Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 50)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế:

- Giá trị sản xuất (giá SS 2010) năm 2017 ước đạt 18.212,0 tỷ đồng, tăng 1.263,2 tỷ đồng (đạt 107,45%) so với năm 2016 (16.948,8 tỷ đồng). Trong đó:

+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 đạt 10.931,6 tỷ đồng, tăng 845,6 tỷ đồng (đạt 108,39%) so với năm 2016 (10.086,0 tỷ đồng).

+ Giá trị dịch vụ và các ngành khác năm 2017 đạt 1.255,7 tỷ đồng, tăng 184,3 tỷ đồng (đạt 117,20%) so với năm 2016 (1.071,4 tỷ đồng).

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 6.024,7 tỷ đồng, tăng 233,3 tỷ đồng (đạt 104,28%) so với năm 2016 (5.791,4 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách thực hiện là 795.788 triệu đồng, đạt 97,67% kế hoạch, và bằng 104,47% so với cùng kỳ.

- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) các ngành có xu hướng tăng qua từng năm. Trong đó, GTSX ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất 58,71%/Tổng giá trị sản xuất, kế đến là ngành nông nghiệp tăng 32,23%/Tổng giá trị sản xuất; và dịch vụ và các ngành khác tăng 9,06%/Tổng giá trị sản xuất

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014-2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

2014 2015 2016 2017 I Giá trị sản xuất (giá SS 2010) Tỷ đồng 14.665,3 16.671,0 16.948,8 18.212,0 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 5.298,2 5.535,1 5.791,4 6.024,7 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 7.433,8 8.946,0 10.086,0 10.931,6 3 Dịch vụ và các ngành khác Tỷ đồng 1.933,3 2.189,8 1.071,4 1255,7 II Giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 23.826,3 28.008,2 28.374,5 31.035,8 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 7.542,5 8.872,3 9.774,8 9661,9 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 12.893,7 16.475,8 16.791,6 19.148,9 3 Dịch vụ và các ngành khác Tỷ đồng 3.390,0 2.660,1 1.808,1 2.225,0

(Nguồn: Báo cáo KT-XH, QP-AN qua các năm của huyện Xuân Lộc năm 2017)

b. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX):

Trong những năm qua, kinh tế Xuân Lộc có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nhưng GTSX các ngành đều tăng và cơ cấu GTSX các ngành chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, cơ cấu GTSX

tăng từ 14.918,0 năm 2014 lên 19.105,0 năm 2017. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng nhanh từ 7.375,5năm 2014 lên 9.443,1 năm 2017.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện không còn nhiều tiềm năng phát triển theo chiều rộng mà tập trung đầu tư vào chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp. Với định hướng đúng đắn này, kết hợp với phát huy được nguồn lực khá tốt của người dân trong Huyện nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về giá trị sản xuất của khu vực với ngành nông nghiệp tăng 49,43%, lâm nghiệp tăng 0,73% và thuỷ sản tăng 0,47% năm 2017.

Bảng 3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số Tỷ đồng 14.918,0 17.552,7 19.340,7 19.105,0 1 Nông nghiệp Tỷ đồng 7.375,5 8.680,4 9.565,9 9.443,1 + Trồng trọt Tỷ đồng 3.702,3 4.073,7 4.366,7 4.588,7 + Chăn nuôi Tỷ đồng 3.343,5 4.242,6 4.788,8 4.386,1 Dịch vụ Tỷ đồng 329,7 364,1 410,4 458,3 2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 96,0 112,5 124,6 139,2 3 Thuỷ sản Tỷ đồng 71,0 79,4 84,3 89,6 Cơ cấu % 100 100 100 100 1 Nông nghiệp % 49,4 49,5 49,5 49,4 + Trồng trọt % 24,8 23,2 22,6 24,0 + Chăn nuôi % 22,4 24,2 24,8 23,0 Dịch vụ % 2,2 2,1 2,1 2,4 2 Lâm nghiệp % 0,6 0,6 0,6 0,7 3 Thuỷ sản % 0,5 0,5 0,4 0,5

+ Trồng trọt: Trong 4 năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ gắn với thực hiện chương trình cây con chủ lực theo hướng hàng hoá quy mô lớn, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao nên ngành trồng trọt đã vượt qua được sức ép việc giảm diện tích canh tác do chuyển sang cho các mục đích phi nông nghiệp để duy trì được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 24,82% năm 2014 và tới năm 2017 đạt 24,02%, nâng tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 3.702,3 tỷ đồng năm 2010 lên 4.588,7 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷ trọng 24,02% ngành nông nghiệp.

+ Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 22,41% năm 2014 và đạt 22,96% năm 2017. Để chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện đã tiến hành xây dựng các vùng phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng giống mới trong sản xuất nên đã thu hút 253 trang trại và cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện, nâng tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 3.343,5 tỷ đồng năm 2014 lên 4.386,1 tỷ đồng năm 2017.

- Lâm nghiệp – Thuỷ sản: Do Xuân Lộc ít có lợi thế về phát triển lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên 02 ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực nông – lâm – thuỷ sản của huyện và không có tiềm năng phát triển mạnh về lâu dài.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Trong quá trình phát triển công nghiệp, Huyện đã phát huy được các tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động, nguyên liệu, khoáng sản, tính năng động và nguồn lực của người dân địa phương, đã sản xuất được những mặt hàng có cơ sở khá tốt về thị trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và nhất là giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành đạt 8.378,9 tỷ đồng, đạt 101,21% kế hoạch, tăng 11,01% so với cùng kỳ. Các mục tiêu cơ bản về giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng...đạt và vượt kế hoạch. Tuy tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện còn rất nhỏ so với tổng GTSX công nghiệp toàn Tỉnh, nhưng có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp chế biến các nguồn nguyên liệu do sản xuất nông nghiệp làm ra và giải quyết việc làm, giảm sức ép về việc làm và thu nhập lên lĩnh vực nông nghiệp.

- Về phát triển các khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn Xuân Lộc có 01 khu công nghiệp đã được Chính phủ chấp thuận thành lập tại xã Xuân Tâm – Xuân Hiệp vào đầu năm 2006 với diện tích 109ha, trong đó đất dành cho sản xuất công nghiệp 65,81ha. Hiện đã xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trên diện tích 109ha và có 03 chủ đầu tư đã đi vào hoạt động là Công ty Ajinomoto, xí nghiệp Epic Designers VN và Công ty Dona Standard với tổng diện tích đã cho thuê 59,76ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 91%.

- Về phát triển cụm công nghiệp: Hiện trên địa bàn Huyện có cụm công nghiệp Xuân Hưng 19,40ha đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã chấp thuận cho Công ty Hồng Hà đầu tư hạ tầng nhưng chưa tiến hành đầu tư.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khu vực thương mại – dịch vụ ở Huyện trong thời gian qua cũng phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm 2017 đạt 10.626,4 tỷ đồng, đạt 100,01% kế hoạch, tăng 14,01% so với năm 2016. Tổng số đơn vị kinh doanh thương mại – dịch vụ năm 2017 là 10.024 đơn vị, tăng 1.406 đơn vị sơ với năm 2016.

Về phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ: Hiện tại trên địa bàn huyện có 12 chợ, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 6 chợ năm 2017; tạm ứng kinh phí ngân sách tỉnh, bố trí ngân sách huyện, kết hợp huy động góp vốn của tiểu thương để thực hiện nâng cấp, sửa chữa chợ Bảo Hòa; Công nhận 2 chợ Suối Cát và chợ Bảo Hòa đạt chuẩn chợ văn hóa và cấp Giấy chứng nhận chợ đạt tiêu chuẩn văn hóa. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Xuân Lộc có 41 cửa hàng xăng dầu phân bố trên các trục đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phục vụ nhu cầu xăng dầu của các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

Nhờ làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần từ 0,98% năm 2014 xuống còn 0,91% năm 2017. Dân số toàn huyện tăng từ 234.187 nguời năm 2014 lên 243.026 người năm 2017, trong đó dân số thành thị 18.971 người năm 2017 (chiếm 7,80% dân số), dân số khu vực nông thôn 224.055 người (chiếm 92,2% dân số).

