3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Chủng nấm Metarhizium anisopliae (MVB1)
Khuẩn lạc nấm tròn, phát triển nhanh trên môi trường PDA, bề mặt khuẩn lạc phẳng, đường kính đạt khoảng 48 mm sau 14 ngày cấy ở nhiệt độ 250C. Khuẩn lạc nấm bông xốp mịn, hệ sợi nấm dày đặc, phân bố tỏa tròn theo vòng đồng tâm trên bề mặt môi trường, mặt trên khuẩn lạc màu xanh đen (Hình 3.2.A), mặt dưới khuẩn lạc màu vàng chanh (Hình 3.2.B). Chủng nấm M. anisopliae (MVB1) có bào tử đơn bào,
D C B A E ĐPĐ: 400 ĐPĐ: 400 ĐPĐ: 400
hình thoi hơi eo ở giữa, kích thước bào tử 3,2 - 8,3 μm (Hình 3.2.E). Sợi nấm có vách ngăn, cuống sinh bào tử ngắn tỏa tròn trên các cành bào tử (Hình 3.2.C, D). Các đặc điểm về màu sắc khuẩn lạc, cách phân bố và hình dạng bào tử tương tự với những kết quả đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước (Phạm Thị Thùy, 1994; Milner và cs, 1998a, 1998b; Võ Thị Thu Oanh, 2010; Mau Tuan Nguyen, 2005) về đặc điểm hình thái của loài nấm M. anisopliae.
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái nấm M. anisopliae (MVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở 250C.
A- Mặt trên khuẩn lạc, B- Mặt dưới khuẩn lạc, C,D- Cành bào tử, E- Bào tử.
3.2.3. Chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1)
Khuẩn lạc phát triển tốt trên môi trường PDA với hệ sợi bông xốp dầy, mặt trên khuẩn lạc lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó chuyển dần sang màu kem rồi đến màu tím nhạt (khi bào tử già) (Hình 3.3.A), mặt dưới khuẩn lạc màu vàng nhạt (Hình 3.3.B). Khuẩn lạc mọc tỏa tròn, bề mặt phồng, mép khuẩn lạc trơn nhẵn hoặc có răng cưa. Khuẩn lạc kết chặt tạo thành các cột bào tử đính theo các vòng tròn đồng tâm quanh điểm cấy. Đường kính khuẩn lạc đạt khoảng 89mm sau 14 ngày cấy ở nhiệt độ 250C. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Barnett và Barry (1972), Lawrence (1994), Humber (1997), Samson (2004) thì ngoài đặc điểm khuẩn lạc, kích thước cơ quan sinh bào tử, hình dạng và kích thước của bào tử là những chỉ tiêu cơ bản để phân biệt và định danh nấm.
Đặc điểm cơ quan sinh bào tử, hình dạng bào tử: Quan sát cơ quan sinh bào tử nhận thấy cuống bào tử đính đạng đơn. Trên cuống sinh bào tử trần hình thành các điểm sinh thể bình, tại mỗi điểm có khoảng 1-2-3 thể bình, thể bình có hình dạng
B A
D
C E
thuôn nhọn tại đỉnh (Hình 3.3.C). Thể bình đôi khi đơn độc trên các sợi nấm không phân hoá. Thể bình gồm phần gốc hình trụ hoặc hình gần trứng và phần ngọn thon nhỏ, dài hẹp. Bào tử trần không vách ngăn, không màu hoặc màu nhạt, nhẵn. Các chuỗi bào tử trần tách xa nhau, ít khi tụ hợp thành khối. Các bào tử có dạng hình elip, hình trứng hoặc hình trụ, kích thước 4,4 – 12,5 µm (Hình 3.3.D). Dựa vào các đặc điểm về màu sắc khuẩn lạc, cách phân bố và hình dạng bào tử nấm với khóa phân loại của Barnett và Barry (1972), Lawrence (1994), Humber (1997), Samson (2004) đã phân loại nấm thuộc loài Paecilomyces sp.
Hình 3.3. Đặc điểm hình thái nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở 250C.
A- Mặt trước khuẩn lạc, B- Mặt sau khuẩn lạc, C,- Cành bào tử, D- Bào tử.
3.3. Khả năng phát triển của các chủng nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau.
Khả năng phát triển của hệ sợi nấm ở các nhiệt độ khác nhau là khác nhau, nhiệt độ thích hợp thì hệ sợi nấm sinh trưởng, phát triển nhanh và ngược lại. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của khuẩn lạc và mật số bào tử nấm là cần thiết để thuận lợi cho việc nhân sinh khối và ứng dụng trong phòng trừ sâu hại.