Tình hình nghiên cứu về cây Chùm ngây ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu có những nghiên cứu tập trung vào cây Chùm ngây, chủ yếu là các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý, nhằm có những biện pháp nghiên cứu, chế biến và sử dụng hiệu quả đối tượng này. Trong số đó, một số công trình nghiên cứu nổi bật đã được công bố:

Theo Mạnh và cs (2003) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng (40 x 20, 40 x 30, 40 x 40 cm) đến sinh trưởng, năng suất ngọn và lá tươi Chùm ngây tại Trường Ðại học Cần Thơ, kết quả cho thấy: Khoảng cách trồng ảnh huởng

đến chiều cao và năng suất Chùm ngây. Năng suất chồi và lá tươi đạt 8,6; 11,1; 7,6 tấn/ha (lần cắt đầu tiên); 7,6; 7,9; 6,3 tấn/ha (lần cắt thứ hai) và 6,3; 6,3; 4,9 tấn/ha (lần cắt thứ 3) tương ứng với khoảng cách 40 x 20, 40 x 30, 40 x 40 cm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra Chùm ngây có thể phát triển trên đất chua nhưng thời kỳ đầu, cây con không thích nghi với điều kiện ngập nước kéo dài; có thể thu hoạch 7 lần trong một năm và năng suất lá có thể đạt từ 42 - 53 tấn/ha/năm [72].

Ðại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2011) đã có công trình nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan của các dạng cao chiết từ lá cây Chùm ngây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao lá Chùm ngây trồng tại Việt Nam có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ gan. Khả năng này thể hiện rõ nhất là dịch chiết lá Chùm Ngây bằng cồn 60% ở liều 0,2 g/kg [39].

Nguyễn Ðặng Toàn Chương (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức phân NPK (công thức 2:1:1) và 3 loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng lá cây Chùm ngây trồng với khoảng cách 0,5 x 0,5 m cho thấy mức bón 70 kg N - 35 kg P2O5 - 35 kg K2O giúp cây sinh trưởng cũng như cho năng suất cao hơn hẳn các công thức được bón ở mức NPK thấp hơn, điều này phù hợp với đặc tính sinh học của cây trồng, khi được cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, hợp lý sẽ sinh trưởng tốt hơn. Trong các loại phân hữu cơ được sử dụng để bón lót thì cây Chùm ngây thích hợp nhất với phân chuồng, các công thức được bón phân bò cho năng suất cao tương đương các loại phân khác, tuy nhiên giá thành của loại phân này rẻ hơn vì vậy đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn so với các loại phân khác được sử dụng trong nghiên cứu. Bón 70 kg N - 35 kg P2O5 - 35 kg K2O và 30 tấn phân chuồng/ha cho năng suất Chùm ngây đạt cao nhất 2.416,7 kg/2 lần thu/ha. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về cây Chùm ngây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tác giả cũng nhận thấy rằng: Cây Chùm ngây sinh trưởng tốt nhất khi cắt ở độ cao 100 cm. Ở độ cao này cây chịu sự tác động ít nhất, khả năng phục hồi nhanh hơn khi cắt xuống 50 cm và 30 cm. Ðối với việc sử dụng chất kích thích ra chồi, cây Chùm ngây có số lượng chồi phát triển sau khi cắt rất tốt khi được phun urê 1%. Các công thức được phun chất kích thích đều có sự khác biệt về số chồi so với công thức đối chứng không được phun chất kích thích. Năng suất thực thu đạt cao nhất (1.801,6 kg/2 lần thu/ha) ở công thức cắt ở độ cao 100 cm và phun urê 1% [5].

Dương Tiến Ðức (2012) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng gây trồng Chùm ngây tại vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng (600, 700, 800 cây/ha) ảnh hưởng đến chiều cao, đường kính thân cây khác nhau [7].

