3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2016 - Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 – 2015
- Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập trong năm 2015
2.2.3.Giới hạn phạm vi nội dung
Trong giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất và năng suất lúa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu - Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
- Hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu
- Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến năng xuất và các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của hộ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa tại thị xã Điện Bàn
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp thông qua niên giám thống kê, các quy hoạch, báo cáo… có liên quan đến tình hình sản xuất lúa và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn, phường Điện An và phường Điện Nam Trung.
Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân phường, thu thập qua sách báo, internet, tham khảo từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến vấn đề “manh mún đất đai”, “dồn điền đổi thửa”, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
* Thu thập số liệu tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ có tham gia sản xuất lúa 2015 tại hai phường: Điện An và Điện Nam Trung trên cơ sở bảng hỏi thiết kế sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung các thông tin liên quan đến manh mún đất đai (quy mô đất trồng lúa, số thửa, diện tích mỗi thửa), chi phí sản xuất lúa và sản lượng lúa của nông hộ.
Vì số lượng tổng thể khá nhỏ và có thể biết được nên số hộ sẽ điều tra tại mỗi phường được tính theo công thức: n = [10]
Trong đó, - n: là cỡ mẫu hay số hộ điều tra tại mỗi phường - N: là số lượng tổng thể [10].
+ Tại phường Điện An, N = tổng số hộ đã dồn điền đổi thửa
+ Tại phường Điện Nam Trung, N = tổng số hộ sản xuất nông nghiệp - e là sai số tiêu chuẩn
Chọn độ chính xác là 92 % thì sai số tiêu chuẩn e = ± 8 %
Tại phường Điện An, có 127 hộ đã dồn điền đổi thửa đất lúa, theo công thức trên, số hộ tiến hành điều tra tại phường Điện An là:
Tại phường Điện Nam Trung, số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 545 hộ, số hộ được điều tra sẽ là:
n = = 121,43 121 hộ
2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý, kiểm định và phân tích số liệu
- Thống kê, sắp xếp số liệu đã thu thập được theo từng phường;
- Sử dụng chỉ số đa dạng hóa ), trong đó, ai là diện tích của thửa thứ i, A là qui mô đất đai của hộ và A = ∑ai để đánh giá mức độ manh mún đất đai của các hộ.
- Để đánh giá ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan giữa các chỉ số đo lường mức độ manh mún đất đai với các chỉ tiêu về chi phí (phân bón, công lao động, lượng giống sử dụng) và chỉ tiêu về năng suất lúa. Giá trị của các hệ số tương quan sẽ phản chiếu sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đối với sản xuất lúa.
- Kiểm định sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, bằng việc so sánh trung bình các chi phí và năng suất lúa giữa hai mẫu điều tra để xem xét có sự sai khác hay không về chi phí và năng suất giữa hai tổng thể có mức độ manh mún đất đai khác nhau.
- Việc xử lý số liệu và phân tích hệ số tương quan và kiểm định giả thuyết thống kê sẽ được thực hiện trên phần mềm Excel thông qua việc sử dụng bộ công cụ Data Analysis và các hàm thống kê phân tích dữ liệu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực đất đai và nông nghiệp để đề xuất các giải pháp về chính sách đất đai trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lúa.
2.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ địa chính và lập các biểu đồ đường, biểu đồ cột… để minh họa cho một số nội dung của luận văn.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Điện Bàn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 21.471 ha diện tích tự nhiên, 229.907 nhân khẩu và 20 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Điện Bàn theo Nghị quyết 889/NQ-UBTVQH13 ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13.
Thị xã Điện Bàn có tọa độ địa lý xét về vĩ độ từ 15o40’ đến 15o57’ vĩ độ Bắc và kinh độ từ 108o00’ đến 108o20’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp của thị xã như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) - Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên
- Phía Đông giáp biển Đông và phía Đông Nam giáp thành phố Hội An - Phía Tây giáp huyện Đại Lộc [14].
