3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.4. Đánh giá kết quả đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận tại huyệ nA Lưới
Từ kết quả phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng công tác kê khai đăng ký, cấp
giấy chứng nhận trên địa bàn huyện A Lưới được sự quan tâm, đặc biệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Trước khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, trên địa bàn huyện A Lưới đã cơ bản hoàn thành công tác kê khai đăng ký trên địa bàn 20 xã, thị
trấn. Sau khi có luật đất đai 2013, Văn phòng Đăng ký đấtđai tỉnh Thừa Thiên Huế
được thành lập theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, bắt đầu hoạt động từ ngày 14/3/2016, là cơ quan dịch vụ công, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và bản đồ
về sử dụngđất, quản lý hồ sơ địa chính về quản lý và sử dụng đất. Từ đây công tác cấp
giấy chứng nhận lần đầu đượcxem như một nhiệm vụ chính trị có kế hoạch hàng năm
theo chỉ tiêu của huyện ủy, UBND huyện.
Do đó,Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện A Lưới xây dựng kế hoạch riêng cho công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận lần đầu hàng năm và đảm bảo hoàn thành kế hoạch. Để đạt
được điều này đội ngũ cán bộ công chức địa chính thị trấn, xã, chuyên viên, nhân viên
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện A Lưới và chuyên viên Phòng Tài
nguyên và Môi trường đã từng bước kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cơ bản đáp ứng với yêu cầu công việc.
Cùng với đó do lịch sử quản lý đất đai và nhà ở tại huyện A Lưới rất phức tạp.
Rất nhiều trường hợp chủ sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ do giao trái thẩm
quyền, đa số chủ sử dụng đất không còn giữ được giấy tờ giao đất, biên lai, phiếu thu
tiền, các loại giấy tờ nộp tiền, đất lấn chiếm, đất không rõ nguồn gốc, để được sử
dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Vì thế khi lập, thẩm định hồ sơ gặp rất
nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, kéo dài thời gian xác minh, kiểm tra hồ sơ lưu
trữ. Đây là một cản trở lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân là do tình trạng mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra thường xuyên mà đa phần là chuyển nhượng trao tay nhiều chủ sử dụng nên không giữ được giấy tờ gốc tại thời điểm chủ đầu tiên bắt đầu sử dụng đất. Nếu có thì do hồ sơ kê khai đã cách khá lâu nên luôn có những thông tin mới biến động, khiến cho hồ sơ kê khai bị lạc hậu, phải bổ sung thay đổi thông tin. Nguyên nhân này cũng làm mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị
xây dựng, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, gây khó khăn cho việc thực hiện đúng tiến độ
cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, nhìn chung về phía cơ quan nhà nước, Đảng uỷ xã, Ủy ban nhân dân
xã, cán bộ công chức địa chính còn cầu toàn, sợ trách nhiệm, ngại va chạm, ngại khó nên chưa giám mạnh dạn xác nhận hồ sơ, chưa thực sự tích cực triển khai công việc. Nguyên nhân chính là do chủ hộ không có hồ sơ gốc, cán bộ cơ sở thường không nắm
chắc được nguồn gốc nhà đất, không có hồ sơ lưu trữ do đất giao trái thẩm quyền, thông thường UBND các xã, tổ chức, cụm dân cư, người giao đất thời điểm trước, các
nhiệm kỳtrước đây thường muốn che dấu hồ sơ, nên khi hết nhiệm kỳ cán bộ nghỉ chế độ thì hồ sơ cũng không còn lưu trữ. Chính quyền các xã, thị trấn, cán bộ địa chính cơ
sở còn thiếu nhiệt tình với công việc, ngại học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu
linh hoạt khi xử lý hồ sơ.
Về phía người dân đa số là đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa thực sự coi
trọngcông tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận
Đội ngũ cán bộ địa chính cho công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận còn thiếu
và yếu.
Thiếu ở chỗ là: số lượng cán bộ còn ít, cán bộ công chưcđịa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận như: hoà
giải tranh chấp, giải phóng mặt bằng, phối hợp xử lý vi phạm đất đai, ....
ký còn nhiều sai sót, chất lượng kém.
Nhiều công chức địa chính chưa thực sự nắm vững được các chính sách liên
quan đến việc cấp giấy chứng nhận nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không chịu
tiếp thu, học hỏi. Hơn nữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thường có nhiều biến động sau mỗi kỳ luân chuyển cán bộ hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân. Do đó cán bộ
không nắm vững được tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở dẫn đến lúng túng trong
công tác.