Trương Thị Hồng Hải và cs (2016) đã nghiên cứu xác định ảnh hưởng của các độ cao bấm ngọn khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây rau chùm ngây. Bấm ngọn ở độ cao 55 cm cây có khả năng sinh trưởng, và phát triển tốt, cho năng suất ổn định và tăng đều qua 3 lần thu hoạch và đồng thời giảm cây

đổ ngã khi mưa bão, thuận tiện nhất trong khâu thu hái và chăm sóc. Cần áp dụng kỹ thuật bấm ngọn khi cây đạt chiều cao 55 cm vào thực tế sản xuất, canh tác cây chùm ngây ở quy mô vườn nhà [11].

Theo Võ Hồng Thi và cs (2012), sử dụng 5 g hạt Chùm ngây đã nghiền nhỏ cho 1 lít nước có độ đục 44 NTU đến 170 NTU. Kết quả cho thấy bột hạt Chùm ngây có khả năng làm giảm 80% độ đục của nước nhân tạo (100 NTU), làm tăng hiệu quả giảm đục lên 76% đối với nước đục tự nhiên (44 NTU) [32].

Dung dịch chiết hạt Moringa oleifera 20% và 40% đều có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus và kháng mạnh nhất là nồng độ Moringa oleifera 40%. Phương pháp xử lí nước thải bằng hạt Moringa oleifera bước đầu cho kết quả khả quan về khả năng diệt vi khuẩn hiếu khí và yếm khí trong nước thải chuồng nuôi và vi khuẩn hiếu khí trong nước hầm sau biogas. Phương pháp này dễ áp dụng và nâng cao được chất lượng nước thải từ chuồng nuôi và sau hầm biogas trong chăn nuôi nông hộ và trang trại. Tuy nhiên, nó chưa có hiệu quả rõ rệt đối với vi khuẩn yếm khí trong nước sau hầm biogas [21].

Theo Trần Văn Tiến (2013), khử trùng hạt Chùm ngây bằng HgCl2 0,1% tỷ lệ mẫu sạch cao (83,3 - 100%), nhưng tỉ lệ mẫu tái sinh lại thấp. Khi tăng thời gian khử trùng thì tỷ lệ mẫu nảy chồi giảm xuống rất thấp chỉ đạt 13,3% ở công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 8 phút và thời gian phôi hạt nảy mầm cũng chậm hơn. Ở công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 4 phút tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 83,3% và tỷ lệ mẫu nảy chồi cũng cao nhất đạt 73,3%, thời gian phôi hạt nảy mầm là 10 ngày nuôi trên môi truờng. Khi khử trùng mẫu cấy với hoá chất là Javen 60% đem lại kết quả tốt hơn, cho tỉ lệ mẫu sạch và tỉ lệ mẫu tái sinh cao. Thời gian khử trùng 12 phút, tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu tái sinh cao nhất đạt 100%, sau 6 ngày nuôi phôi hạt đã nảy mầm. Với thời gian khử trùng là 6 phút và 18 phút cho tỷ lệ mẫu tái sinh thấp hơn chỉ đạt 73,3% và 86,6% [27].

Khi khảo sát hoạt tính các hợp chất kháng oxy hóa trong lá và thân cây Chùm ngây, Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Diễm My (2016) đã kết luận: Lá Chùm ngây có chứa hàm lượng các chất kháng oxy hóa nhiều hơn trong thân. Phương pháp chiết Soxhlet ly trích các hợp chất kháng oxy hóa trong lá Chùm ngây hiệu quả hơn phương pháp chiết nóng. Lá Chùm ngây được chiết bằng dung môi metanol có hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số đạt cao nhất là 9,38 mg GAE/g và 19,8 mg QE/g tương ứng. Khả năng loại gốc tự do bằng thử nghiệm DPPH trên các mẫu dịch chiết có giá trị IC50 đạt thấp nhất ở nồng độ 0,537mg/mL nên có hiệu quả loại bỏ gốc tự do cao hơn các dạng cao đông khô[38].

Theo Trần Viết Thắng và Trương Thị Hồng Hải (2016), hạt Chùm ngây ngâm trong nước 3 sôi, 2 lạnh trong 6 giờ có tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm tăng dần, đạt đỉnh ở ngày thứ 9 và không có những biến động bất thường. Giá thể thích hợp nhất

cho ươm cây giống là 60% đất phù sa + 30% trấu hun + 10% phân chuồng. Cây giống được ươm trong giá thể này có thời gian mọc mầm và xuất vườn nhanh, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt [31].