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn (Nguồn: [5])
Thị xã Điện Bàn nằm trên trục quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Bắc và cách tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 48 km về phía Nam; có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam;
trung tâm huyện lỵ gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng lớn Tiên Sa của khu vực miền Trung. Với vị trí địa lý trên, phát triển đô thị Điện Bàn có nhiều cơ hội liên kết với các đô thị liền kề như Đà Nẵng và Hội An tạo nên dải đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung [8].
Xét về mặt tự nhiên, thị xã Điện Bàn một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố cho phát triển đô thị với hướng mở, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển, địa hình khá bằng phẳng, trong đó địa hình ven biển gồm các phường Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương, vùng này chủ yếu là cồn cát và bãi cát ven biển chạy dài từ Bắc xuống Nam với diện tích khoảng 5.300 ha (chiếm 25 % diện tích thị xã). Địa hình đồng bằng là dạng địa hình chính, gồm hầu hết các xã, phường đồng bằng ở khu vực trung tâm và phía Tây của thị xã, diện tích khoảng 15.500 ha (chiếm 73 % tổng diện tích tự nhiên). Địa hình gò đồi phân bố chủ yếu ở xã Điện Tiến, có diện tích khoảng 395 ha, chiếm 2 % diện tích tự nhiên [14].
Cả hai phường điều tra khảo sát của đề tài đều nằm trong vùng đồng bằng của thị xã nhưng phường Điện An nằm ở khu vực trung tâm của thị xã Điện Bàn, có tổng diện tích tự nhiên năm 2014 là 1.014,85 ha còn phường Điện Nam Trung là một phường đồng bằng ven biển nằm về phía đông của thị xã có diện tích năm 2014 là 803,74 ha.
3.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu tại thị xã Điện Bàn nói chung và hai phường Điện An, Điện Nam Trung nói riêng mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng trung trung bộ: nắng nhiều, mưa theo mùa và chịu ảnh hưởng của gió mùa; gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 12.
Một năm có hai mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6°C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.208 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 và tháng 11, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3.
Bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [30].
Những năm gần đây, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, vùng hay phải chịu thiên tai, bão, lụt, hạn hán… gây thiệt hại lớn cho cây trồng, vật nuôi và đời sống người dân.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển được hình thành trên sản phẩm bồi tích có nguồn gốc sông biển. Theo điều tra của viện Quy hoạch - Nông nghiệp thì tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 21.471 ha chia thành 4 nhóm đất sau:
- Nhóm đất cát ven biển (C) - Nhóm đất phù sa (P) - Nhóm đất mặn (M)
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Nhìn chung đất đai huyện Điện Bàn khá tốt. Nhóm đất phù sa độ phì nhiêu cao có thể cho năng suất cây trồng lớn. Hiện tại nhóm đất này được khai thác sử dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp [30].
Đất đai tại phường Điện An khá màu mỡ, gồm các loại đất như: đất phù sa được bồi hằng năm (Pb), đất phù sa Glây (Pg) nên rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây nông nghiệp [27].
Tại phường Điện Nam Trung, thổ nhưỡng có 2 loại chính là: đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb) chiếm 27,06 % được dùng để sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao và ổn định; đất cồn cát, bãi cát trắng vàng (Cc) chiếm 72,94 % phân bố trên địa hình tương đối cao ở khu vực phía đông của phường, được dùng vào mục đích trồng các loại cây hàng năm và phát triển các trang trại lợn, gà [29].
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: hệ thống sông suối ở huyện nhiều, phân bố đều, thuận lợi cho việc phân bố và sử dụng. Nhờ đó có đủ lượng nước tưới và có thể chủ động cho cây trồng quanh năm [27].
Các con sông lớn trên địa bàn huyện như: sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Yên, sông Bình Phước, ngoài ra còn có các sông nhánh: sông Thanh Quýt, sông Cổ Cò, sông Hà Sáu, sông Bình Long... [30].
