Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 63 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện

3.2.2.1. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh

giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ, Ranh giới giữa huyện Xuân Lộc và các huyện, tỉnh giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ đồ địa hình do Tổng Cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xuất bản năm 1995, Các bản đồ đượcbiên tập và hoàn thiện theo thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014, được thực hiện trên phần mềm Microstation có số hóa bổ sung các yếu tố nội dung giáp ranh với các khu vực cần thể hiện, ở các loại tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.

* Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Đến nay, 14 xã và thị trấn Gia Ray thuộc huyện đã được đo đạc, lập bản đồ địa chính dạng số với 1.167 tờ bản đồ ở các loại tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000, Toàn bộ bản đồ địa chính của các xã, thị trấn thuộc huyện được thành lập bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số, khuôn dạng dữ liệu Microstation (*.dgn), thuộc tính các thửa đất được nhập trên phần mềm Famis do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, Việc chỉnh lý, cập nhật các biến động vào bản đồ địa chính luôn được quan tâm và triển khai thực hiện thường xuyên.

* Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, bản đồ kế hoạch sử dụng đất của huyện được xây dựng bằng phần mềm ArcGIS, hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30, Nội dung, ký hiệu, màu sắc. của bản đồ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Thực hiện công tác thống kê đất đai năm 2014, huyện đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn cấp xã, huyện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Xuân Lộc, được lập ở tỷ lệ 1:25.000 (bản in trên giấy và bản dạng số).

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Xuân Lộc theo địa bàn cấp xã (bản in trên giấy và bản dạng số).

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất đến hàng năm của huyện Xuân Lộc, được lập ở tỷ lệ 1:25.000 (bản in trên giấy và bản dạng số).

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất đến hàng năm của huyện Xuân Lộc, theo địa bàn cấp xã (bản in trên giấy và bản dạng số).

* Điều tra đánh giá tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 năm 1997, trên địa bàn huyện Xuân Lộc có 6 nhóm đất chính, gồm: nhóm đất xám vàng, nhóm đá bọt núi lửa, nhóm đỏ vàng, nhóm đất tầng mỏng, nhóm đất nâu thẫm và nhóm đất xám nâu, Nhìn chung, huyện Xuân Lộc có đất đai phong phú nhiều loại, trong đó, nhóm đất xám vàng diện tích 30.528 ha, chiếm 41,98% diện tích tự nhiên, Đất xám vàng là nhóm đất có

diện tích lớn (41,98% DTTN), phân bố tập trung ở phía Đông của huyện và ven sông La Ngà, thuộc các xã Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hưng.

Đất xám vàng, phần lớn (85,3%) diện tích có độ dốc <80 , 67,5% diện tích có tầng dày từ 70 cm trở lên, Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém, Đất được hình thành trên 4 loại mẫu chất chính là granit, đá phiến, phù sa cổ, dốc tụ, trong đó các loại đất phát triển trên đá phiến có chất lượng tốt nhất, kế đến là trên dốc tụ và phù sa cổ, kém nhất là trên granit, Phần lớn diện tích có kết von hoặc gley và tầng đá nông, Dựa vào các chỉ tiêu phụ đã phân nhóm đất này thành 3 phân loại: Đất xám vàng kết von, đất xám vàng gley, đất xám vàng điển hình.

3.2.2.2. Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất

* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc sử dụng đất theo kết quả được giao đất, được thuê đất, được chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện khá tốt.

Việc tự ý chuyển mục đích khác với hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra khá phổ biến chủ yếu do thói quen sinh hoạt của người dân, Một bộ phận người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép hoặc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

* Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Tính từ năm 2014 đến năm 2017, UBND huyện chỉ thực hiện thu hồi đất các trường hợp quy định tại Điều 61, 62 và Điểm c Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai, Việc thu hồi đất đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Đất đai, thu hồi đất đúng thẩm quyền quy định tại Điều 66 Luật Đất đai.

Trước khi thu hồi đất, UBND huyện lập thủ tục thông báo thu hồi đất, xây dựng và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại các Điều 67, Điều 69 Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được UBND huyện thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng dự án cụ thểtrên địa bàn huyện, Số lượng dự án thực hiện thu hồi theo Điều 61, 62 Luật Đất đai từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/7/2017 là 7 dự án (Dự án xây dựng đường Xuân Hiệp - Gia Lào, Dự án Khu Liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp nguy hại tại xã Xuân Tâm, Dự án nâng cấp, mở rộng Tổ 23, xã Suối Cát, Dự án 500Kv Trung tâm điện lực Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, Dự án Nâng cấp, mở rộng đường vào núi Chứa Chan,

Dự án xây dựng tuyến kênh dẫn nước thải ngoài hàng rào KCN tại xã Xuân Hiệp, Dự án Dofico Xuân Bắc),

Tổng diện tích đất thu hồi theo Điều 61, 62 Luật Đất đai: 503.52ha (đất nông nghiệp 502,80 ha, đất ở 0,72 ha).

Tổng số hộ gia đình, cá nhận và tổ chức có đất ảnh hưởng dự án là 972 (968 hộ dân, 4 tổ chức).

Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 166.183 triệu đồng, trong đó có 18.383 triệu đồng vốn từ ngân sách, Các dự án được UBND tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và triển khai đúng tiến độ bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư thực hiện dự án, Việc xây dựng các khu tái định cư đã cơ bản đáp ứng đủ chỗ ở cho các hộ đang chờ giải quyết tái định cư và các hộ phát sinh khi thực hiện các dự án mới trong thời gian tới.

3.2.2.3. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, về xây dựng hệ thống thông tin đất đai

a. Tình hình triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Xuân Lộc.

Từ khi Tổng Cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, trên cơ sở đó UBND huyện Xuân Lộc đã tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện, Theo đó, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc được triển khai thực hiện, Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành và thay thế cho Luật Đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành và thay thế cho Luật Đất đai năm 2003, Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 cũng được ban hành tạo sự thuận tiện, đổi mới trong quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND huyện tiếp tục tuyên truyền, triển khai Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến quần chúng nhân dân và các cơ quan chức năng để thực hiện, qua đó công tác quản lý sử dụng đất đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó có công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tính cho đến nay, UBND các xã, thị trấn Gia Ray xét duyệt, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai – Chi nhánh Xuân Lộc thẩm tra, in giấy chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ký cấp được: 178.805 thửa /40.628,95 ha, chiếm tỷ lệ 93,56% về số thửa và diện tích đạt được 101,84%.

Thống kê, kiểm kê đất đai

Việc thực hiện kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm một lần và thống kê đất đai hàng năm đều được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cụ thể, huyện Xuân Lộc đã tiến hành làm tổng

kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010 và 2014 với kết quả được đánh giá với chất lượng tốt.

Kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai đã đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý đất đai nói chung và lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện nói riêng.

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Kế hoạch số 02/KH- BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch số 8853/KH- UBND ngày 19/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2014, Trên cơ sở đó, UBND huyện Xuân Lộc đã tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện.

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Huyện Xuân Lộc luôn tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, từng bước khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý Nhà nước, có sự phối hợp tốt giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường với các đơn vị tư vấn nghiên cứu và xây dựng các chương trình, phần mềm quản lý về đất đai để đưa vào vận hành xử lý thông tin, hồ sơ trong quản lý và trong giải quyết các yêu cầu của công dân, Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị lắp đặt hệ thống mạng và đường truyền dữ liệu địa chính số phục vụ cho công tác quản lý, tra cứu thông tin.

Đối với UBND các xã, thị trấn, UBND huyện đã xây dựng hộp thư điện tử cung cấp toàn bộ thủ tục hành chính cấp xã theo Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 và Quyết định số1913/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 của chủ tịch UBND tỉnh tạo điều kiện cho các đơn vị phường, xã cập nhật bộ thủ tục hành chính và niêm yết đúng quy định.

3.2.2.4. Qun lý tài chính về đất đai

Quản lý tài chính luôn là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai vì nó là quản lý các nguồn tài chính trực tiếp liên quan đến đất đai nhưng lúc đầu chỉ đơn thuần là quản lý thuế đất, Chính vì thế, trong lịch sử phát triển ở nước ta đã có lúc ngành quản lý đất đai nằm trong Bộ Tài chính, Đến khi Luật Đất đai 1993 quy định quyền sử dụng đất có giá trị, mọi hoạt động giao dịch về đất đai như: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thu thuế khi chuyển quyền sử dụng đất... đều dựa trên cơ sở giá trị của quyền sử dụng đất thì quản lý tài chính đất không chỉ đơn thuần là quản lý thuế đất mà là quản lý tất cả những gì thuộc lĩnh vực tài chính liên quan trực tiếp đến đất đai, Quản lý

tài chính về đất đai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai.

3.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và x lý vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Nó là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh.

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện không ngừng triển khai các dự án trọng điểm, quan trọng góp phần thay đổi bộ mặt huyện nhà, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thông mới, làm cho đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên từng bước. Trong quá trình thực hiện các dự án công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đóng vai trò quan trọng, là điều kiện tích cực đóng góp sự thành công của dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và là động lực chính vừa thu hút đầu tư, vừa đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn huyện nhưng đồng thời cũng có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn khó khăn như: một số hộ dân đã được xem xét, bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật, nhưng vẫn không đồng tình tiếp tục khiếu nại. Qua công tác giải quyết khiếu nại, xác định nội dung chủ yếu các hộ dân cho rằng giá đất tính bồi thường, hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt chưa sát với giá thị trường nên khiếu nại.

Kết quả từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/7/2017 trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 35 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp huyện (không tiếp nhận đơn tố cáo thuộc thẩm quyền), số vụ việc đã giải quyết 35 (thông qua giải thích, thuyết phục rút đơn: 10, giải quyết bằng quyết định hành chính: 25).

Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng: 00; số vụ việc khiếu nại sai: 25; số vụ việc khiếu nại đúng một phần: 00; tổng số tiền, đất (tài sản) kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước và trả lại cho công dân: không có; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý): không có; chấp hành thời hạn giải quyết theo quy định: đúng thời hạn.

Việc thi hành kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện: 25, số quyết định đã thực hiện xong: 25.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 63 - 69)