Mai Hải Châu (2016) khi nghiên cứu một số giống Chùm ngây phía Nam, Việt Nam cho thấy: Các giống Chùm ngây có xuất xứ từ tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; Ðồng Nai và Vũng Tàu có mức độ đa dạng di truyền thấp. Năm xuất xứ Chùm ngây trong nước với xuất xứ Chùm ngây Thái Lan có mức độ đa dạng di truyền khá cao. Bên cạnh đó, trong điều kiện mùa mưa tại Ðồng Nai, giống Chùm ngây Ninh Thuận cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi trồng ở mật độ 100 cây/m2, bón 10 tấn/ha phân hữu cơ (có thành phần dinh dưỡng tương đương phân Growmore 5:5:5) + 2,625 lít/ha phân bón lá (có thành phần tương đương phân VIF-Super) trên nền bón 300 kg vôi/ha, thu hoạch ở chu kỳ 40 ngày/lần và quy cách thu hoạch chừa 5 mắt mầm [3].

Tỷ lệ sống của cây Chùm ngây tra hạt trực tiếp trên luống cao hơn nhiều so với tạo cây con từ hạt trong bầu dinh dưỡng. Sau 3 tháng theo dõi, thí nghiệm tra hạt thẳng trên luống có tỷ lệ sống đạt 82,2%, trong khi đó ở thí nghiệm tạo cây con từ hạt trong bầu dinh dưỡng chỉ đạt tỷ lệ sống là 15,6%. Chất lượng cây con, các chỉ tiêu sinh trưởng về số lượng lá/cây, chiều dài lá của cây Chùm ngây tra hạt trực tiếp trên luống tốt hơn so với các thí nghiệm còn lại [8].

Theo Dương Thị Tú Anh (2016) đã nghiên cứu xác định hàm lượng vitamin C trong lá cây Chùm ngây bằng phương pháp Von - Ampe hòa tan anot. Đã nghiên cứu và xây dựng được quá trình chiết tách Vit.C trên đối tượng lá cây Chùm ngây, xác định hàm lượng Vit.C trong lá cây chùm ngây tại các địa điểm khác nhau và ở thời gian khác nhau [1].

Vương Thị Bạch Tuyết (2010). Kết quả chỉ ra các đặc tính sinh lý - sinh thái cây chùm ngây (Moringa oleifera LAM.) thuộc họ chùm ngây (Moringaceae r.br. ex Dumort [35].

Hồ Thị Nhung (2016) đã nghiên cứu các yếu tố công nghệ để đảm bảo chất lượng trong quá trình chế biến bột rau Chùm ngây, trong đó đề cập đến máy sấy bơm nhiệt có tính ứng dụng cao, đảm bảo chất lượng chế biến bột Chùm ngây [20].

Đỗ Thị Hồng Tươi, Đoàn Nguyễn Phương Nhi (2015) đã nuôi cấy và xử lý tế bào; Đánh giá tỉ lệ tế bào sống bằng test MTT; Đánh giá tình trạng tích lũy lipid bằng phương pháp nhuộm dầu đỏ O; Định lượng glutathion (GSH) nội bào; Đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan; Đánh giá quá trình apoptosis; Hiệu quả phòng ngừa tổn thương tế bào gan.Kết luận các mẫu isoquercitrin, cao ethyl acetat và cao cồn 70 % từ lá Chùm ngây thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng, tích lũy lipid, stress oxy hóa, hoại tử và apoptosis do acid béo 2 mM gây ra sau 24 giờ. Isoquercitrin là một trong những hoạt chất quyết định tác dụng bảo vệ tế bào gan

của Chùm ngây. Kết quả gợi ý có thể phát triển thuốc từ isoquercitrin hoặc cao chiết lá Chùm ngây để phòng và điều trị bệnh gan do thừa acid béo [36].

Được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau “Cây thần kỳ”, “Cây vạn năng”, “Cây kỳ diệu”,… cây Chùm ngây đã và đang được các nhà khoa học, nông dân và đông đảo người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, góp phần thúc đẩy phát triển các giá trị của cây Chùm ngây trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)