3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Tình hình sản xuất lúa của thị xã Điện Bàn
Điện Bàn là một thị xã đồng bằng ven biển, có trên 5.800 ha đất canh tác lúa nước và là địa phương có diện tích trồng lúa cao nhất tỉnh Quảng Nam. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2014, mặc dù chỉ chiếm 2,06 % tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh nhưng Điện Bàn lại chiếm đến 44,15 % diện tích đất trồng lúa.
Có điều kiện thuận lợi về thời tiết, thổ nhưỡng, thủy lợi, tập quán canh tác, tiếp cận khoa học kỹ thuật nên Điện Bàn là một vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý nằm ở hạ lưu các sông Thu Bồn, Bình Phước, sông Yên... nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa khá lớn, nằm phía nam đèo Hải Vân có nền nhiệt độ ổn định (nhiệt độ thấp nhất không dưới 15oC), tổng tích ôn trong năm trung bình 1.718 giờ, rất thích hợp cho việc sản xuất, chọn lọc và phục tráng giống lúa các loại [9].
Tại Điện Bàn có hai vụ lúa chính là đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân sạ vào đầu đến cuối tháng tháng 12 và thu hoạch từ giữa đến cuối tháng 4 năm sau, đây là vụ lúa thường cho năng suất cao vì hội tụ được nhiều điều kiện tự nhiên tối ưu thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của cây lúa; vụ hè thu sạ vào giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống lúa mà bố trí thu hoạch vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và không được trễ hơn vì sau thời gian này hay xảy ra bão lụt.
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu năm 2014
Vụ đông xuân Vụ hè thu Cả năm
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn thị xã 5.711,3 61,50 35.124,8 5.700,5 47,28 26.952,1 11.411,8 54,40 62.076,5 Điện An 570,3 63,9 3.644,2 570,3 53,1 3.028,3 1.140,6 58,5 6.672,5 Điện Nam Trung 147,6 56,0 826,6 144,2 28,0 403,8 291,8 42,2 1.231,4
(Nguồn: Tổng hợp từ [5])
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu sơ bộ năm 2015
Vụ đông xuân Vụ hè thu Cả năm
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn thị xã 5.707,2 63,47 36.224,8 5.705,6 55,82 31.849,8 11.412,8 59,65 68.074,6 Điện An 568,1 66,5 3.777,9 568,8 55,0 3.128,4 1.136,9 60,8 6.906,7
Điện Nam Trung 147,7 60,2 877,1 143,6 50,6 726,6 289,3 55,4 1603,6
(Nguồn: Tổng hợp từ [18])
Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa toàn thị xã là 11.412,8 ha không có sự chênh lệnh nhiều so với diện tích năm 2014 (11.411,8 ha) nhưng sản lượng lúa năm 2015 là 68.074,6 tấn, tăng 5.998,1 tấn so với năm 2014.
Vụ Đông xuân 2014 – 2015, diện tích gieo trồng toàn thị xã là 5.707,2 ha, với các giống chủ lực như HT1, PV6, OM4900, XI23, Q5… trong đó, diện tích sản xuất lúa giống chiếm hơn 10 %. Mặc dù đầu vụ thời tiết diễn biến khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, thế nhưng nhờ sự chủ động của ngành nông nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên nông dân không những không bị mất mùa mà lại còn đạt một mùa vụ bội thu. Đầu mùa, thị xã đã trích nguồn kinh phí 100 triệu đồng mua thuốc diệt chuột sinh học cấp phát cho các địa phương, đồng thời phát động nhân dân ra quân diệt chuột bằng phương pháp thủ công nên đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuột cắn phá. Cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam còn đầu tư trên 1,2 tỷ đồng để chủ động xây dựng đập thời vụ ngăn mặn giữ ngọt trên tuyến sông Vĩnh Điện trước khi xuống giống. Do vậy, năm nay mặc dù tình trạng xâm nhập mặn có xuất hiện sớm hơn so với những mùa vụ năm trước nhưng 1.700 ha diện tích lúa Đông xuân ở khu vực vùng cát và các địa phương lân cận của thị xã vẫn đảm bảo được nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân ở khu vực này tập trung sản xuất hết diện tích, tránh tình trạng bỏ hoang như mọi năm. 100 % diện tích lúa Đông Xuân năm 2015 của Điện Bàn phát triển tốt, độ đồng đều mặt ruộng khá cao, vụ mùa bội thu. Mặc dù trước đó, đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 3 đúng lúc các trà lúa đang trong giai đoạn trổ bông, thế nhưng theo đánh giá của ngành nông nghiệp thị xã, hầu hết các trà lúa vụ Đông xuân năm nay ở Điện Bàn đều được mùa. Ước tính năng suất lúa đạt từ 60 đến 62 tạ/ha, riêng đối với diện tích sản xuất giống năng suất đạt rất cao, ước đạt từ 70 đến75 ta/ha [15].