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối tốt, độ sâu trung bình 3 - 5m. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu những năm gần đây đã làm chất lượng nguồn nước mặt bị suy giảm dần do sự xâm nhập sâu của thuỷ triều vào các cửa sông. Sông Vĩnh Điện thường bị nhiễm mặn vùng gần cửa sông nhất là vào tháng 5 và tháng 6, gây ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Sông Cổ Cò là sông nối từ cửa sông Thu Bồn chạy dọc ven biển
thông ra cửa sông Hàn, hiện nay bị cát biển xâm chiếm, tình trạng nhiễm mặn trầm trọng khu vực 2 bên dòng sông. Chất thải của Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và các cụm công nghiệp khác trên địa bàn cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nước mặt bị giảm suốt [30].
c.Tài nguyên biển
Điện Bàn có bờ biển dài gần 8 km, chạy qua các phường Điện Ngọc, Điện Dương, nằm giữa tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng và khai thác du lịch [30].
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của thị xã Điện Bàn đã phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Các ngành kinh tế quan trọng có mức tăng trưởng khá. Năm 2014 giá trị kinh tế thị xã đạt 23.185,47 tỷ đồng, tăng 13,98 % so với năm 2013 [5].
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế tại thị xã Điện Bàn qua các năm
Năm Chỉ tiêu Nông - lâm - thủy sản Thương mại – dịch vụ Công nghiệp – xây dựng Tổng Năm 2013 Giá trị (tỷ đồng) 3.133,57 1.613,29 15.593,42 20.340,28 Tỷ trọng (%) 20,37 4,88 74,75 100,00 Năm 2014 Giá trị (tỷ đồng) 3.894,00 1.713,47 17.578,00 23.185,47 Tỷ trọng (%) 21,57 4,42 74,01 100,00 (Nguồn: [5]) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
a. Ngành nông – lâm – thủy sản
Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của địa bàn thị xã (năm 2014 là 4,42 %) [5]. Quá trình đô thị hoá đưa Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015 đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích gieo trồng và sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phát triển theo hướng tập trung, tích cực thâm canh, áp dụng nhiều hình thức chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên đã tăng năng xuất và chất lượng, tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Sản phẩm nông nghiệp bắt đầu gắn liền với công nghiệp chế biến, là sản phẩm đầu vào
các nhà máy trong địa bàn thị xã và khu vực lân cận. Việc phát triển ngành đi đôi với nhiều chủ trương chính sách của nhà nước nhằm cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng cây trồng, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nông thôn như dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, thực hiện chủ trương nông thôn mới.
+ Nông nghiệp: Nông nghiệp của thị xã Điện Bàn năm 2014 đạt 1.236,77 tỷ đồng, tăng 4,16 % so với cùng kỳ năm trước [5].
Trồng trọt: được sự ưu ái của thời tiết và nhờ áp dụng nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật trong thâm canh cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Với diện tích gieo trồng năm 2014 là 21.274 ha không có sự chênh lệnh nhiều so với diện tích năm 2013 (21.271 ha) nhưng sản lượng lương thực cây có hạt của năm 2014 là 81.696 tấn tăng 6.925 tấn so với năm 2013 [5]. Trong năm 2014 và đầu năm 2015 ngoài việc mở các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm cho người dân thì thị xã Điện Bàn tiếp tục thực hiện chính sách về ruộng đất như dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả canh tác.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc bình quân năm của thị xã giảm dần trong giai đoạn 2010 đến 2014 từ 111,30 ngàn con xuống còn 90.400 con. Tuy nhiên trong những năm qua số lượng đàn lợn và đàn gia cầm tăng cao trong năm 2014, trong đó: số lượng đàn lợn đạt 72.860 con tăng 4,22 % so với cùng kì năm trước, số lượng đàn gia cầm đạt 637.060 ngàn con tăng 6,86 % so với cùng kì năm trước [5]. Số lượng tổng đàn gia súc giảm nhưng số lượng đàn lợn gia cầm lại tăng đó là chăn nuôi theo hình thức chăn thả giảm và kết quả của việc thực hiện chăn nuôi theo trang trại được nhân rộng trên địa bàn thị xã.
+ Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã nhìn chung qua các năm không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu là các cây trồng lâu năm được người dân trong xung quanh khu vực nhà và trồng xen canh giữ bóng mát cho các cây hoa màu.