Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

3.1.2.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của thị xã Điện Bàn đã phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Các ngành kinh tế quan trọng có mức tăng trưởng khá. Năm 2014 giá trị kinh tế thị xã đạt 23.185,47 tỷ đồng, tăng 13,98 % so với năm 2013 [5].

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế tại thị xã Điện Bàn qua các năm

Năm Chỉ tiêu Nông - lâm - thủy sản Thương mại – dịch vụ Công nghiệp – xây dựng Tổng Năm 2013 Giá trị (tỷ đồng) 3.133,57 1.613,29 15.593,42 20.340,28 Tỷ trọng (%) 20,37 4,88 74,75 100,00 Năm 2014 Giá trị (tỷ đồng) 3.894,00 1.713,47 17.578,00 23.185,47 Tỷ trọng (%) 21,57 4,42 74,01 100,00 (Nguồn: [5]) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực

a. Ngành nông – lâm – thủy sản

Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của địa bàn thị xã (năm 2014 là 4,42 %) [5]. Quá trình đô thị hoá đưa Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015 đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích gieo trồng và sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, phát triển theo hướng tập trung, tích cực thâm canh, áp dụng nhiều hình thức chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên đã tăng năng xuất và chất lượng, tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Sản phẩm nông nghiệp bắt đầu gắn liền với công nghiệp chế biến, là sản phẩm đầu vào

các nhà máy trong địa bàn thị xã và khu vực lân cận. Việc phát triển ngành đi đôi với nhiều chủ trương chính sách của nhà nước nhằm cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng cây trồng, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nông thôn như dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, thực hiện chủ trương nông thôn mới.

+ Nông nghiệp: Nông nghiệp của thị xã Điện Bàn năm 2014 đạt 1.236,77 tỷ đồng, tăng 4,16 % so với cùng kỳ năm trước [5].

Trồng trọt: được sự ưu ái của thời tiết và nhờ áp dụng nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật trong thâm canh cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Với diện tích gieo trồng năm 2014 là 21.274 ha không có sự chênh lệnh nhiều so với diện tích năm 2013 (21.271 ha) nhưng sản lượng lương thực cây có hạt của năm 2014 là 81.696 tấn tăng 6.925 tấn so với năm 2013 [5]. Trong năm 2014 và đầu năm 2015 ngoài việc mở các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm cho người dân thì thị xã Điện Bàn tiếp tục thực hiện chính sách về ruộng đất như dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả canh tác.

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc bình quân năm của thị xã giảm dần trong giai đoạn 2010 đến 2014 từ 111,30 ngàn con xuống còn 90.400 con. Tuy nhiên trong những năm qua số lượng đàn lợn và đàn gia cầm tăng cao trong năm 2014, trong đó: số lượng đàn lợn đạt 72.860 con tăng 4,22 % so với cùng kì năm trước, số lượng đàn gia cầm đạt 637.060 ngàn con tăng 6,86 % so với cùng kì năm trước [5]. Số lượng tổng đàn gia súc giảm nhưng số lượng đàn lợn gia cầm lại tăng đó là chăn nuôi theo hình thức chăn thả giảm và kết quả của việc thực hiện chăn nuôi theo trang trại được nhân rộng trên địa bàn thị xã.

+ Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã nhìn chung qua các năm không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu là các cây trồng lâu năm được người dân trong xung quanh khu vực nhà và trồng xen canh giữ bóng mát cho các cây hoa màu. Giá trị kinh tế của lâm nghiệp 2014 thu về cho thị xã 23,07 tỷ đồng tăng 0,43 % so với năm 2013 [5].

+ Thuỷ sản: Năm 2014 thuỷ sản mang lại cho nền kinh tế thị xã 131,02 tỷ đồng. Với diện tích 136 ha diện tích canh tác mang lại 1.325 tấn thuỷ sản [5]. Ngoài ra với chiều dài bờ biển hơn 7 km, nhiều làng làm nghề chài lưới có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đánh bắt, với nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước giúp ngư dân bám biển, đóng mới nhiều tàu khai thác cũng phần vào phát triển kinh tế thị xã nhà với 1.945 tấn thuỷ hải sản [8].

b. Ngành công nghiệp – xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trong giai đoạn 2010 - 2014 tăng 16,44 %/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,14% so với năm trước, đạt 15.535 tỷ đồng, chiếm 35 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Các khu, cụm công nghiệp đã và đang triển khai thu được nhiều thành quả tích cực như khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, được đánh giá là khu công nghiệp thành công tiêu biểu của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, đã cơ bản lấp đầy diện tích 390 ha với 49 dự án đầu tư (không kể các dự án mở rộng sản xuất, trong đó có 45 dự án đã hoạt động) với tổng vốn đầu tư hơn 2.104,8 tỷ đồng và 289,117 triệu USD, giải quyết cho khoảng 23.400 lao động.