Là một phường đồng bằng vùng giữa, diện tích gieo trồng lúa của Điện An khá lớn, năm 2014 diện tích gieo trồng lúa tại Điện An là 1.140,6, chiếm 9,99 % diện tích gieo trồng lúa toàn thị xã, gấp gần bốn lần so với Điện Nam Trung (chỉ chiếm 2,56 %), do Điện Nam Trung là phường đồng bằng ven biển, đất cát là phần lớn, các loại cây nông nghiệp chỉ được trồng ở vùng đất phù sa bồi đắp hàng năm (khoảng 27 % diện tích) phía tây của phường, vì vậy diện tích lúa tại Điện Nam Trung rất nhỏ. Tương tự, diện tích gieo trồng năm 2015 của Điện An là 1.136,9 ha (9,96 %), Điện Nam Trung là 291,8 ha (2,53 %), theo lý thuyết, quy mô đất đai là một yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất lúa, quy mô đất đai càng lớn thì năng suất lúa càng tăng. Năng suất lúa của Điện An vụ đông xuân và hè thu của cả hai năm 2014 và 2015 đều vượt mức trung bình chung toàn thị xã và cao hơn nhiều so với Điện Nam Trung. Cụ thể, năm 2014, năng suất lúa của
Điện An là 58,5 tạ/ha, cao hơn mức chung của toàn thị xã là 54,40 tạ/ha và Điện Nam Trung là 42,2 tạ/ha; năm 2015 năng suất lúa của Điện An là 60,8 tạ/ha trong khi toàn thị xã là 59,65 tạ/ha và năng suất lúa phường Điện Nam Trung đạt 55,4 tạ/ha. Có thể nhận thấy rằng, có sự khác biệt đáng kể về sản xuất lúa ở hai phường cả về diện tích gieo trồng cũng như sản lượng và năng suất lúa.
3.3. Thực trạng manh mún đất đai tại địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Thông tin cơ bản về các hộ được điều tra
Đề tài chọn nghiên cứu phỏng vấn tại 2 phường: Điện An (đã dồn điền đổi thửa) và Điện Nam Trung (chưa được dồn điền đổi thửa). Như số liệu đã tính, tại phường Điện An sẽ tiến hành điều tra 70 hộ và phường Điện Nam Trung là 121 hộ, tổng số mẫu điều tra là 191 hộ.
Tại phường Điện An, có 127 hộ đã dồn điền đổi thửa, các hộ này đều ở tại khối phố Nhất Giáp, đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên 70 hộ. Tại Điện Nam Trung, có 7 khối phố và đề tài đã điều tra ngẫu nhiên 121 hộ sản xuất nông lúa tại 4 khối phố là 8A, Quảng Lăng 1, Quảng Lăng 2 và Quảng Lăng 4.
Sau khi tiến hành điều tra thông tin các hộ nông dân tại hai phường Điện An và Điện Nam Trung, xử lý số liệu thu được kết quả về tình hình cơ bản tại các nông hộ như Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tình hình cơ bản của các nông hộ được điều tra
Điện Nam Trung Điện An
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tuổi chủ hộ 34 83 59,97 43 78 54,5
Số năm đến trường của chủ hộ 1 12 6,4 2 12 6,6
Số nhân khẩu 1 10 5,3 4 8 5,1
Số lao động 1 7 3,62 1 5 3,1
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Tại các hộ được điều tra, hầu hết chủ hộ có độ tuổi khá cao và số năm đến trường tương đối thấp. Tại Điện Nam Trung, chủ hộ có tuổi cao nhất là 83 và thấp nhất là 34
tuổi, độ tuổi trung bình là 59,97 tuổi. Ở Điện An, tuổi của chủ hộ cao nhất là 78 thấp nhất là 43 tuổi, tuổi chủ hộ trung bình là 54,5 tuổi. Đa phần các chủ hộ có trình độ thấp, biểu hiện qua số năm đến trường trung bình của họ tại Điện Nam Trung là 6,4 và tại Điện An là 6,5; nhiều người đã tốt nghiệp trung học phổ thông tuy nhiên cũng có một số chủ hộ chỉ học lớp 1, lớp 2 và hiện nay không thể đọc viết được. Tuổi cao, cộng với việc công đồng án lâu năm nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa, đây là một lợi thế lớn trong việc trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của nhiều chủ hộ còn thấp nên họ ngại đổi mới và điều này cũng hạn chế khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật.
