Tổ chức thực hiện đồng bộ chính sách tài chính đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 86 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Tổ chức thực hiện đồng bộ chính sách tài chính đất đai

Cơ chế chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phải đảm bảo nhất quán trên cơ sở đất đai là sở hữu toàn dân; đồng thời đảm bảo quyền lợi kinh tế - tài chính của người được Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài, không có những đột biến quá lớn trong chính sách; Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để chuyển QSDĐ, mở rộng cơ hội cho người dân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được dễ dàng có đất và sử dụng đất lâu dài cho SXKD; phải tính đủ giá trị của đất để giao cho doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước và lực lưỡng vũ trang sử dụng đất đai có hiệu quả, ngăn chặn sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, hoàn thành dứt điểm việc đăng ký và cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ và tập trung canh tác trong một số vùng có điều kiện. Trước mắt cần ban hành đầy đủ và đồng bộ các chính sách liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai theo Luật đã ban hành.

- Luật Đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải kịp thời rà soát, kiến nghị các cấp sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện một cách đồng bộ các chính sách về đất đai.

- Cần tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm ban hành cơ chế phân cấp trong quản lý và sử dụng đất đai; theo đó, tăng tính chủ động của thành phố trong việc ban hành các chính sách về ưu đãi, thu hút đầu tư trên địa bàn thông qua các cơ chế ưu đãi về đất đai. Việc phân cấp và điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ đất cho huyện cũng cần được xem xét vì thực tế, tỷ lệ điều tiết về nguồn thu từ đất cho xã còn thấp. nguồn đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện do Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện hiện vẫn chưa được thực hiện, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của huyện.

- Đối với việc ban hành bảng giá đất hàng năm: Qua điều tra, khảo sát, giá đất hàng năm trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, theo đó:

+ Việc tham mưu, đề xuất giá đất hàng năm phải được xây dựng chi tiết hơn theo từng vị trí, vùng, mục đích sử dụng. Thực tế, địa bàn huyện có sự phân cấp khá lớn về giá đất giữa các khu vực, vị trí, Vì vậy, việc đề xuất một bảng giá đất phù hợp là yêu

cầu cấp thiết nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý Nhà nước về đất đai, việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai, công tác GPMB.

- Thắt chặt chính sách giao đất có thu tiền sử dụng đất, chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, ghi nợ nghĩa vụ tài chính: Việc thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai cho các đối tượng đang được miễn, giảm tiền sử dụng đất của Nhà nước đúng đối tượng và áp dụng trực tiếp với các đối tượng được hưởng. tránh tình trạng miễn giảm tràn lan, không thiết thực, thông qua đối tượng trung gian, ưu đãi chồng ưu đãi.

- Cần xem xét đề xuất Luật hóa thành quy định bắt buộc khi thực hiện thu hồi đất để xây dựng các dự án làm mới hoặc mở rộng đường giao thông (khi triển khai đầu tư hạ tầng và chỉnh trang đô thị) phải thu hồi thêm phần đất hai bên đường. sau đó thực hiện chính sách giao đất, đấu giá QSDĐ để điều tiết được khoản chênh lệch sinh lợi từ việc Nhà nước chi phí đầu tư hạ tầng, tạo nguồn vốn phục vụ đầu tư và xây dựng hạ tầng đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 86 - 87)