12.Bản tính hướng nội, hướng ngoại liên quan thế nào đến công việc & ngành nghề

Một phần của tài liệu Cẩm nang Hướng nghiệp (Trang 71 - 73)

Hỏi: Em đang học lớp 12. Cô giáo chủ nhiệm thường nhận xét em là người

hướng nội, khép kín. Em cũng cảm nhận mình thiên về cuộc sống nội tâm. Xin cho biết, vậy là hay hoặc dở, hợp hay không hợp với những công việc gì, ngành nghề nào? Cũng hỏi như thế với người hướng ngoại?

*******************

Trả lời: Nếu bạn thực sự là người hướng nội, nên tránh đi vào ngành nghề đòi hỏi giao tiếp rộng như: ngoại giao, tiếp thị, kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch, vận động viên thể thao, thi công tại hiện trường…

Những ngành nghề phù hợp nhiều với tính hướng nội như: dạy học, thầy thuốc, khảo sát, thiết kế, văn phòng, quản trị hành chính, quản trị nhân sự, nghiên cứu khoa học, hoạt động nhân văn…

Phân biệt như thế cũng chỉ ở mức tương đối. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều tính cách khác (ngoài hướng nội, hướng ngoại). Đặc biệt, còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh tâm tính cá nhân, vào sự dung hòa giữa hướng nội và hướng ngoại trong mỗi người. Không hẳn hướng nội (hay hướng ngoại) là tốt hoặc xấu. Bên nào cũng có mặt hay, mặt dở. Nếu biết khai thác mặt mạnh và tự hạn chế mặt yếu thì bạn vẫn có thể thích ứng vời nhiều loại ngành nghề.

Để nhận biết sự thích ứng đó, trước hết cần thấy rõ sự thích nghi của tính hướng nội / hướng ngoại với những công việc liên quan tới nhiều ngành nghề khác nhau. Bảng liệt kê đối xứng sau đây (qua 10 điểm tiêu biểu của xu thế hướng nội / hướng ngoại) sẽ cho ta vài gợi ý khi chọn việc, chọn nghề.

TT Người hướng ngoại Người hướng nội

1 Thích sự đa dạng và hành động Thích sự yên tĩnh để tập trung 2 Thích làm nhanh và sôi nổi Thích cẩn thận và sâu lắng 3 Không thích làm nhiều chi tiết Thích kỹ lưỡng từng chi tiết

4 Chọn công việc có tiếp xúc với nhiều người

Chọn công việc ít tiếp xúc với nhiều người

5 Nặng về quan hệ đối ngoại để liên kết và hợp tác

Nặng về trầm tư và động não để độc lập và sáng tạo

6 Thích làm việc ngoài văn phòng, xa bàn giấy

Thích ngồi làm ở văn phòng, gắn với bàn giấy

7 Quan tâm, thích thú từ hiệu quả thực tế của công việc

Quan tâm, thích thú từ ý nghĩa sâu sắc của công việc

8 Không để ý tới sự ngắt quãng công việc vì điện thoại

Không thích bị ngắt quãng công việc bởi điện thoại

9 Thường hành động nhanh nhưng ít liên tục (lửa rơm)

Thường hành động chậm nhưngliên tục (kiên trì)

10 Thường bực mình khi công việc phải kéo dài v.v…

Không bận tâm khi phải kéo dài công việc v.v…

Một phần của tài liệu Cẩm nang Hướng nghiệp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w