Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 47 - 48)

Tỷ lệ sống qua các giai đoạn sinh trưởng thể hiện khả năng thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện canh tác của vùng nghiên cứu.Những giống có tỷ lệ sống cao thể hiện khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng để đưa vào thực tế sản xuất.Đối với cây rau chùm ngây, tỷ lệ sống được theo dõi ở thời điểm 21 ngày sau trồng đến giai đoạn bấm ngọn (cây cao khoảng 75cm) và vẫn tiếp tục theo dõi đến lần thu hoạch thứ 4.

Bảng 4.2. Diễn biến về tỷ lệ sống của các giống Chùm ngây sau trồng

(ĐVT: %)

Giống

Tỷ lệ sống qua các giai đoạn sinh trưởng... ngày sau trồng

21 30 60 90 120 150 180 210 ĐC 89,2 88,2 80,1 78,8 78,8 78,8 78,8 78,8 VI048687 86,7 86,7 80,0 60,0 60,0 60,0 40,0 40,0 VI047492 79,3 79,3 50,4 50,4 50,4 34,5 34,5 34,5 Thái Lan 88,2 88,2 82,6 79,3 79,3 79,3 79,3 79,3 VI048590 80,0 73,4 61,8 41,7 41,7 41,7 41,7 41,7 VI048787 82,1 72,5 52,5 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 PKM-1 100 92.4 87,5 85,0 85,0 85,0 85,0 85,0 Local Philipin 83,3 73,3 63,5 52,3 40,0 40,0 40,0 40,0 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của các giống được trình bày ở Bảng 4.2. Tỷ lệ sống trong giai đoạn 21 ngày sau trồng phụ thuộc rất lớn vào sức sống của hạt giống

và khả năng thích ứng của cây con. Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ sống đến ngày 21 sau trồng của các giống không giống nhau, giống PKM - 1 có tỷ lệ sống cao nhất 100%, thấp nhất là giống VI047492 79,3%, các giống khác chỉ giao động trong phạm vi 80,0 - 89,2%. Trong suốt các giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ sống có sự biến động mạnh. Đến ngày 120 sau trồng chỉ còn giống ĐC, Thái Lan, PKM - 1 có tỷ lệ sống 78,8% trở lên. Như vậy 3 giống trên có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trị, có thể đưa 3 giống trên vào nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng và đa dạng di truyền của một số giống rau chùm ngây (moringa oleifera) nhập nội tại tỉnh quảng trị (Trang 47 - 48)