Nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại lâm đồng (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu các chủng vi nấm gây bệnh cho côn trùng đã được các nhà khoa học ở một số trường Đại học và Viện nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20. Nấm lục cương (Metarhizium) diệt sâu bọ đã được Nguyễn Lân Dũng (1981) mô tả hình thái, phân tích cơ chế tác dụng, hướng dẫn nguyên tắc cách phân lập, nuôi cấy, phương pháp sản xuất sinh khối từ những năm 70 của thế kỷ 20.

Năm 1975, Tạ Kim Chỉnh và cộng sự đã thu thập mẫu bệnh sâu róm thông

Dendrolimus ponctatus chết do nấm và xác định là do loài nấm trắng Beauveria gây ra. Từ các mẫu bệnh này tác giả đã phân lập, thuần khiết và đã định loại được các chủng B. bassiana (Bb1, Bb2, Bb4, Bb5, BbKC và BbYD) và điều chế chế phẩm dạng bột để thử nghiệm phòng trừ sâu róm thông ở lâm trường Yên Dũng - Bắc Giang. Các công trình nghiên cứu cơ bản về các chủng vi nấm M. anisopliaeB. bassiana bao gồm những nghiên cứu về điều tra (Tạ Kim Chỉnh và cs, 1994), phân lập và tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng diệt côn trùng (Tạ Kim Chỉnh, 2003), nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các chủng MetarhiziumBeauveria (Tạ Kim Chỉnh và cs, 1994), nghiên cứu về lựa chọn các thành phần cơ chất trong môi trường nuôi cấy giống (Tạ Kim Chỉnh và cs,1994), lựa chọn các phương pháp bảo quản giống (Tạ Kim Chỉnh và cs,1994) và phương pháp thu hồi sản phẩm trong quy trình sản xuất chế phẩm (Tạ Kim Chỉnh và cs, 2009). Các nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm để phòng trừ sâu trong đất hại cây trồng cạn và cây công nghiệp được thực hiện nhiều nhất tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học (Tạ Kim Chỉnh và cs, 2009).

Đầu những năm 1990, Viện Bảo vệ Thực vật và Đại học Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu, thu thập, tuyển chọn, nhân và bảo quản các chủng nấm ký sinh côn trùng để sản xuất thuốc trừ sâu. Trong các loài côn trùng hại lúa, ngô, mía… đã có 31 loài được ghi nhận bị nấm B. bassiana tấn công và trên 40 loài bị M. anisopliae tấn công. Các công trình nghiên cứu ứng dụng sản phẩm nấm M. anisopliaeB. bassiana chủ yếu thực hiện trên các côn trùng ăn lá (Trần Văn Mão, 2002).

Tác giả Phạm Thị Thùy đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm nấm B. bassiana

M. anisopliae để phòng trừ rầy nâu hại lúa từ 1991 đến 1995. Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cộng sự đã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng nấm bệnh thuộc 3 loài B. bassiana, M. anisopliaeM. flavoride để phòng trừ cho một số loài sâu hại

cây nông, lâm nghiệp như châu chấu, rầy nâu, sâu đo xanh, sâu khoang bằng phương pháp phun trực tiếp bào tử nấm Metarhizium trên đồng ruộng. Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm nấm M. anisopliaeM. flavoviridae trừ châu chấu hại ngô, mía ở Bà Rịa Vũng Tàu trong 2 mùa mưa 1994, 1995 của tác giả Phạm Thị Thuỳ và các cộng sự cho kết quả trừ châu chấu đạt 39,9 - 66,2% và 60,1 - 72,0% tương ứng ở ngày thứ 13 và 20 (Phạm Thị Thùy, 1994, 2003, 2004).

Từ 1998 đến 2002, Trịnh Văn Hạnh và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu mối, Viện Khoa học Thủy Lợi, đã nghiên cứu tuyển chọn các chủng M. anisopliae có hiệu lực cao để phòng trừ loài mối nguy hiểm nhất là Coptotermes formosanus phá hại các công trình kiến trúc, loài mối hại đê Odontotermes hainanensis và loài mối hại đập

Macrotermes annandelei. Trịnh Văn Hạnh (2007) viện Khoa học Thủy lợi đã hoàn thành một dự án sản xuất thử nghiệm nấm Metarhizium để phòng trừ mối hại đê đập (2003- 2005) (Trịnh Văn Hạnh, 2007).

Nguyễn Dương Khuê và cộng sự (2001) đã nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Metarhzium để thử nghiệm diệt mối C. formosanus trong phòng thí nghiệm. Các tác giả đã xác định được LT50, LT100, LD50, LD100, của các chủng M. anisopliae đã tuyển chọn đối với C. formosanus và cho biết có 3 chủng có hiệu lực diệt mối khá cao trong điều kiện phòng thí nghiệm (Nguyễn Dương Khuê, 2001).

