PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

2.4.1.1. Số liệu, tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ UBND huyện, các phòng, ban, ngành có liên quan của huyện Xuân Lộc... các tài liệu này bao gồm:

- Thu thập các văn bản liên quan đến đất đai, hệ thống các văn bản luật và dưới luật, các chương trình, nghị quyết, quyết định của Trung ương, tỉnh, thành phố có liên quan.

- Các báo cáo, tài liệu liên quan của huyện giai đoạn 2014-2017. - Các công trình đã nghiên cứu.

- Các tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan.

2.4.1.2. Số liệu, tài liệu sơ cấp

Được thu thập từ những người sử dụng đất đã có giao dịch chuyển nhượng, chuyển mục đích, được giao đất... và từ các đối tượng có liên quan thông qua các báo cáo hàng tháng, hàng quí và từng năm.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp thông tin như: - Bảng thống kê: sử dụng để đánh giá, so sánh, đối chiếu số liệu.

- Biểu đồ, hình vẽ: Sử dụng các loại biểu đồ, hình vẽ để minh họa kết quả nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin

Trong nghiên cứu này, dự kiến sử dụng phương pháp phân tích thông tin là: Phương pháp phân tích xu hướng phát triển của hiện tượng (như xu hướng tăng quỹ đất phi nông nghiệp, xu hướng tăng nguồn thu ngân sách...).

Đồng thời cũng sử dụng các phần mềm tin học như Excel và các phần mềm chuyên môn như phần mềm Quản lý đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN XUÂN LỘC XUÂN LỘC

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới Huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán.

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. - Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây giáp Thị xã Long Khánh.

Toàn Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 01 thị trấn và 14 xã. Diện tích tự nhiên toàn Huyện 72.486,4 ha, dân số năm 2017: 237.473 người, mật độ dân số 328 người/km2. Huyện có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm Huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bên cạnh những lợi thế thì vị trí địa lý của Huyện cũng có những bất lợi thế như: Nằm ở vị trí cửa ngõ nên nảy sinh nhiều phức tạp trong quản lý trật tự xã hội; kiểm soát lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi vận chuyển gia súc, gia cầm từ bên ngoài vào Tỉnh; cạnh tranh trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ không cao do bị phân tán bởi nhiều khu công nghiệp ở các huyện khác của Tỉnh như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Long Khánh, Biên Hòa… nên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Có 2 dạng địa hình chính: là núi, đồi thoải lượn sóng.

- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6-7% tổng diện tích toàn Huyện, trong đó lớn nhất là Núi Chứa Chan, với độ cao 837m, tuy không thích hợp cho bố trí công nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm năng về phát triển du lịch và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quốc phòng. Ngoài

Núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như: Núi Mây Tàu, Núi Sa Bi, Núi Bà Sót, Núi Hok,...

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% tổng diện tích toàn Huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 8o, Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm và cho xây dựng các công trình phi nông nghiệp. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần chú trọng biện pháp bảo vệ để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau :

- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154-158 Kcal/cm2-năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7-6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và cao đều quanh năm, (trung bình 25,4 o

C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271 oC/năm ). Hầu như không có những thiên tai như : bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956-2.139 mm/năm), có xu thế giảm dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất vụ màu thứ 2 thường thấp. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế:

- Giá trị sản xuất (giá SS 2010) năm 2017 ước đạt 18.212,0 tỷ đồng, tăng 1.263,2 tỷ đồng (đạt 107,45%) so với năm 2016 (16.948,8 tỷ đồng). Trong đó:

+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 đạt 10.931,6 tỷ đồng, tăng 845,6 tỷ đồng (đạt 108,39%) so với năm 2016 (10.086,0 tỷ đồng).

+ Giá trị dịch vụ và các ngành khác năm 2017 đạt 1.255,7 tỷ đồng, tăng 184,3 tỷ đồng (đạt 117,20%) so với năm 2016 (1.071,4 tỷ đồng).

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 6.024,7 tỷ đồng, tăng 233,3 tỷ đồng (đạt 104,28%) so với năm 2016 (5.791,4 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách thực hiện là 795.788 triệu đồng, đạt 97,67% kế hoạch, và bằng 104,47% so với cùng kỳ.

- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) các ngành có xu hướng tăng qua từng năm. Trong đó, GTSX ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất 58,71%/Tổng giá trị sản xuất, kế đến là ngành nông nghiệp tăng 32,23%/Tổng giá trị sản xuất; và dịch vụ và các ngành khác tăng 9,06%/Tổng giá trị sản xuất

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014-2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

2014 2015 2016 2017 I Giá trị sản xuất (giá SS 2010) Tỷ đồng 14.665,3 16.671,0 16.948,8 18.212,0 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 5.298,2 5.535,1 5.791,4 6.024,7 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 7.433,8 8.946,0 10.086,0 10.931,6 3 Dịch vụ và các ngành khác Tỷ đồng 1.933,3 2.189,8 1.071,4 1255,7 II Giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 23.826,3 28.008,2 28.374,5 31.035,8 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 7.542,5 8.872,3 9.774,8 9661,9 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 12.893,7 16.475,8 16.791,6 19.148,9 3 Dịch vụ và các ngành khác Tỷ đồng 3.390,0 2.660,1 1.808,1 2.225,0

(Nguồn: Báo cáo KT-XH, QP-AN qua các năm của huyện Xuân Lộc năm 2017)

b. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX):

Trong những năm qua, kinh tế Xuân Lộc có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nhưng GTSX các ngành đều tăng và cơ cấu GTSX các ngành chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, cơ cấu GTSX

tăng từ 14.918,0 năm 2014 lên 19.105,0 năm 2017. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng nhanh từ 7.375,5năm 2014 lên 9.443,1 năm 2017.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện không còn nhiều tiềm năng phát triển theo chiều rộng mà tập trung đầu tư vào chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp. Với định hướng đúng đắn này, kết hợp với phát huy được nguồn lực khá tốt của người dân trong Huyện nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về giá trị sản xuất của khu vực với ngành nông nghiệp tăng 49,43%, lâm nghiệp tăng 0,73% và thuỷ sản tăng 0,47% năm 2017.

Bảng 3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số Tỷ đồng 14.918,0 17.552,7 19.340,7 19.105,0 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 7.375,5 8.680,4 9.565,9 9.443,1 + Trồng trọt Tỷ đồng 3.702,3 4.073,7 4.366,7 4.588,7 + Chăn nuôi Tỷ đồng 3.343,5 4.242,6 4.788,8 4.386,1 Dịch vụ Tỷ đồng 329,7 364,1 410,4 458,3 2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 96,0 112,5 124,6 139,2 3 Thuỷ sản Tỷ đồng 71,0 79,4 84,3 89,6 Cơ cấu % 100 100 100 100 1 Nông nghiệp % 49,4 49,5 49,5 49,4 + Trồng trọt % 24,8 23,2 22,6 24,0 + Chăn nuôi % 22,4 24,2 24,8 23,0 Dịch vụ % 2,2 2,1 2,1 2,4 2 Lâm nghiệp % 0,6 0,6 0,6 0,7 3 Thuỷ sản % 0,5 0,5 0,4 0,5

+ Trồng trọt: Trong 4 năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ gắn với thực hiện chương trình cây con chủ lực theo hướng hàng hoá quy mô lớn, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao nên ngành trồng trọt đã vượt qua được sức ép việc giảm diện tích canh tác do chuyển sang cho các mục đích phi nông nghiệp để duy trì được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 24,82% năm 2014 và tới năm 2017 đạt 24,02%, nâng tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 3.702,3 tỷ đồng năm 2010 lên 4.588,7 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷ trọng 24,02% ngành nông nghiệp.

+ Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 22,41% năm 2014 và đạt 22,96% năm 2017. Để chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện đã tiến hành xây dựng các vùng phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng giống mới trong sản xuất nên đã thu hút 253 trang trại và cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện, nâng tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 3.343,5 tỷ đồng năm 2014 lên 4.386,1 tỷ đồng năm 2017.

- Lâm nghiệp – Thuỷ sản: Do Xuân Lộc ít có lợi thế về phát triển lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên 02 ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực nông – lâm – thuỷ sản của huyện và không có tiềm năng phát triển mạnh về lâu dài.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Trong quá trình phát triển công nghiệp, Huyện đã phát huy được các tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động, nguyên liệu, khoáng sản, tính năng động và nguồn lực của người dân địa phương, đã sản xuất được những mặt hàng có cơ sở khá tốt về thị trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và nhất là giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành đạt 8.378,9 tỷ đồng, đạt 101,21% kế hoạch, tăng 11,01% so với cùng kỳ. Các mục tiêu cơ bản về giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng...đạt và vượt kế hoạch. Tuy tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện còn rất nhỏ so với tổng GTSX công nghiệp toàn Tỉnh, nhưng có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp chế biến các nguồn nguyên liệu do sản xuất nông nghiệp làm ra và giải quyết việc làm, giảm sức ép về việc làm và thu nhập lên lĩnh vực nông nghiệp.