Xuân Lộc là huyện nông thôn, mức độ đô thị hóa còn thấp, chỉ mới tập trung ở Thị trấn Gia Ray nên mật độ dân số bình quân toàn Huyện còn ở mức thấp so với các huyện khác và so với mật độ dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai. Trong tương lai, ngoài việc tăng cường kiểm soát về tăng dân số tự nhiên, cần chủ động chuyển dịch lao động nông thôn đến làm việc tại các khu công nghiệp trong Tỉnh để chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô sản xuất và làm tiền đề cho đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.3. Dân số - lao động huyện Xuân Lộc qua các năm 2014-2017

STT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

2014 2015 2016 2017 1 Dân số

- Dân số trung bình Người 234.187 237.473 240.758 243.026

- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,98 0,96 0,93 0,91

2 Số người trong độ

tuổi lao động Người 151.714 152.364 154.871 156.882

3 Lao động đang

làm việc Người 132.506 134.627 136.449 138.628

- Nông, lâm, thủy

sản Người 49.955 49.352 44.964 44.069

- Công nghiệp, xây

dựng Người 36.174 37.926 41.287 42.976

- Dịch vụ, du lịch Người 46.377 47.349 50.198 51.583

4 Cơ cấu lao động

- Nông, lâm, thủy

sản % 37,70 36,66 32,95 31,79

- Công nghiệp, xây

dựng % 27,30 28,17 30,26 31,00

- Dịch vụ, du lịch % 35,00 35,17 36,79 37,21

Hình 3.1. Dân số của huyện từ năm 2014-2017

Hình 3.2. Cơ cấu lao động của huyện từ năm 2014-2017

b. Lao động và việc làm

- Theo số liệu thống kê năm 2017, Xuân Lộc có khoảng 156.882 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động đang làm việc trong nền kinh tế khoảng 138.628 người, chiếm 88,36% lao động trong độ tuổi và chiếm khoảng 57,15% so với dân số trung bình toàn huyện. Lao động đang làm việc trên địa bàn Huyện tăng từ 132.506 người năm 2014 lên 138.628 người năm 2017, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 2.100 lượt lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông

nghiệp giảm từ 37,70 năm 2014 xuống còn khoảng 31,79% năm 2017, nhờ vậy đã góp phần tăng bình quân đất SXNN/lao động nông nghiệp. Lao động khu vực công nghiệp xây dựng tăng tương ứng từ 27,30% năm 2014 lên 31,00% năm 2017. Lao động khu vực dịch vụ tăng từ 35,00% năm 2014 lên khoảng 37,21% năm 2017.

- Để tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, Huyện đã chú trọng công tác đào tạo bằng nhiều hình thức như đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp tại huyện, liên kết – hợp tác với bên ngoài để đào tạo nghề. Tuy nhiên, phần lớn là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật trình độ cao còn chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học chỉ chiếm 3,46%, cao đẳng 2,57%, công nhân kỹ thuật 3,44%, trung học chuyên nghiệp 4,46%, sơ cấp nghề 5,99%. Trong những năm tới, dưới sức ép về tăng thu nhập cùng với diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh do nhu cầu đất phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh thì việc thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn kết hợp với công tác đào tạo để chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và khu vực dịch vụ trên địa bàn Huyện.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Gia Ray là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện Xuân Lộc có tổng diện tích tự nhiên 1.396,94ha với dân số 18.146 người (chiếm 7,6% dân số toàn huyện). Trong những năm qua, mức độ đô thị hoá của Huyện còn chậm, hiện chỉ có 01 đô thị hiện hữu là thị trấn Gia Ray đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá hoàn thiện, đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; tuy nhiên mật độ xây dựng còn thấp, thương mại dịch vụ vẫn còn mang tính phục vụ tại chỗ, chưa có những trung tâm giao dịch thương mại lớn.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 92,4% dân số sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh các khu dân cư trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn đã được quy hoạch, dân cư nông thôn ở các xã phân bố chủ yếu dọc theo các trục lộ giao thông chính trên địa bàn các xã. Hạ tầng trong các khu dân cư nông thôn đang từng bước được đầu tư, nâng cấp; đặc biệt là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đã lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Đường giao thông về trung tâm xã đã được đầu tư nhựa hóa; hệ thống trường học, trạm y tế xã, nhà văn hoá xã được quan tâm đầu tư xây dựng; hệ thống cấp điện, cấp nước được nâng cấp. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)