếc, kinh tế cá thể là 39 chiếc. Chất lượng phương tiện đã được cải

thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác và sử dụng, dịch vụ vận tải được

nâng lên rõ rệt. Sản lượng vận chuyển hàng hóa và doanh thu tăng là do các công trình

các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh cá thể đều có phương tiện vận tải để phục vụ

cho hoạt động kinh doanh.

3.1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Dịch vụ, thương mại ở huyện A Lưới cũng đang phát triển rất khả quan, đạt giá

trị 493,040 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2014, đây là khu vực kinh tế chiếm tỷ

trọng thấp nhất trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay khu vực dịch vụ thương mại đang

phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng

dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống dịch vụ phân phối hàng

hoá ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, phục vụ tốt nhu cầu cho người dân và du khách trên địa bàn.

Ngoài ra, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống văn hóa độc đáo

của các tộc người thiểu số tại chỗ và sự đầu tư phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hút khách đến tham quan như suối nước nóng A Roàng, làng Việt Tiến – A Nôr, đồi A

Bia, chứng tích sân bay A So, du lịch cộng đồng A Ka 1 – A Chi (A Roàng), A Hưa

(Nhâm). Hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm Thông tin du lịch huyện, xúc tiến và kêu gọi đầu tư một số hạng mục tại điểm du lịch sinh thái A Nôr (Hồng Kim).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)