- Về phát triển các khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn Xuân Lộc có 01 khu công nghiệp đã được Chính phủ chấp thuận thành lập tại xã Xuân Tâm – Xuân Hiệp vào đầu năm 2006 với diện tích 109ha, trong đó đất dành cho sản xuất công nghiệp 65,81ha. Hiện đã xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trên diện tích 109ha và có 03 chủ đầu tư đã đi vào hoạt động là Công ty Ajinomoto, xí nghiệp Epic Designers VN và Công ty Dona Standard với tổng diện tích đã cho thuê 59,76ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 91%.

- Về phát triển cụm công nghiệp: Hiện trên địa bàn Huyện có cụm công nghiệp Xuân Hưng 19,40ha đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã chấp thuận cho Công ty Hồng Hà đầu tư hạ tầng nhưng chưa tiến hành đầu tư.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực thương mại – dịch vụ ở Huyện trong thời gian qua cũng phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm 2017 đạt 10.626,4 tỷ đồng, đạt 100,01% kế hoạch, tăng 14,01% so với năm 2016. Tổng số đơn vị kinh doanh thương mại – dịch vụ năm 2017 là 10.024 đơn vị, tăng 1.406 đơn vị sơ với năm 2016.

Về phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ: Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 chợ, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 6 chợ năm 2017; tạm ứng kinh phí ngân sách tỉnh, bố trí ngân sách huyện, kết hợp huy động góp vốn của tiểu thương để thực hiện nâng cấp, sửa chữa chợ Bảo Hòa; Công nhận 2 chợ Suối Cát và chợ Bảo Hòa đạt chuẩn chợ văn hóa và cấp Giấy chứng nhận chợ đạt tiêu chuẩn văn hóa. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Xuân Lộc có 41 cửa hàng xăng dầu phân bố trên các trục đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phục vụ nhu cầu xăng dầu của các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

Nhờ làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần từ 0,98% năm 2014 xuống còn 0,91% năm 2017. Dân số toàn huyện tăng từ 234.187 nguời năm 2014 lên 243.026 người năm 2017, trong đó dân số thành thị 18.971 người năm 2017 (chiếm 7,80% dân số), dân số khu vực nông thôn 224.055 người (chiếm 92,2% dân số).

Xuân Lộc là huyện nông thôn, mức độ đô thị hóa còn thấp, chỉ mới tập trung ở Thị trấn Gia Ray nên mật độ dân số bình quân toàn Huyện còn ở mức thấp so với các huyện khác và so với mật độ dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai. Trong tương lai, ngoài việc tăng cường kiểm soát về tăng dân số tự nhiên, cần chủ động chuyển dịch lao động nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp trong Tỉnh để chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô sản xuất và làm tiền đề cho đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.3. Dân số - lao động huyện Xuân Lộc qua các năm 2014-2017

STT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

2014 2015 2016 2017 1 Dân số

- Dân số trung bình Người 234.187 237.473 240.758 243.026

- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,98 0,96 0,93 0,91

2 Số người trong độ

tuổi lao động Người 151.714 152.364 154.871 156.882

3 Lao động đang

làm việc Người 132.506 134.627 136.449 138.628

- Nông, lâm, thủy

sản Người 49.955 49.352 44.964 44.069

- Công nghiệp, xây

dựng Người 36.174 37.926 41.287 42.976

- Dịch vụ, du lịch Người 46.377 47.349 50.198 51.583

4 Cơ cấu lao động

- Nông, lâm, thủy

sản % 37,70 36,66 32,95 31,79

- Công nghiệp, xây

dựng % 27,30 28,17 30,26 31,00

- Dịch vụ, du lịch % 35,00 35,17 36,79 37,21

Hình 3.1. Dân số của huyện từ năm 2014-2017

Hình 3.2. Cơ cấu lao động của huyện từ năm 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)