Riêng 11 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết do thị xã quản lý đến nay đã có đã có 42 doanh nghiệp đăng ký sản xuất với tổng vốn đầu tư hơn 2.133,65 tỷ đồng (theo dự án), trong đó có 29 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, giải quyết lao động trực tiếp cho khoảng 2.500 lao động. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 92,525 ha, chiếm tỷ lệ lấp đầy bình quân 43,5 %. Diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê tại các Cụm công nghiệp là 120,52 ha.

Các sản phẩm có đóng góp lớn về mặt giá trị cho ngành sản xuất công nghiệp của thị xã là: giày da, may mặc; vật liệu xây dựng; bia, nước ngọt; hải sản đông lạnh.

Bên cạnh đó, toàn thị xã có hơn 1.800 cơ sở công nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như gia công sản xuất máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, may mặc, cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng… Lợi thế về nguồn lao động dồi dào tại địa phương đã đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp [8].

c. Ngành thương mại - dịch vụ

Là trung tâm kinh tế - văn hoá - giáo dục phía bắc tỉnh Quảng Nam, cùng với địa thế là cầu nối giữa thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế khu vực miền trung và thành phố Hội An là thành phố du lịch, Điện Bàn có lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ một cách tối đa. Năm 2014, thương mại dịch vụ chiếm 21,57 % cơ cấu kinh tế mang lại giá trị GDP cho toàn thị xã 3.894,00 tỷ đồng, tăng 24,26 % so với cùng kì năm trước [5].

+ Thương mại: Hoạt động thương mại trên địa bàn thị xã phát triển mạnh, chủ yếu là 5 xã vùng đông thị xã Điện Bàn. Cùng với sự phát triển của thị xã thì nhiều cơ sở doanh nghiệp tư nhân cũng được mở rộng, năm 2014 số cơ sở sản suất kinh doanh trên địa bàn thị xã đã đạt 9.877 cơ sở [5]; hàng hoá buôn bán ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.

triệu USD). Tập trung chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, mỹ nghệ phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân.

Bên cạnh giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao thì giá trị nhập khẩu là con số thể hiện sự đa dạng trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã. Năm 2014 giá trị nhập khẩu đạt 223,50 triệu USD cao gần gấp 5 lần năm 2011(47,5 triệu USD) [5].

+ Du lịch: Là thị xã lân cận thành phố Hội An, cách khu Thánh địa Mỹ Sơn chưa đầy 30 km và là vùng ngoại thị thành phố Đà Nẵng; tất cả các yếu tố trên mang lại lợi thế không hề nhỏ cho du lịch Điện Bàn.

Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh, các hoạt động lễ hội được tổ chức hoành tráng, các hoạt động vui chơi được tổ chức sôi động, đặc biệt hưởng ứng các chương trình quốc gia về du lịch, tuần lễ du lịch, ngoài ra Điện Bàn còn sỡ hữu 7 km đường bờ biển cùng với Đà Nẵng và Hội An, Điện Bàn tạo nên đường bờ biển Sơn Trà - Điện Ngọc với nhiều khu vui chơi nghĩ dưỡng cao cấp thu hút lượng khách trong nước và quốc tế ngày càng nhiều.

Lượt khách đến với Điện Bàn tăng dần đều qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân từ năm 2010 đến năm 2014 là 10,53 %, năm 2014 lượng khách du lịch tham quan đạt 19.000 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 2.240 lượt người, tăng 8,88 % so với năm 2013 [8], [5].

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm a. Dân số

Theo số liệu của chi cục thống kê thị xã Điện Bàn tính đến 31/12/2014 dân số toàn thị xã là 207.486 người với 108.540 nữ [5]. Nhìn chung người dân sống tập trung tại những xã có điều kiện phát triển về kinh tế, có các hoạt động công nghiệp dịch vụ phát triển, gần những xã có cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hay phân bố đông đúc dọc những tuyến đường lớn trong địa bàn thị xã.

Bảng 3.2. Dân số tại vùng nghiên cứu năm 2014

(Đơn vị: người)

Sinh Chết Đến Đi Dân số (31/12/2014)

Tổng số Nữ

Toàn thị xã 2.685 1.180 984 1.245 207.486 108.540

Điện An 226 69 72 73 14.632 7.508

Điện Nam Trung 114 50 35 33 7.839 4.069

b. Lao động, việc làm

Tính đến năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động ở thị xã Điện Bàn là 126.450 người, số lao động trong độ tuổi lao động có việc làm là 118.780 người [5]. Cơ cấu lao động được phân bố đều ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ được thống kê cụ thể như Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân loại lao động theo từng ngành tại thị xã Điện Bàn năm 2014

Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tổng Số lao động (người) 29.494 45.196 44.090 118.780 Tỷ lệ (%) 24,83 38,05 37,12 100 (Nguồn: [5]) 3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội tại thị xã Điện Bàn tương đối đồng bộ, đang được nâng cấp và gấp rút hoàn thiện để đáp ứng chỉ tiêu của đô thị loại IV [30].

a. Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã phát triển khá hoàn chỉnh, một số tuyến đường được nâng cấp mở rộng nhằm đảm bảo đi lại và góp phần vào sự phát triển của thị xã; các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đều được trải thảm nhựa và khai thác tốt. Các tuyến giao thông nông thôn, các đường liên xã, tuyến đường nội đồng đã nhựa hoá và bêtông hoá được khoảng 80 % theo đề án Nông thôn mới của tỉnh đảm bảo cho nhu cầu người dân vận chuyển hàng hoá nông sản.

- Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường sắt: đáp ứng được các nhu cầu của hành khách và vận chuyên hàng hoá, góp phần vào sự đa dạng cho hoạt động giao thông của thị xã.

b. Hệ thống cấp thoát nước

- Hệ thống cấp nước: Hiện nay nguồn cung cấp nước sạch chủ yếu cho phường Vĩnh Điện và các khu vực lân cận là nhà máy nước Vĩnh Điện với công suất 2.000 m3 /ngày đêm, đa số người dân trong thị xã lấy nước từ các giếng máy tự đóng [30].

- Hệ thống thoát nước: Cùng với công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì hệ thống các tuyến thoát nước cũng đang được đầu tư xây dựng, với lợi thế là có các hệ thống sông nằm trải khắp địa bàn giúp khả năng điều tiết tốt việc thoát nước. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường tại nông thôn, đô thị và các cụm công nghiệp đang là vấn đề

lớn đặt ra cần được quan tâm giải quyết. Riêng Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các cụm công nghiệp hiện nay không đủ kinh phí để thực hiện [30].

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn đến phát triển nông nghiệp

Điện Bàn đang phát triển theo hướng đô thị hoá, việc xác lập Điện Bàn thành thị xã vào năm 2015 với việc hình thành 2 khu vực: nội thị và ngoại thị kéo theo ngành nông nghiệp Điện Bàn bị phân hóa thành hai vùng phát triển theo định hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn.

Bảng 3.4. Phân tích lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn

Chỉ tiêu Lợi thế Hạn chế 1. Yếu tố tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý - Giáp 2 thành phố Đà Nẵng và Hội An, cách thành phố Tam Kỳ 45 km - Có các tuyến giao thông huyết mạch: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, gần đầu mối giao thông lớn, gần sân bay, cảng biển…

- Thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu, tiếp nhận khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

- Có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái.

- Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm không gian phát triển nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, môi trường sản xuất nông nghiệp không còn thuận lợi như trước. 1.2. Địa hình - Vùng ven biển 25 %, đồng bằng 73 %, gò đồi 2 % - Bằng phẳng, độ chênh cao thấp, mức độ chia cắt trung bình

- Phát triển tổng hợp nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch. - Cấu trúc địa chất bền vững thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

1.3. Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa - Mưa theo mùa

- Hệ thống sinh vật phong phú, thuận lợi phát triển nông, ngư nghiệp và du lịch.

- Chịu ảnh hưởng của nắng nóng, mưa, bão, lụt và tác động của biến đổi khí hậu.

1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Đất đai rộng lớn, màu mỡ - Vùng biển giàu tiềm năng

- Hệ thống sông phân bố đều

- Nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, thâm canh chiều sâu và sản xuất hàng hoá.

- Vùng biển đẹp, nhiều tài nguyên, phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng và khai thác du lịch.

- Nghèo khoáng sản. - Bị khai thác quá mức, ít được cải tạo, đang dần bị suy thoái.

1.5. Tài nguyên nhân văn

- Nhiều di tích lịch sử được nhà nước công nhận - Có các làng nghề truyền thống nổi tiếng

- Chính quyền địa phương đã và đang quan tâm đến việc khai thác các di tích trong lịch sử cũng như phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút du khách.

- Di tích lịch sử ít được tu dưỡng, đang bị xuống cấp.

2. Yếu tố kinh tế - xã hội

2.1. Tăng trưởng kinh tế - Tốc độ tăng trưởng cao, các ngành kinh tế có mức tăng trưởng khá.

- Chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Công nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa địa phương, nông nghiệp là sản phẩm đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, cung cấp nguyên vật liệu cho các khu công nghiệp, các nhà máy trong địa bàn thị xã và khu vực lân cận.

- Trong xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp sẽ giảm và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do đó vốn đầu tư cho nông nghiệp sẽ ít hơn các thành phần kinh tế khác.

2.3. Nguồn lao động - Dồi dào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)