Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Manh mún đất đai và những tác động của mún đất đai đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm và đã có nhiều công trình được công bố:

Đề tài: “Phân mảnh đất đai của hộ và phân mảnh đất đai giữa các hộ trong nông nghiệp Việt Nam” của Thomas Markussen, Finn Tarp (nhóm nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG), Trường Đại học Copenhagen Đan Mạch), Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP), Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD). Kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu này cho thấy tác động của phân mảnh là khá mạnh và mức độ tác động rất đáng chú ý, chi phí lao động/ha của các hộ nông dân nhỏ cao gấp 5 lần so với hộ quy mô lớn. Điều này cho thấy việc dồn điền đổi thửa có tác dụng rất lớn trong việc giải phóng lao động ra khỏi nông nghiệp ở Việt Nam.

Đề tài: “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam” của Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay (đại học Sydney) và Phạm Văn Hùng (đại học Nông nghiệp I - Hà Nội). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng manh mún đất đai là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại Việt Nam, manh mún đất đai vừa có những tác động xấu vừa đem lại lợi ích cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung đất đai có thể sẽ có lợi cho nông dân trong ngắn hạn nếu xem xét dưới góc độ năng suất cây trồng nhưng nó cũng có thể tạo thêm chi phí nếu xét đến khả năng giảm rủi ro và một số lợi ích riêng khác của việc có nhiều mảnh, đặc biệt là trong bối cảnh nền nông nghiệp còn tự cung, tự cấp. Đề tài đưa ra kiến nghị những chính sách tập trung đất đai theo định hướng của Chính phủ cần phải được thực hiện với sự chú ý và cẩn thận hơn. Ở một vài nơi, manh mún đất đai có thể có lợi ích, nhất là ở những vùng miền núi hay những nơi có mức độ rủi ro về hạn hán và lụt lội cục bộ thường xảy ra cao hơn.

Đề tài khoa học của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Đào Thế Anh làm chủ nhiệm “Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở đồng bằng Sông Hồng”. Các tác giả nghiên cứu ba hình thức dồn điền đổi thửa chính là: tự do mua bán dồn đổi; bán tự nguyện (nông dân tổ chức đăng ký dồn đổi, cơ quan địa phương hỗ trợ) và hình thức tổ chức can thiệp hành chính trên diện rộng. Đề tài kết luận: dồn điền đổi thửa tác động đến sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn là rất phức tạp, theo hai chiều (-) và (+), do đó cần xem xét kỹ vấn đề này trước khi áp dụng dồn điền đổi thửa tại mỗi địa phương khác nhau.

Đã có nhiều bài đăng trên báo và tạp chí phản ánh sự manh mún đất nông nghiệp tại nhiều địa phương khác nhau, các bài viết đều khẳng chỉ ra sự tác động không tốt của việc manh mún ruộng đất đến tính hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và giải pháp khắc phục. Ví dụ như:

Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thụy Đoan, “Thực tiễn công tác dồn điền đổi thửa và tác động đến phát triển nông nghiệp và nông thôn tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 7:1005-1014.

Xuân Thân, “Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai”, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, tháng 11/2013.

Nguyễn Văn Toàn, Phạm Xuân Hùng, Dương Thị Tuyên, “Ảnh hưởng của tình trạng manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”, tạp chí Khoa học, số 2/2014.

Lê Thị Anh, “Manh mún đất đai sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Tri thức và phát triển, ngày 25/8/2014.

Nhiều luận văn cũng nghiên cứu đề tài này như: luận văn “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” của Ngô Việt Phương, năm 2009; luận văn của Chu Mạnh Tuấn (2007) “Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện ứng hòa, tỉnh Hà Tây”, luận văn “Đánh giá ảnh hưởng của công tác chuyển đổi ruộng đất đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá” của Trần Thị Thanh Huyền, năm 2006… Các luận văn ấy đã chỉ ra thực trạng manh mún đất đai và những tác động của công tác dồn điền đổi thửa từ những góc nhìn khác nhau của các địa phương cụ thể.

