Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại lâm đồng (Trang 74 - 76)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm B.

3.4. Khả năng phát triển của các chủng nấm trên các loại môi trường nuôi cấy khác nhau khác nhau

3.4.1. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm B. bassiana (BVB1) bassiana (BVB1)

Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy nấm có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm và khả năng hình thành bào tử nấm. Ở mỗi loại môi trường dinh dưỡng khác nhau có sự khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc nấm. Xác định được môi trường nuôi cấy nấm tối thích là cần thiết để thuận lợi cho việc nuôi cấy, bảo quản nấm, nhân sinh khối nấm ứng dụng trong phòng trừ sâu hại.

Bảng 3.7. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên các loại môi trường khác nhau ở 250C

Đơn vị: mm

Môi trường

Đường kính khuẩn lạc nấm sau các ngày nuôi cấy

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 14 ngày

CZA 6,00 9,80±0,37d 12,00±0,44e 16,40±0,24d 21,80±0,37d 25,60±0,24e 30,40±0,40e MCA 6,00 10,80±0,20c 15,20±0,37d 22,40±0,24c 27,00±0,32c 29,60±0,24d 34,80±0,37d MEA 6,00 15,40±0,51a 22,00±0,32b 26,40±0,24b 32,80±0,37b 39,40±0,40b 48,20±0,37b SDAY 6,00 13,80±0,20b 19,20±0,37c 22,60±0,24c 27,00±0,32d 30,60±0,24c 37,00±0,32c PDA 6,00 15,80±0,20a 23,20±0,37a 34,20±0,49a 43,60±0,51a 52,20±0,37a 65,80±0,37a LSD0,05 0,934 1,003 0,994 1,192 0,832 1,051

Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố (One – way ANOVA) (P<0,05).

Kết quả ở Bảng 3.7. và Hình 3.11. cho thấy, môi trường có ảnh hưởng khá rõ rệt đối với sự phát triển khuẩn lạc nấm. Ở môi trường PDA, khuẩn lạc nấm phát triển mạnh nhất, đường kính đạt 34,2mm sau 7 ngày cấy và 65,8mm sau 14 ngày cấy. Tiếp theo là môi trường MEA, đường kính khuẩn lạc đạt 26,4mm sau 7 ngày cấy và 48,2mm sau 14 ngày cấy. Ở môi trường SDAY và MCA, khuẩn lạc nấm phát triển chậm, đường kính khuẩn lạc nấm đạt 22,6mm sau 7 ngày cấy trên môi trường SDAY và đạt 22,4mm trên môi trường MCA, sau 14 ngày cấy đường kính khuẩn lạc nấm đạt 37,0mm trên môi trường SDAY và 34,8mm trên môi trường nuôi cấy MCA. Đường kính khuẩn lạc nấm đạt thấp nhất khi nuôi cấy trên môi trường CZA, đường kính của khuẩn lạc nấm chỉ đạt từ 16,4mm sau 7 ngày cấy và 30,4mm sau 14 ngày cấy nấm. Đường kính khuẩn lạc nấm ở các môi trường nuôi cấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Hình 3.11. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C.

Qua kết quả nghiên cứu xác định môi trường thích hợp cho nấm B. bassiana

cho thấy trên mỗi loại môi trường nuôi cấy khác nhau khuẩn lạc nấm có màu sắc khác nhau (Hình 3.12.). Trên môi trường CZA, khuẩn lạc nấm tròn, mặc trên khuẩn lạc màu trắng ngà, hệ sợi bông xốp mỏng, màu trắng ngà, mọc từng cụm, mật độ hệ sợi nấm thưa. Trên môi trường MCA, khuẩn lạc tròn màu trắng, bề mặt khuẩn lạc phồng, hệ sợi có dạng bông xốp mịn. Khuẩn lạc nấm trên môi trường MEA có dang tròn, hệ sợi màu trắng, mọc bông xốp, chia múi có rãnh nông, trên mặt có nhiều hạt nước. Trên môi trường SDAY và PDA, khuẩn lạc màu trắng tròn, hệ sợi bông xốp mịn phát triển theo vòng đồng tâm, tuy nhiên khuẩn trên môi trường SDAY có màu trắng hơn so với trên môi trường PDA.

0 20 40 60 80 100 1 3 5 7 9 11 14 Đư ờng k ính k hu ẩn lạ c (m m )

Thời gian sau cấy nấm (ngày)

Hình 3.12. Khuẩn lạc nấm B. bassiana (BVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250

C. A- CZA, B- MCA, C- MEA, D- SDAY, E- PDA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại lâm đồng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)