Thêm vào đó tinh thần trách nhiệm phục vụ dân, ý thức làm việc của đội ngũ
cán bộ công chứcđịa chính còn kém, phổ biến tình trạng trì trệ kém linh hoạt.
Ngoài những khó khăn và hạn chế nêu trên thì huyện A Lưới cũng đã đạt lược
những thành tựu trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận lầu đầu cho hộ gia tình cá nhân.
Hoàn thành công tác kê khai đăng ký trên địa bàn toàn huyện giúp cho công tác quản lý hồ sơ cũng như nguồn gốc sử dụng đất được rõ ràng. Ngoài những thửa đất bị vướng mắc trong quá trình xét cấp giấy, thì những thửa đất đủ điều kiện thường xuyên
được rà soát và xét cấp giấy chứng nhận, đối với những thửa đất chưa đủ điều kiện cấp
giấy cũng đã được UBND xã, thị trấn xét duyệt nguồn gốc cụ thể và được Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đấtđai phân loại và lưu giữ đúng quy định, thuận lợibcông tác rà soát hồ sơ khi chính sách pháp luật về đất đai thay đổi tác động trực tiếp đến công tác
cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Cùng với việc Luật đất đai 2013 được ban hành, Văn phòng đăng ký đất đai
một cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được hình thành. Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất các huyện, thị xã, thành phốtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếđược tách khỏi phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thành phố và chuyển thành các Chi nhánh của Văn lòng Đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này làm thay đổi rất
nhiều đến hoạt động Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên do mô hình Văn phòng đăng ký một cấp trước đó đã được thí điểm thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh là Hà Nam, Đã Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai từ năm 2012,theo đó thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận lần đầu vẫn được giao cho UBND huyện do đó việc thành lập Văn phòng Đăng ký một cấp không làm ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận
lần đầu trên địa bàn huyện A Lưới.
3.3.5. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận tại huyện A Lưới
Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy định đã được Luật Đất đai 2013 quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất. Theo Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh
về việc công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết
của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ
cấp GCNQSDĐ đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực. Một số đơn vị xử lý
công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại nhiều lần gây lãng phí về kinh
phí và thời gian của nhà nước kể cả của người dân. Sự phối hợp giữa cơ quan chuyên
môn của huyện với UBND xã, thị trấn còn hạn chế, bị động làm ảnh hưởng đến quá
trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ.
Bảng 3.8. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ tại huyện A Lưới
TT Đơn vị Số hộ điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Nhanh Bình thường Chậm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn A Lưới 25 15 60,0 7 28,0 3 12,0 2 Xã Phú Vinh 21 12 57,1 8 38,1 1 4,8 3 Xã Sơn Thủy 18 11 61,1 5 27,8 2 11,1 4 Xã A Ngo 35 25 71,4 8 22,9 2 5,7 Tổng cộng 99 63 63,6 28 28,3 8 8,1
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2018)
Qua kết quả điều tra ở Bảng 3.8 cho thấy, có 8,1% số người được điều tra cho
rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chậm so với phiếu yêu cầu trả kết
quả, 28,3% số người được điều tra cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp
CNQSDĐ trung bình và 63,6% số người được điều tra cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ nhanh hơn so với quy định.
*. Thông tin về số hộ được cấp và chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Qua khảo sát, số hộ được cấp GCNQSDĐ là 94 hộ, số hộ chưa được cấp là 05 hộ. SO sánh các số liệu cho thấy:
Phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn huyện đã được cấp giấy chứng nhận,
chiếm tỷ lệ cao là 95%. Số lượng người chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ
lệ thấp, chỉ chiếm 5%. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn
gốc sử dụng đất không rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý để chứng minh; tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình do phân chia tài sản thừa kế .
*. Ý kiến của các hộ gia đình về tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
hiện nay
Qua số liệu điều tra cho thấy:
Phần lớn ý kiến của người dân đều đồng ý với chính sách pháp luật đất đai của nhà nước, có 87 phiếu chiếm tỷ lệ 87,9%.
Còn lại 12 phiếu chưa thực sự đồng tình, chiếm tỷ lệ 12,1% với các ý kiến khác nhau như: Yêu cầu về chính sách thuế cho phù hợp, các loại giấy tờ để công nhận hạn mức đất ở, cần phải tuyên truyền sâu rộng chính sách đất đai trong nhân dân qua nhiều
hình thức như báo đài, phát tờ rơi, triển khai lồng ghép trong các cuộc họp của khu dân cư, thôn, xã...