CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 32)

1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước

1.2.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển khá mạnh trong những năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt trâu bò và thịt lợn. Năm 2002, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 66,5 triệu tấn, thịt lợn là 93,2 triệu tấn, thịt trâu bò là 59,6 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 93,6; 110; 66 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 2002 chỉ bằng 71% sản lượng thịt lợn và 111% sản lượng thịt bò, nhưng đến năm 2011 sản lượng thịt gia cầm tăng lên đáng kể bằng 85% sản lượng thịt

lợn và 142% sản lượng thịt trâu bò. Sản lượng trứng gia cầm từ 57,6 triệu tấn năm 2002 lên 70,5 triệu tấn năm 2011 (FAO, 2015).

Theo số liệu của FAO (2015), tổng đàn gia cầm thế giới năm 2013 là 2396,90 triệu con trong đó gà chiếm 21744,36 triệu con, vịt chiếm 1335,31 triệu con. Tốc độ tăng trưởng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới giai đoạn 2004 - 2013 đạt 2,54 %/mỗi năm (đồ thị 1.1). Chăn nuôi gia cầm có mặt ở hầu hết các nước và khu vực trên toàn thế giới. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về số lượng gia cầm ở các châu lục trên thế giới cũng như tốc độ tăng trưởng ở các khu vực (bảng 1.4.)

Đồ thị 1.1. Số lượng gia cầm thế giới giai đoạn 2004 - 2013

(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015)

Bảng 1.4. Số lượng gia cầm thế giới và các châu lục giai đoạn 2004 - 2013

(ĐVT: triệu con) Khu vực 2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thế giới 18609 21053 21822 22433 23035 23400 23961 Châu Phi 1403 1611 1690 1785 1828 1878 1910 Châu Mỹ 4932 5556 5467 5609 5620 5634 5664 Châu Á 10140 11735 12443 12768 13244 13525 13959

Châu Âu 2023 2028 2098 2160 2222 2232 2299

Châu Đại Dương 111 124 124 112 120 131 130

(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015)

Qua bảng 1.4 cho thấy, số lượng gia cầm lớn nhất là khu vực châu Á với 13959 triệu con năm 2013 (chiếm 58% so với tổng đàn của toàn thế giới); Tiếp theo là châu Mỹ (chiếm 24%) và thấp nhất là châu Đại Dương (0,5%). Tốc độ tăng trưởng về số lượng gia cầm ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương giai đoạn 2004 - 2013 lần lượt là 2,9%, 2,2%, 2,9%, 1,6%, 0,4% mỗi năm.

1.2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 nghìn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Mặc dầu vậy, ngành chăn gia cầm của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4 kg/người/năm và 35 quả trứng/người/năm (Cục chăn nuôi, 2007).

Chúng ta phải thừa nhận rằng ngành chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm. Góp phần tăng thu nhập nông hộ nhờ tận dụng nguồn thức ăn rẻ tiền, phụ phẩm nông nghiệp, nguồn thức ăn sẵn có… Sau hơn 20 năm đổi mới ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển đáng kể. Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng đàn gia cầm của nước ta ngày càng tăng cụ thể: Năm 2002 là 233,3 triệu con, năm 2003 là 254,6 triệu con tăng 9,1 % so với năm 2002.

Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng đàn gia cầm của nước ta biến đổi hằng năm. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2004 - 2006 số lượng gia cầm đã giảm đi đáng kể, cụ thể năm 2004: 218,2 triệu con, năm 2005: 219,9 triệu con, năm 2006: 214,6 triệu con, nguyên nhân do dịch bệnh có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 (Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).

Giai đoạn 2007 - 2011 số lượng đàn gia cầm tăng trở lại từ 226 triệu con năm 2007 tăng lên 322,6 triệu con năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của giai đoạn này là 8,5% mỗi năm, tăng trưởng năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 là 12,5% (FAO, 2015). Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2002 - 2013 là 3,42% mỗi năm.

Giai đoạn 2011 – 2013 số lượng gia cầm có những ít biến đổi, có sự chững lại. Cụ thể là năm 2012 số lượng gia cầm là 308,5 triệu con và năm 2013 là 314,7 triệu

con. Lý do là giai đoạn này giá thức ăn tăng cao, giá vật nuôi giảm nên người chăn nuôi giảm tổng đàn.

Đồ thị 1.2. Số lượng gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013

(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015)

Hiện nay, phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở nước ta là: (1) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; (2) Chăn nuôi bán công nghiệp và (3) Chăn nuôi công nghiệp, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi đóng góp vào GDP là 1,5% (chăn nuôi gia cầm chăn thả đóng góp khoảng 75% đàn gia cầm). Gia cầm chăn thả nhỏ lẻ chiếm 2/3 sản lượng, 1/2 thị trường và có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn (Vũ Chí Cương và ctv, 2010).

Theo Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ gia đình vẫn chiếm 68,5% ở gà và chăn nuôi vịt thả đồng chiếm 73,6% đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chỉ chiếm 31,5% ở gà và 26,4% ở vịt. Chăn nuôi công nghiệp có thể cho sản lượng thịt cao nhưng do công tác vệ sinh phòng dịch chưa được người chăn nuôi chú trọng, công tác kiểm dịch chưa được triển khai thực hiện tốt ở nông thôn nên còn gặp phải nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên và đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam (Phùng Đức Tiến và ctv, 2008).