Chủ hộ là nam giới nhiều hơn nữ giới, tại Điện Nam Trung chủ hộ là nam giới chiếm 59,5 %, tại phường Điện An có 59 % chủ hộ là nam, điều này cho thấy người đàn ông vẫn có tiếng nói quyết định hơn đối với các vấn đề liên quan đến kinh tế và sản xuất của gia đình.
Số nhân khẩu trong các nông hộ khá đông, tại Điện Nam Trung, bình quân mỗi hộ có 5,38 khẩu và tại phường Điện An là 5,1; một vài hộ đông con hoặc có nhiều thế hệ chung sống nên số khẩu lên đến 8 thậm chí là 9 hoặc10 khẩu. Số lao động bình quân là 3,68 người/hộ ở Điện Nam Trung và 3,1 người/hộ ở Điện An nghĩa là mỗi hộ phải gánh từ 1 - 2 người ăn theo, là trẻ em chưa đến tuổi lao động hay những người đã quá tuổi lao động.
Có một thực tế là nhiều thành viên trong hộ đều tham gia hoạt động sản xuất lúa (kể cả những người không nằm trong độ tuổi lao động) nhưng không phải tất cả các lao động trong hộ đều là lao động nông nghiệp, một số lao động tại các nông hộ là công nhân, buôn bán hoặc làm các nghề khác như thợ xây, thợ hồ, lái xe… hầu hết các lao động nông nghiệp cũng có việc làm thêm và thậm chí nhiều người coi việc làm ruộng chỉ là nghề phụ, bởi lẽ theo họ, khó mà sống được nếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Do áp lực thiếu lao động vào lúc mùa vụ, dư thừa lao động nông nhàn và việc phân loại lao động trong các nông hộ không rõ ràng dẫn đến việc điều tra thông tin về lao động cũng gặp nhiều khó khăn và khá phức tạp.
Từ các thông tin trên có thể thấy rằng, với trình độ của người nông dân không cao, phương thức canh tác tiểu nông hiện tại, ngại đổi mới và chậm tiếp cận khoa học công nghệ cùng với quỹ đất hạn hẹp thì nông dân khó có thể làm giàu nhờ cây lúa. Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì việc nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng sáng tạo, bắt kịp cái mới của người nông dân sẽ trở thành một yêu cầu bức thiết. Đây cũng là một vấn đề mà các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải quan tâm.
3.3.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ được điều tra
Tại các nông hộ được điều tra, năm 2015 đa số các hộ dân đều sản xuất hai vụ lúa chính là đông xuân và hè thu, tuy nhiên vụ hè thu có nhiều hộ bỏ hoang vài thửa không sản xuất và năng suất thu hoạch cũng thấp hơn vụ đông xuân do bất lợi thời tiết đặc biệt bị chuột tàn phá tương đối nhiều nên nhiều thửa ruộng có năng suất rất thấp. Việc bỏ hoang vài mảnh ruộng của hộ chỉ diễn ra ở Điện Nam Trung còn ở các hộ được điều tra tại Điện An vụ đông xuân không có sự bỏ hoang vì sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng. Nhìn chung thì năng suất của các hộ tại phường Điện An cao hơn so với năng suất tại phường Điện Nam Trung. Từ kết quả điều tra, qua tính toán và thống kê thấy rằng năng suất trung bình trong vụ đông xuân tại phường Điện Nam Trung là 60,08 tạ/ha và tại phường Điện An là 66,65 tạ/ha, năng suất trung bình tương ứng tại hai phường trong vụ hè thu lần lượt là 49,88 tạ/ha và 58,80 tạ/ha.