Tại Cần Thơ, từ năm 2005-2007 đã sử dụng nấm M. anisopliae để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm đạt hiệu quả khá cao trên 70% sau 7-12 ngày (Trần Văn Hai, 2006). Nguyễn Thị Lộc (2007) ở Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng chế phẩm nấm xanh M. anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng Brontispa longissima hại dừa. Năm 2008, từ chủng “nấm xanh” và “nấm trắng”, Nguyễn Thị Lộc và cộng sự ở Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip”, cho ra đời hai chế phẩm sinh học là Ometar (nấm xanh) và Biovip (nấm trắng) ứng dụng rộng rãi trừ sâu, rầy hại lúa tại Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang… Ruộng lúa sử dụng chế phẩm này trừ rầy nâu có hiệu quả kinh tế cao, có lợi cho nông dân từ 1.350.000 – 1.650.000 đồng. Chế phẩm có hiệu lực bền lâu, thuốc có tác dụng lây lan mầm bệnh từ con rầy đã chết sang con rầy non mới nở trong một vụ lúa, nên chỉ phun một lần có thể duy trì hiệu quả trừ rầy cho suốt vụ. Ở giai đoạn lúa ngậm sữa có thể phun chế phẩm Ometar một lần để trừ bọ xít nếu lúa bị bọ xít tấn công. Chế phẩm Ometar còn được ứng dụng để trừ bọ cánh cứng hại dừa. Trên các cánh đồng bị rầy nâu, phun chế phẩm Ometar một lần vào 40 ngày sau sạ, rầy nâu giảm dần và mật độ rất thấp vào cuối vụ. Chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu lực rất cao đối với rầy nâu, sau khi phun từ 5 – 7 ngày, hiệu lực diệt trừ rầy nâu đạt 73,5 –

91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa là 73 – 88%. Chế phẩm nấm trắng Biovip cũng có hiệu lực rất cao với rầy nâu, kết quả diệt rầy sau 5 – 7 ngày là 65 – 87%, hiệu lực trừ bọ xít 69 – 85%. Cả hai chế phẩm có hiệu lực bền lâu và kéo dài hàng tháng sau khi phun nên trong một vụ lúa, nếu bị rầy nâu, bọ xít phá hại thì chỉ cần phun 1 – 2 lần là đủ do các bào tử nấm xanh và nấm trắng có khả năng lây lan từ lứa rầy này sang lứa rầy sau (Nguyễn Thị Lộc, 2007).

Phạm Văn Nhạ đã nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm M. anisopliae để phòng trừ châu chấu tại Nam Đàn - Nghệ An và Phủ Cừ - Hưng Yên, kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ châu chấu trưởng thành chết 100% sau 7 ngày và trên đồng ruộng tỷ lệ này đạt trên 70%. Nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh học phân tử để tuyển chọn chủng vi nấm M. anisopliae (Phạm Văn Nhạ, 2011, 2013).

Viện Bảo vệ thực vật đã thu thập, phân lập và tuyển chọn được 28 chủng (10 chủng Beauveria và 18 chủng Metarhizium) trên các loại sâu hại khác nhau tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam đã chọn được 4 chủng có hoạt lực diệt côn trùng rất cao và hiện đang sử dụng để sản xuất chế phẩm là 2 chủng B. bassianaM. anisopliae. Đã sản xuất được 2.355kg Beauveria và 3.275kg Metarhizium sử dụng trừ sâu keo da láng, sâu khoang ăn lá đậu tương và sâu xanh đục quả đậu xanh. Hiệu quả của chế phẩm nấm Beauveria đối với sâu xanh là 68,2-72,3%, còn Metarhizium đạt 69,2-75,1%, hiệu quả của nấm Metarhizium trừ bọ hại dừa đạt 63,63-81,42%. Viện Bảo vệ thực vật đã thử nghiệm chế phẩm nấm M. anisoplie để phòng trừ ve sầu hại cà phê ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng với lượng 500 g/gốc sau 45 ngày kết quả đạt 33,33%. Kết quả đã mở ra hướng sản xuất nấm M. anisoplie phối trộn với phân vi sinh hoặc phân trâu, bò để phòng trừ rệp sáp hại rễ cà phê, rễ cây hồ tiêu ở Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ nói chung từ năm 2004 đến nay (Trần Văn Hai, 2006; Nguyễn Thị Lộc, 2007).

Võ Thị Thu Oanh và cs (2008) đã nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm M. anisoplie đối với rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na cho biết trong điều kiện phòng thí nghiệm nấm M. anisoplie có hiệu lực cao ở nồng độ 9x108 bào tử/ml sau 5 ngày xử lý. Bộ môn phòng trừ sinh học Viện lúa đồng bằng sông Cửu long đã sản xuất được 3.440 kg chế phẩm (2.175 kg chế phẩm M.a và 1265 kg chế phẩm B.b) phục vụ cho các thí nghiệm diện rộng và ứng dụng phòng trừ sâu hại lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp... tại các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh và Tiền Giang. Hiệu quả phòng trừ đạt 70-80%. Trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã xác định 16 mẫu nấm M. anisopliae và chia làm 2 nhóm Ma-VN1, Ma-VN2 đã được đăng ký trên ngân hàng dữ liệu GenBank (Võ Thị Thu Oanh và cs, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại lâm đồng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)