Đánh giá chung về điều kiện, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện, kinh tế xã hội

3.1.6.1. Thuận lợi

Huyện A Lưới được tỉnh chú trọng đầu tư để trở thành vùng kinh tế trọng điểm

phía tây. Có cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai tạo thuận lợi trong giao thương với nước CHDCND Lào. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát

triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp lâu năm, những vùng đất trống, đồi núi trọc được đầu tư, cải tạo để trồng rừng kinh tế.

Trong 10 năm trở lại đây kinh tế - xã hội chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ

trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm trên 60% GDP, trong xã hội đã phát triển kinh tế nhiều thành phần nhờ vậy nhiều điểm công nghiệp mọc lên, thương

mại phát triển sôi động. Với nhiều di tính danh thắng đẹp, tài nguyên nhân văn đa

dạng là điều kiện để phát triển du lịch. Nhiều điểm du lịch được đầu tư để đưa vào

khai thác trong thời gian tới, tiềm năng du lịch được đánh thức đời sống người dân

cải thiện đáng kể. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trên địa bàn.

3.1.6.2. Khó khăn

Tuy thời tiết khí hậu thuận lợi nhưng bên cạnh đó những hiện tượng bất thường

của thời tiết cũng thường xuyên diễn ra, đặc biệt trên địa bàn huyện A Lưới thường có gió Tây Nam đến sớm với cường độ mạnh, diện tích rừng trồng tập trung có nguy cơ

cháy rất cao.

Đất đai canh tác không đúng quy trình cộng với địa hình dốc làm độ phì bị

giảm cạn kiệt, hiện tượng xói mòn trơ sỏi đá xảy ra ngày càng lớn, đòi hỏi phải có

những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo vệ tài nguyên đất đai của vùng tốt hơn. Giao thông tuy được đầu tư nhưng do đường núi quanh co, khó đi lại, khó vận

chuyển hàng hóa, khoảng cách với Thành phố Huế là khá xa.

Là địa bàn kém thu hút đầu tư nhất trong toàn tỉnh nên vấn đề huy động vốn

gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển phụ thuộc chủ yếu vào vốn ngân sách cấp.

Một nguồn rất quan trọng, đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) huyện không thu hút được đây là một khó khăn lớn.

Vậy để phát triển A Lưới thành một đô thị sầm uất của vùng núi cao biên giới,

cần nhanh chóng hình thành các điểm dân cư, phát triển dịch vụ đa dạng, xây dựng kết

cấu hạ tầng tốt, mở rộng lưu thông tuyến cửa khẩu Thừa Thiên Huế - Sa La Van -

SêKông, định canh định cư cho các dân tộc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)