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập những tác động của mún đất đai đến sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm tích tụ đất đai, trong đó có công tác dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên, kết quả

của các nghiên cứu trên cho thấy rằng việc dồn điền đổi thửa đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có những địa phương đã thất bại khi triển khai và mức độ thành công của các địa phương là khác nhau, điều này đã xảy ra ngay trong cùng một huyện có xã thành công và có xã không thành công.

Luận văn này kế thừa các kết quả của những nhà nghiên cứu trước liên quan đến đề tài và sẽ xem xét vấn đề này tại thị xã Điện Bàn - một địa phương mà những năm gần đây công tác dồn điền đổi thửa mới được triển khai thực hiện trên quy mô nhỏ tại một số xã, phường; nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của công tác dồn điền tại địa phương từ đó đưa ra những kiến nghị và tìm ra các giải pháp thích hợp để sử dụng đất sản xuất lúa tại địa phương được hiệu quả.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Diện tích đất trồng lúa của thị xã Điện Bàn và diện tích đất trồng lúa của các hộ nông dân tại phường Điện An và phường Điện Nam Trung

- Các tài liệu và các loại văn bản, bản đồ liên quan đến sự manh mún đất đai và công tác dồn điền đổi thửa.

- Cán bộ quản lý, cán bộ nông nghiệp, cán địa chính và người dân tại hai phường Điện An và Điện Nam Trung.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thị xã Điện Bàn và chọn 2 phường: Điện An và Điện Nam Trung để điều tra khảo sát, đây là hai phường giáp ranh nhau, có điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa hình, nguồn nước tương đồng, nhưng phường Điện An là phường đã được dồn điền đổi thửa và phường Điện Nam Trung chưa được dồn điền đổi thửa.

2.2.2. Phạm vi thời gian

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2016 - Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 – 2015

- Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập trong năm 2015

2.2.3.Giới hạn phạm vi nội dung

Trong giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất và năng suất lúa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu - Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu

- Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến năng xuất và các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của hộ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa tại thị xã Điện Bàn

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp thông qua niên giám thống kê, các quy hoạch, báo cáo… có liên quan đến tình hình sản xuất lúa và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn, phường Điện An và phường Điện Nam Trung.

Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân phường, thu thập qua sách báo, internet, tham khảo từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến vấn đề “manh mún đất đai”, “dồn điền đổi thửa”, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

* Thu thập số liệu tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ có tham gia sản xuất lúa 2015 tại hai phường: Điện An và Điện Nam Trung trên cơ sở bảng hỏi thiết kế sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung các thông tin liên quan đến manh mún đất đai (quy mô đất trồng lúa, số thửa, diện tích mỗi thửa), chi phí sản xuất lúa và sản lượng lúa của nông hộ.

Vì số lượng tổng thể khá nhỏ và có thể biết được nên số hộ sẽ điều tra tại mỗi phường được tính theo công thức: n = [10]

Trong đó, - n: là cỡ mẫu hay số hộ điều tra tại mỗi phường - N: là số lượng tổng thể [10].

+ Tại phường Điện An, N = tổng số hộ đã dồn điền đổi thửa

+ Tại phường Điện Nam Trung, N = tổng số hộ sản xuất nông nghiệp - e là sai số tiêu chuẩn

Chọn độ chính xác là 92 % thì sai số tiêu chuẩn e = ± 8 %

Tại phường Điện An, có 127 hộ đã dồn điền đổi thửa đất lúa, theo công thức trên, số hộ tiến hành điều tra tại phường Điện An là:

Tại phường Điện Nam Trung, số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 545 hộ, số hộ được điều tra sẽ là:

n = = 121,43 121 hộ

2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý, kiểm định và phân tích số liệu

- Thống kê, sắp xếp số liệu đã thu thập được theo từng phường;

- Sử dụng chỉ số đa dạng hóa ), trong đó, ai là diện tích của thửa thứ i, A là qui mô đất đai của hộ và A = ∑ai để đánh giá mức độ manh mún đất đai của các hộ.

- Để đánh giá ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan giữa các chỉ số đo lường mức độ manh mún đất đai với các chỉ tiêu về chi phí (phân bón, công lao động, lượng giống sử dụng) và chỉ tiêu về năng suất lúa. Giá trị của các hệ số tương quan sẽ phản chiếu sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đối với sản xuất lúa.

- Kiểm định sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, bằng việc so sánh trung bình các chi phí và năng suất lúa giữa hai mẫu điều tra để xem xét có sự sai khác hay không về chi phí và năng suất giữa hai tổng thể có mức độ manh mún đất đai khác nhau.

- Việc xử lý số liệu và phân tích hệ số tương quan và kiểm định giả thuyết thống kê sẽ được thực hiện trên phần mềm Excel thông qua việc sử dụng bộ công cụ Data Analysis và các hàm thống kê phân tích dữ liệu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực đất đai và nông nghiệp để đề xuất các giải pháp về chính sách đất đai trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lúa.

2.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ địa chính và lập các biểu đồ đường, biểu đồ cột… để minh họa cho một số nội dung của luận văn.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Điện Bàn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 21.471 ha diện tích tự nhiên, 229.907 nhân khẩu và 20 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Điện Bàn theo Nghị quyết 889/NQ-UBTVQH13 ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13.

Thị xã Điện Bàn có tọa độ địa lý xét về vĩ độ từ 15o40’ đến 15o57’ vĩ độ Bắc và kinh độ từ 108o00’ đến 108o20’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp của thị xã như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) - Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên

- Phía Đông giáp biển Đông và phía Đông Nam giáp thành phố Hội An - Phía Tây giáp huyện Đại Lộc [14].

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn (Nguồn: [5])

Thị xã Điện Bàn nằm trên trục quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Bắc và cách tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 48 km về phía Nam; có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam;

trung tâm huyện lỵ gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng lớn Tiên Sa của khu vực miền Trung. Với vị trí địa lý trên, phát triển đô thị Điện Bàn có nhiều cơ hội liên kết với các đô thị liền kề như Đà Nẵng và Hội An tạo nên dải đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung [8].

Xét về mặt tự nhiên, thị xã Điện Bàn một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố cho phát triển đô thị với hướng mở, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển, địa hình khá bằng phẳng, trong đó địa hình ven biển gồm các phường Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương, vùng này chủ yếu là cồn cát và bãi cát ven biển chạy dài từ Bắc xuống Nam với diện tích khoảng 5.300 ha (chiếm 25 % diện tích thị xã). Địa hình đồng bằng là dạng địa hình chính, gồm hầu hết các xã, phường đồng bằng ở khu vực trung tâm và phía Tây của thị xã, diện tích khoảng 15.500 ha (chiếm 73 % tổng diện tích tự nhiên). Địa hình gò đồi phân bố chủ yếu ở xã Điện Tiến, có diện tích khoảng 395 ha, chiếm 2 % diện tích tự nhiên [14].

Cả hai phường điều tra khảo sát của đề tài đều nằm trong vùng đồng bằng của thị xã nhưng phường Điện An nằm ở khu vực trung tâm của thị xã Điện Bàn, có tổng diện tích tự nhiên năm 2014 là 1.014,85 ha còn phường Điện Nam Trung là một phường đồng bằng ven biển nằm về phía đông của thị xã có diện tích năm 2014 là 803,74 ha.

3.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu tại thị xã Điện Bàn nói chung và hai phường Điện An, Điện Nam Trung nói riêng mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng trung trung bộ: nắng nhiều, mưa theo mùa và chịu ảnh hưởng của gió mùa; gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 12.

Một năm có hai mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6°C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.208 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 và tháng 11, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3.

Bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [30].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)