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất lúa tại các hộ được điều tra
Vụ đông xuân Vụ hè thu
Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam
Trung Điện An
Tổng số thửa gieo trồng 306 70 271 70
Tổng diện tích sản xuất (m2
) 173.072 65.172 160.119 65.172
Năng suất trung bình (tạ/ha) 60,08 66,65 49,88 58,80
Năng suất tối thiểu (tạ/ha) 51,28 57,69 44,87 52,26
Năng suất tối đa (tạ/ha) 66,99 69,71 60,22 64,48
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống thường do hợp tác xã hoặc Ban nông nghiệp phường quy định tùy vào mục đích sản xuất, đặc điểm từng trà lúa, sự cao - thấp của thửa ruộng, tính chủ động nước trong tưới tiêu và tình hình thời tiết, dịch bệnh mà bố trí các giống khác nhau. Tại các hộ được điều tra trồng các giống lúa trung ngày hoặc ngắn ngày như HT1, HT9, Thiên Ưu 8, Xi23, PV6… Đa số các hộ đều chọn phương pháp gieo sạ để tiết kiệm được thời gian và công lao động tuy nhiên có nhiều thửa ruộng không chủ động được nguồn nước tưới và thấp trũng thì bà con vẫn áp dụng biện pháp gieo mạ để cấy.
Tùy vào loại giống, đặc điểm ruộng, phương thức gieo và kinh nghiệm của mỗi người mà lượng giống gieo trồng cho mỗi thửa là khác nhau, giao động từ 5 đến 10 kg giống/sào.
Phân bón được sử dụng để bón cho lúa gồm các loại phân như: urê, lân, kali, NPK; mặc dù phân hữu cơ và chuồng được khuyến khích sử dụng để giảm bớt lượng phân hóa học bón vào đất nhưng hiện nay hầu hết các hộ được điều tra đều không sử dụng phân chuồng để bón cho lúa; tùy thuộc vào đặc điểm, diện tích thửa ruộng, mùa vụ và kinh nghiệm của người trồng lúa mà khối lượng phân bón vào ruộng của mỗi hộ là khác nhau. Việc sử dụng thuốc trừ sâu phụ thuộc vào tình trạng của cây lúa cũng như tình hình dịch bệnh, cỏ dại tại mỗi thửa ruộng… mà liều lượng và số lần phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu cũng khác nhau.
Lao động thường là người trong hộ hoặc đôi khi là lao động thuê mướn để thực hiện các công việc như: làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bón phân, phun thuốc nông dược, cắt lúa, suốt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi…
Số liệu điều tra cho thấy lượng giống, phân bón và công lao động của mỗi thửa ruộng trong hộ giữa hai vụ không có sự khác biệt đáng kể, sự kém biến động này có thể do các hộ dân sử dụng liều lượng theo công thức riêng của mình được hình thành theo kinh nghiệm nhiều năm, công thức này thường được áp dụng một cách cứng nhắc từ vụ này đến vụ khác.
Việc sản xuất lúa của các nông hộ hiện nay vẫn chỉ nhằm mục đích tiêu dùng trong gia đình, kết hợp các phụ phẩm từ trồng lúa để chăn nuôi gà, vịt, heo, trâu, bò… (sản xuất tự túc kết hợp với hàng hóa phụ) và chỉ bán lượng lúa dư thừa, điều này cho thấy sản xuất lúa ở đây còn mang tính hộ gia đình, nhỏ lẻ, đủ tiêu dùng chứ không hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa.
3.3.3. Thực trạng manh mún đất đai tại các hộ được điều tra
Trước dồn điền đổi thửa, tại khu vực điều tra là khối phố Nhất Giáp, phường Điện An có 135 hộ với diện tích đất lúa là 121.020 m2, bình quân diện tích sản xuất/hộ là 988,60 m2 với thửa có diện tích nhỏ nhất là 142 m2 và thửa có diện tích lơn nhất là 1.288 m2; công tác dồn điền đổi thửa đã huy động được 127 hộ dân tham gia trên diện tích 112,535 m2 (92,99 %) [28].
Điều tra tình trạng manh mún đất trồng lúa ở hai phường Điện An và Điện Nam Trung, sau khi xử lý số liệu thu được kết quả của các thước đo phản ánh sự manh mún đất đai (chỉ số Simpson, số thửa, diện tích bình quân/thửa và khoảng cách bình quân từ nhà