3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm
Metarhizium anisopliae (MVB1)
Kết quả phát triển khuẩn lạc nấm ở Bảng 3.8., Hình 3.13. cho thấy: khuẩn lạc nấm M. anisopliae mọc rất chậm ở môi trường CZA và MCA, nhưng phát triển khá nhanh ở môi trường MEA, SDAY, PDA. Trong đó ở môi trường SDAY, khuẩn lạc nấm phát triển nhanh nhất, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 8,80mm sau 3 ngày nuôi cấy, đạt 28,4mm sau 7 ngày cấy và 55,4 mm sau 14 ngày cấy. Ở môi trường PDA, đường kính khuẩn lạc nấm 11,20mm sau 3 ngày nuôi cấy, đạt 26,8mm sau 7 ngày cấy và 53,6mm sau 14 ngày cấy. Kết quả theo dõi đường kính khuẩn lạc ở môi trường MEA cho thấy đây cũng là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 9,60mm sau 3 ngày nuôi cấy, đạt 25,6mm sau 7 ngày cấy và 50,4mm sau 14 ngày cấy. Khi nuôi cấy ở môi trường CZA hoặc MCA thì khuẩn lạc nấm phát triển chậm nhất, đạt 8,40 – 8,60mm sau 3 ngày nuôi cấy, đạt 19,6 – 20,4mm sau 7 ngày cấy, và 37,8 – 39,8mm sau 14 ngày cấy nấm. Đường kính khuẩn lạc nấm ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Tốc độ phát triển của chủng nấm M. anisopliae trên các loại muôi trường nuôi cấy khác nhau qua các ngày chậm, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 8,40 – 11,20mm sau 3 ngày cấy, đạt 19,6 – 28,40mm sau 7 ngày cấy và đạt 37,80- 55,50 sau 14 ngày cấy.
A B
Bảng 3.8. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C
Đơn vị: mm
Môi trường
Đường kính khuẩn lạc nấm sau các ngày nuôi cấy
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 14 ngày
CZA 6,00 8,60±0,24c 13,60±0,24d 19,60±0,24d 25,60±0,24e 31,80±0,37e 37,80±0,37e MCA 6,00 8,40±0,24c 13,40±0,24d 20,40±0,24d 27,20±0,37d 34,80±0,37d 39,80±0,37d MEA 6,00 9,60±0,24b 15,80±0,20c 25,60±0,24c 30,80±0,49c 40,80±0,49c 50,40±0,40c SDAY 6,00 8,80±0,20c 18,20±0,24b 28,40±0,24a 37,40±0,24a 46,60±0,40a 55,40±0,69a PDA 6,00 11,20±0,37a 19,60±0,24a 26,80±0,37b 33,80±0,37b 44,00±0,45b 53,60±0,24b LSD0,05 0,776 0,684 0,889 0,962 1,017 1,341
Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố (One – way ANOVA) (P<0,05).
Hình 3.13. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C.
Trên các loại môi trường nuôi cấy khác nhau khuẩn lạc nấm có hình dạng và màu sắc khác nhau (Hình 3.14.). Trên môi trường CZA, khuẩn lạc nấm tròn, hệ sợi nấm tạo những rãnh đồng tâm với sự hình thành các đám bào tử và các sợi khí sinh xen kẽ, mật độ hệ sợi nấm thưa. Trên môi trường MCA, khuẩn lạc tròn màu vàng, có rìa màu trắng, bề mặt khuẩn lạc phồng, hệ sợi có dạng bông xốp mịn. Khuẩn lạc nấm trên môi trường MEA và SDAY có dạng tròn bề mặt phồng, hệ sợi bông xốp, khi già
0 20 40 60 80 100 1 3 5 7 9 11 14 Đư ờng k ính k hu ẩn lạ c (m m )
Thời gian sau cấy nấm (ngày)
màu trở nên đậm hơn, trên bề mặt xuất hiện những đám sợi khí sinh màu trắng, rìa khuẩn lạc chia múi có rãnh nông. Trên môi trường PDA, khuẩn lạc màu trắng tròn, mặt trên khuẩn lạc màu xanh đen, hệ sợi bông xốp mịn phát triển theo vòng đồng tâm.
Hình 3.14. Khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C.
A- CZA, B- MCA, C- MEA, D- SDAY, E- PDA.
3.4.3. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) Paecilomyces sp. (PVB1)
Kết quả tìm hiểu khả năng phát triển khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên các loại môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C được thể hiện qua Bảng 3.9., Hình 3.15., Hình 3.16..
