3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.3. Manh mún đất đai ở Việt Nam
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, vấn đề manh mún đất đai ở Việt Nam đang trở thành rào cản lớn nhất cho bước đường hiện đại hóa nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất ít, manh mún chứng tỏ một nền kinh tế tiểu nông, chậm phát triển [26]. Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình quân đất sản xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Cùng với sự sụt giảm trong diện tích bình quân đầu người là sự thu hẹp về quy mô sản xuất; theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (1999) thì 70,36 % hộ nông dân có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha; chỉ có 3,46 % số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha có giảm nhưng không đáng kể: cả nước tỷ lệ này vẫn là 67,38 %. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46 %, Miền núi phía Bắc: 63,9 %, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 79,54 %, Tây Nguyên: 24,08 %. Đông Nam Bộ: 35,48 %, Đồng bằng sông Cửu Long: 47,96 %.
Theo một cuộc điều tra được tiến hành trong Dự án Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR cho thấy rằng ước tính có khoảng từ 75 đến 100 triệu mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình một hộ có từ 7 đến 8 mảnh. Khoảng 10 % của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ, khoảng 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn. Sự nhỏ lẻ và rải rác của các mảnh ruộng cản trở việc cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách quá xa giữa các mảnh ruộng. Ở khu vực các tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng đất ít nghiêm trọng hơn, tính trung bình một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có từ 1 đến 2 mảnh. Đó là do việc phân chia ruộng đất không máy móc theo kiểu công bằng đều, hơn nữa việc giao đất cho các hộ nông dân được thực hiện dựa trên tình trạng đất đai mà hộ có trước ngày thống nhất đất nước năm 1975 [21].
Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2008 và tháng 6 đến tháng 8 năm 2010 cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân là 0,85 ha, trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7 km.
Bảng 1.2. Thực trạng manh mún đất đai ở Việt Nam năm 2010
Tỉnh/khu vực
Diện tích đất canh tác trung bình của một hộ
(ha)
Diện tích đất canh tác trung vị của
một hộ (ha)
Số mảnh đất Chỉ số Simpson Tổng khoảng cách đến các mảnh (m) Lào Cai 1,06 0,74 5,1 0,59 6.499 Phú Thọ 0,51 0,26 6,2 0,61 4.084 Lai Châu 0,95 0,78 5,3 0,69 9.655 Điện Biên 1,19 0,89 6,1 0,68 12.196 Nghệ An 0,68 0,31 4,8 0,54 3.871 Quảng Nam 0,36 0,36 4,5 0,59 3.180 Khánh Hòa 1,00 0,41 3,5 0,40 4.242 Đắk Lắk 1,47 1,10 3,9 0,51 5.754 Đắk Nông 2,61 2,00 3,1 0,41 7.188 Lâm Đồng 1,37 1,08 2,9 0,44 5.036 Long An 1,52 0,70 3,0 0,40 2.298 Đồng bằng phía Bắc 0,41 0,22 5,5 0,59 4.034
Miền núi phía Bắc 1,06 0,83 5,5 0,66 9.602
Tây Nguyên 1,83 1,25 3,4 0,46 6.066
Đồng bằng phía Nam 0,94 0,36 3,7 0,49 2.828
Trung bình 0,85 0,36 4,7 0,55 4.766
(Nguồn: [2])
Quy mô đất đai nhỏ đã ảnh hưởng tới thu nhập tiềm năng của sản xuất nông nghiệp. Trong khuôn khổ Dự án ACIAR, khoảng 50 % số hộ nông dân được điều tra có thu nhập ròng dưới 10 triệu đồng (khoảng 645 USD) năm 2000. Mặc dù Luật Đất đai đã quy định mức hạn điền nhưng nó hầu như không có ảnh hưởng gì đến các tỉnh khu vực đồng bằng vì hầu hết đất đai được giao thấp hơn nhiều so với mức hạn điền là 2 hoặc 3 ha. Ở những khu vực có đất chưa sử dụng thì mức hạn điền không có tính bắt buộc. Diện tích đất đai vượt quá mức hạn điền có thể được Nhà nước cho thuê và thường xuyên không phải trả tiền thuê, đặc biệt đối với các loại đất được xem là không đem lại hiệu quả cao (chẳng hạn như đất đồi trọc ở các vùng trung du) [21].
Hiện nay, trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,25 ha.
Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn ha, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Theo niên giám thống kê năm 2014, tổng diện tích đất cả nước là 33.096,69 nghìn ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.231,7 nghìn ha, chỉ chiếm 30,91 %. Diện tích đất nông nghiệp/người là 0,11158 ha/người, một con số rất thấp. Các khu vực trong cả nước, diện tích đất nông nghiệp cũng rất thấp, thấp nhất là đồng bằng sông Hồng (0,0372 ha/người), cao nhất là Tây Nguyên (0,3622 ha/người) [25].
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương năm 2014
(Nguồn: Tổng hợp từ [25]) Vùng Dân số (nghìn người) Tổng diện tích đất đai (nghìn ha) Đất sản xuất nông nghiệp (nghìn ha) Diện tích đất bình quân đầu người (ha/người) Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người (ha/người) CẢ NƯỚC 90.728,9 33.096,69 10.231,7 0,3648 0,1128
Đồng bằng sông Hồng 20.705,2 2.106,00 769,3 0,1017 0,0372
Trung du và miền núi
phía Bắc 11.667,5 9.526,68 1.597,7 0,8165 0,1369
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 19.522,5 9.583,24 1.902,1 0,4909 0,0974
Tây Nguyên 5.525,8 5.464,10 2.001,6 0,9888 0,3622
Đông Nam Bộ 15.790,4 2.359,07 1.353,9 0,1494 0,0857
Đồng bằng sông
Tình trạng ruộng vườn manh mún ngoài việc không thể áp dụng cơ khí hóa và quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để tăng năng suất và quy mô sản xuất, nó còn tác động đến việc sử dụng cây con giống phù hợp để phát triển thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam. Các chương trình phát triển cây con giống đã tạo được trên 100 giống lúa và nông dân Việt Nam đã trồng chúng trên các đồng ruộng phân mảnh của họ nên không tạo lập được giống lúa có thương hiệu trên thị trường gạo thế giới.
Điều này cho thấy nếu không có một chiến lược quốc gia nhằm đảo ngược quá trình phân mảnh, tiến đến mục tiêu tái tích tụ ruộng đất bằng nhiều chính sách đồng bộ, lâu dài với một ý chí và quyết tâm cao, sẽ chưa có lối ra cho con đường phát triển của nông nghiệp Việt Nam [22].