3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.5. Nghiên cứu đánh giá tính độc của một số chủng nấm ký sinh côn trùng hại cà
phê thu thập tại Lâm Đồng.
- Đánh giá tính độc của một số chủng nấm ký sinh côn trùng hại cà phê trên tằm dâu, Bombyx mori
Thu bào tử nấm từ nuôi cấy trên môi trường PDA, pha trong nước cất có Tween 0.05%. Dùng buồng đếm để xác định và điều chỉnh số lượng bào tử trong dung dịch về nồng độ cần thiết. Dung dịch bào tử được pha loãng ở các nồng độ 4,5x105, 4,5x106, 4,5x107, 4,5x108 bào tử/ml, đối chứng là nước cất vô trùng.
Gây nhiễm dung dịch bào tử nấm ở các nồng độ khác nhau qua da tằm khi tằm mới dậy 4. Tằm được nuôi bằng lá dâu theo qui trình kỹ thuật của Trung Tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng. Mỗi công thức thí nghiệm gồm 50 tằm, 3 lần nhắc lại.
Thời gian và chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi số lượng tằm chết sau 24 h trong vòng 14 ngày - Hiệu lực gây chết tằm của dung dịch nấm.
Hiệu lực được tính theo công thức Abbott (1925): H (%)= (Ca-Ta)/Ca *100 Trong đó:
H (Hiệu lực phòng trừ): Tỷ lệ tằm chết
Ca: Số cá thể tằm sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Ta: Số cá thể tằm sống ở công thức xử lý sau thí nghiệm. - LC50 của dung dịch nấm đối với tằm.
- Đánh giá tính độc của một số chủng nấm ký sinh côn trùng hại cà phê trên rệp sáp (Planococcus sp.)
Rệp được đặt trong các hộp nhựa có chứa lá cà phê, mỗi công thức thí nghiệm gồm 50 rệp, 3 lần nhắc lại. Gây nhiễm dung dịch bào tử bằng cách phun trực tiếp lên rệp (10ml/hộp) sau đó để các hộp nhựa ở nhiệt độ phòng. Dung dịch bào tử được pha loãng ở các nồng độ 4,5x105, 4,5x106, 4,5x107, 4,5x108 bào tử/ml, đối chứng là nước cất vô trùng.
Thời gian và chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi số lượng rệp chết sau 24 h trong vòng 14 ngày - Hiệu lực gây chết rệp của dung dịch nấm.
- LC50, LT50 của dung dịch nấm đối với rệp.