Qua Bảng 3.9. và Hình 3.15., Hình 3.16. cho thấy: nấm phát triển tốt trên môi trường MEA và PDA. Trong đó ở môi trường PDA nấm phát triển tốt nhất với đường kính khuẩn lạc đạt 48,6mm sau cấy nấm 7 ngày và đạt tới 88,2mm sau cấy nấm 14 ngày. Ở môi trường MEA, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 41,2mm sau 7 ngày nuôi cấy và 66,2mm sau 14 ngày nuôi cấy. Tiếp theo là môi trường SDAY, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 27,8mm sau 7 ngày nuôi cấy và 48,6mm sau 14 ngày nuôi cấy. Và ở môi trường MCA, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 23,2mm sau 7 ngày nuôi cấy và 43,6mm sau 14 ngày nuôi cấy. Ở môi trường CZA, đường kính khuẩn lạc nấm phát triển chậm nhất, chỉ đạt 20,8mm sau 7 ngày nuôi cấy và chỉ đạt 36,8 mm sau cấy nấm 14 ngày. Đường kính khuẩn lạc nấm ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
E
C D
Bảng 3.9. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp.(PVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C
Đơn vị: mm
Môi trường
Đường kính khuẩn lạc nấm sau các ngày nuôi cấy
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 14 ngày
CZA 6,00 8,80±0,20c 14,00±0,32e 20,80±0,20e 24,80±0,20e 27,80±0,20e 36,80±0,20e MCA 6,00 9,20±0,37c 15,20±0,37d 23,20±0,49d 29,80±0,37d 36,60±0,24d 43,60±0,24d MEA 6,00 14,80±0,20b 28,40±0,24b 41,20±0,20b 48,20±0,37b 55,60±0,24b 66,20±0,37b SDAY 6,00 14,20±0,20b 20,40±0,24c 27,80±0,20c 32,60±0,51c 39,40±0,40c 48,60±0,24c PDA 6,00 18,80±0,37a 32,20±0,37a 48,60±0,51a 61,60±0,67a 70,80±0,37a 88,20±0,37a LSD0,05 0,690 0,622 0,884 1,180 0,864 0,776
Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố (One – way ANOVA) (P<0,05).
Hình 3.15. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C. 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 1 3 5 7 9 11 14 Đư ờng k ính k hu ẩn lạ c (m m )
Thời gian sau cấy nấm (ngày)
Với môi trường PDA, sau 3 ngày nuôi cấy thì đường kính khuẩn lạc của nấm chỉ đạt kích thước tương tự như nuôi cấy trên môi trường SDAY và MEA. Nhưng sau 5 ngày nuôi cấy nấm thì đường kính khuẩn lạc đã tăng lên tới 32,2mm và sau 14 ngày nuôi cấy đã đạt 88,2mm, trong khi trên môi trường SDAY đường kính khuẩn lạc nấm chỉ đạt 48,6mm và môi trường MEA đường kính khuẩn lạc nấm đạt 66,6mm. Điều này có thể do ở giai đoạn đầu khi khuẩn lạc với kích thước nhỏ, hệ sợi ít nên nhu cầu về các nguồn dinh dưỡng thích hợp còn chưa cao dẫn đến đường kính khuẩn lạc gần tương tự nhau. Đến khi khuẩn lạc nấm phát triển lớn lên thì nhu cầu về các nguồn dinh dưỡng thích hợp (cần nguồn cacbon, vitamin) tăng cao. Hơn nữa môi trường PDA là môi trường có thành phần dịch chiết khoai tây (đa dạng dinh dưỡng, vitamin…) nên đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng để nấm Paecilomyces sp. phát triển.
Đặc điểm hình dạng khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) qua Hình 3.16. cho thấy: Trên các loại môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc nấm có dạng tròn, mặc trên khuẩn lạc màu trắng. Ở trên môi trường CZA, hệ sợi bông xốp, mật độ hệ sợi nấm thưa hơn so với trên các môi trường nuôi cấy khác trong thí nghiệm. Trên môi trường MCA, hệ sợi có dạng bông xốp mịn, mật độ hệ sợi nấm dày hơn trên môi trường CZA. Khuẩn lạc nấm trên môi trường MEA có bề mặt phồng cao hơn nhiều so với bề mặt thạch, hệ sợi bông xốp, có rãnh tròn đồng tâm, mật độ hệ sợi nấm dày đặc. Trên môi trường SDAY và PDA, hệ sợi bông xốp, bề mặt khuẩn lạc phồng, hệ sợi trên môi trường SDAY trắng hơn so với trên môi trường PDA.
Hình 3.16. Khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250
C. A- CZA, B- MCA, C- MEA, D- SDAY, E- PDA.
A B