3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ được điều tra
Tại các nông hộ được điều tra, năm 2015 đa số các hộ dân đều sản xuất hai vụ lúa chính là đông xuân và hè thu, tuy nhiên vụ hè thu có nhiều hộ bỏ hoang vài thửa không sản xuất và năng suất thu hoạch cũng thấp hơn vụ đông xuân do bất lợi thời tiết đặc biệt bị chuột tàn phá tương đối nhiều nên nhiều thửa ruộng có năng suất rất thấp. Việc bỏ hoang vài mảnh ruộng của hộ chỉ diễn ra ở Điện Nam Trung còn ở các hộ được điều tra tại Điện An vụ đông xuân không có sự bỏ hoang vì sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng. Nhìn chung thì năng suất của các hộ tại phường Điện An cao hơn so với năng suất tại phường Điện Nam Trung. Từ kết quả điều tra, qua tính toán và thống kê thấy rằng năng suất trung bình trong vụ đông xuân tại phường Điện Nam Trung là 60,08 tạ/ha và tại phường Điện An là 66,65 tạ/ha, năng suất trung bình tương ứng tại hai phường trong vụ hè thu lần lượt là 49,88 tạ/ha và 58,80 tạ/ha.
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất lúa tại các hộ được điều tra
Vụ đông xuân Vụ hè thu
Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam
Trung Điện An
Tổng số thửa gieo trồng 306 70 271 70
Tổng diện tích sản xuất (m2
) 173.072 65.172 160.119 65.172
Năng suất trung bình (tạ/ha) 60,08 66,65 49,88 58,80
Năng suất tối thiểu (tạ/ha) 51,28 57,69 44,87 52,26
Năng suất tối đa (tạ/ha) 66,99 69,71 60,22 64,48
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống thường do hợp tác xã hoặc Ban nông nghiệp phường quy định tùy vào mục đích sản xuất, đặc điểm từng trà lúa, sự cao - thấp của thửa ruộng, tính chủ động nước trong tưới tiêu và tình hình thời tiết, dịch bệnh mà bố trí các giống khác nhau. Tại các hộ được điều tra trồng các giống lúa trung ngày hoặc ngắn ngày như HT1, HT9, Thiên Ưu 8, Xi23, PV6… Đa số các hộ đều chọn phương pháp gieo sạ để tiết kiệm được thời gian và công lao động tuy nhiên có nhiều thửa ruộng không chủ động được nguồn nước tưới và thấp trũng thì bà con vẫn áp dụng biện pháp gieo mạ để cấy.
Tùy vào loại giống, đặc điểm ruộng, phương thức gieo và kinh nghiệm của mỗi người mà lượng giống gieo trồng cho mỗi thửa là khác nhau, giao động từ 5 đến 10 kg giống/sào.
Phân bón được sử dụng để bón cho lúa gồm các loại phân như: urê, lân, kali, NPK; mặc dù phân hữu cơ và chuồng được khuyến khích sử dụng để giảm bớt lượng phân hóa học bón vào đất nhưng hiện nay hầu hết các hộ được điều tra đều không sử dụng phân chuồng để bón cho lúa; tùy thuộc vào đặc điểm, diện tích thửa ruộng, mùa vụ và kinh nghiệm của người trồng lúa mà khối lượng phân bón vào ruộng của mỗi hộ là khác nhau. Việc sử dụng thuốc trừ sâu phụ thuộc vào tình trạng của cây lúa cũng như tình hình dịch bệnh, cỏ dại tại mỗi thửa ruộng… mà liều lượng và số lần phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu cũng khác nhau.
Lao động thường là người trong hộ hoặc đôi khi là lao động thuê mướn để thực hiện các công việc như: làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bón phân, phun thuốc nông dược, cắt lúa, suốt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi…
Số liệu điều tra cho thấy lượng giống, phân bón và công lao động của mỗi thửa ruộng trong hộ giữa hai vụ không có sự khác biệt đáng kể, sự kém biến động này có thể do các hộ dân sử dụng liều lượng theo công thức riêng của mình được hình thành theo kinh nghiệm nhiều năm, công thức này thường được áp dụng một cách cứng nhắc từ vụ này đến vụ khác.
Việc sản xuất lúa của các nông hộ hiện nay vẫn chỉ nhằm mục đích tiêu dùng trong gia đình, kết hợp các phụ phẩm từ trồng lúa để chăn nuôi gà, vịt, heo, trâu, bò… (sản xuất tự túc kết hợp với hàng hóa phụ) và chỉ bán lượng lúa dư thừa, điều này cho thấy sản xuất lúa ở đây còn mang tính hộ gia đình, nhỏ lẻ, đủ tiêu dùng chứ không hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa.