26.Thích chọn ngề có tương lai huy hoàng?

Một phần của tài liệu Cẩm nang Hướng nghiệp (Trang 93 - 95)

Hỏi: Nơi tôi ở, ngoài nhà cửa và hàng hóa, chỉ thấy toàn phế liệu. Một số người cũng kiếm việc từ phế liệu, nhưng thẳng thấy ai khấm khá, càng không thấy ai “cao tay nghề” để có thể “sánh vai cùng nghề khác”. Vậy, nếu lao tâm khổ tứ trên đống phế liệu, liệu có được một tương lai huy hoàng? Cái đích của hướng nghiệp, theo tôi nghĩ, phải huy hoàng, chứ “bình bình” thì hướng nghiệp làm chi? ***************

Trả lời: Đỉnh cao chót vót và huy hoàng đến đâu cũng phải được dựng xây (hoặc được phóng lên) từ dưới thấp. Hướng nghiệp đi từ căn bản. Nó giúp người được hướng nghiệp chuyển biến từ cách nhìn, cách nghĩ…để tự mình”xây nền móng cho tòa nhà chọc trời”. Bạn hãy tiếp tục nuôi mộng huy hoàng, nhưng đừng quên đắp xây từ những viên gạch nhỏ.

Hướng nghiệp là tham khảo từ nhiều hướng để chọn một hướng riêng phù hợp cho mình. Đi làm công hay mở dịch vụ…là những phương hướng có thể nghĩ tới. Nguồn phế liệu và những nghề “ăn theo” nó không phải là hướng

duy nhất. Song, đi vào hiện đại hóa – công nghiệp hóa, phế liệu là một vần đề to lớn, liên quan đến nhiều ngành nghề (từ thấp lên cao), góp phần cải thiện đời sống và bảo vệ môi sinh.

Nơi bạn ở, cũng như nhiều vùng đô thị hóa khác, phế liệu chưa được tận thu gom và tận khai thác nhiều “công năng” của nó. Ta nên hiểu phế liệu theo nghĩa công nghệ. Nghĩa là: với mặt hàng này, nó là phế liệu, nhưng với mặt hàng khác, nó là nguyên vật liệu. Giấy vụn là phế liệu, nhưng nó là nguyên liệu chính để sản xuất bao bì cao cấp (tốt hơn bao bì nilông về nhiều mặt, nhất là không gây ô nhiễm).

Anh Đặng Quốc Hùng – Giám đốc Công ty Thủ công Mỹ nghệ Kim Bôi ( ở Trần Đình Xu – Q1 – Tp.HCM) cho biết, chính những phế liệu của dừa đã tạo nên sự nghiệp cho công ty Kim Bôi. Các nhà sản xuất và kinh doanh gọi anh là “ông Giám đốc phế liệu” đã cho ra hàng loạt mặt hàng nhiều mẫu mã đang được tiêu thụ rất mạnh. Từ sản phẩm này gợi ý cho anh nghĩ ra sản phẩm khác theo nhu cầu thị trường, như chiếu dừa, nệm dừa, gối dừa, túi xách, giỏ hoa, chậu cảnh… Riêng nệm sơ dừa, công ty Kim Bôi đã cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của 90% xí nghiệp sản xuất nệm ở tpHCM và Hà Nội, đồng thời xuất khẩu thu đôla. Khách Âu Châu, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…đến đặt hàng ngày càng nhiều. Anh thường tâm sự với gần 100 nhân viên của công ty “Đừng chạy đâu xa. Nghề nghiệp có ngay tại chỗ, khổ công lặn lội thì có nghề”.

Hiện nay, nhiều người lâm vào tình trạng “nghề gần không chọn, đi chọn nghề xa”, nghề ngay dưới chân mình mà không biết hoặc biết mà xem thường. Nhiều đại gia ngày nay nhớ lại thuở hàn vi, họ đã gợi cho ta một phương hướng chiến lược : Trước khi ao ước nghề cao, hãy xây mộng bình thường. Chính họ đã từng xây mộng bình thường, trong một bối cảnh đầy khó khăn. Gánh ve chai của những người tay trắng lam lũ mà làm nên cơ nghiệp đã nói lên điều đó. Lịch sử của nghề ve chai cho thấy nhiều người trong họ đã thành đại gia, tỷ phú từ đống đồng nát sắt vụn. Lúc đầu, họ chưa có điều kiện để học nghề cao và làm nghề sang. Nhưng, họ đã học được cách làm việc của con ong, con kiến để làm giàu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Hướng nghiệp (Trang 93 - 95)