Số lượng đàn gia cầm phân bố không đồng đều ở các vùng trong cả nước. Số lượng đàn gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với 87,89 triệu

con, thứ hai là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 65,48 triệu con, ít nhất là khu vực Tây Nguyên chỉ 14,37 triệu con (bảng 1.5).

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2004 - 2013 cao nhất là ở Tây Nguyên 7%/năm. Trong khi đó ở đồng bằng sông Hồng chỉ 3,4%/năm (khu vực luôn có số lượng gia cầm lớn nhất nước); Đông Nam bộ 1,8% năm; Đồng bằng sông Cửu Long 3,3%/năm; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 3,9%/năm; Trung du và miền núi phía Bắc 5,3%/năm.

Bảng 1.5. Số lượng gia cầm theo khu vực giai đoạn 2004 - 2013

(ĐVT: triệu con)

Khu vực 2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồng bằng

sông Hồng 61,25 68,64 72,52 76,54 83,17 81,34 87,89 Trung du và miền núi

phía Bắc 45,22 55,45 61,22 67,00 65,93 62,53 63,23 Bắc Trung bộ và Duyên

hải miền Trung 53,30 52,51 61,09 64,19 68,73 66,18 65,48 Tây Nguyên 8,68 9,55 11,89 11,59 14,27 13,75 14,37 Đông Nam bộ 14,14 13,65 17,65 20,48 24,12 23,34 25,08 Đồng bằng

sông Cửu Long 35,56 48,53 55,80 60,70 66,36 61,33 58,70

(Nguồn: http://www.gso.gov.vn, 2015)

1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong chăn nuôi

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên gia cầm, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng thảo dược bổ sung vào thức ăn cải thiện năng suất sản xuất hay tăng trọng không đổi nhưng giảm thức ăn ăn vào từ đó cải thiện được hệ số tiêu tốn thức ăn. Dĩ nhiên, tỷ lệ cải thiện năng suất khi bổ sung thảo dược vào khẩu phần có thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sự chọn lựa thảo dược phối trộn, thành phần các chất trong thảo dược hay liều lượng sử dụng.

Tipakorn (2002) đã chứng minh bổ sung xuyên tâm liên vào thức ăn gà thịt tại Thái Lan không có sự khác biệt về tăng trọng hàng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các lô thí nghiệm bổ sung xuyên tâm liên với tỉ lệ khác nhau và lô sử dụng kháng

sinh chlotetracycline. Tuy nhiên, tỉ lệ chết giảm một cách có ý nghĩa ở mức bổ sung 0,4% xuyên tâm liên so với các lô khác.

Jamroz và ctv (2003) đã thí nghiệm nghiên cứu bổ sung hỗn hợp chất chiết từ capsaisin, cinnamaldehyde và carvacrol với liều 150 ppm và 300 ppm cho gà thịt. Kết quả cho thấy khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gà sử dụng hỗn hợp thảo dược này rất tốt, dẫn đến cải thiện khối lượng từ 5,4 đến 8,1% và tỷ lệ thịt xẻ đạt cao tương đương với gà sử dụng kháng sinh avilamycin để kích thích sinh trưởng và làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm sự bài thải vi khuẩn có hại (E.coli và C.perfringens) ra môi trường.

Hernández và ctv (2004) đã tiến hành 2 thí nghiệm pha trộn nhiều loại chất chiết thảo dược với nhau trên gà thịt (oregano, cây quế và tiêu với liều 200 mg/kg; cây ngải đắng, cỏ xạ hương và cây hương thảo với liều 5000 mg/kg) và kết luận rằng các hỗn hợp thảo dược có tác dụng kích thích tiêu hóa và cải thiện năng suất đáng kể, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Thí nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp tinh dầu, axit hữu cơ và probiotic trên năng suất và tỷ lệ thân thịt của gà thịt của Alcicek và ctv (2004) cho thấy bổ sung hỗn hợp tinh dầu đã cải thiện tăng trọng, thức ăn ăn vào, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ thịt xẻ và trọng lượng phủ tạng của gà thí nghiệm tại thời điểm 42 ngày tuổi.

Jamroz và ctv (2005) đã sử dụng khẩu phần bắp - đậu nành và khẩu phần lúa mì - lúa mạch để đánh giá sự ảnh hưởng của capsaisin, cinnamaldehyde và carvacrol đến năng suất của gà trống thịt. Tác giả kết luận rằng tiêu tốn thức ăn cải thiện 4,2% khi dùng khẩu phần bắp - đậu nành và 2,0% khi dùng khẩu phần lúa mì - lúa mạch.

Mathivanan và ctv (2006) nghiên cứu sử dụng Xuyên tâm liên như chất thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi gà thịt ở Ấn độ. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô bổ sung Xuyên tâm liên (2g/ kg) cải thiện 0,2% so với lô bổ sung kháng sinh virginiamycin và lô đối chứng không bổ sung bột Xuyên tâm liên tại thời điểm 6 tuần tuổi.

Cabuk và ctv (2006) đã thí nghiệm về sự ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp tinh dầu gồm tinh dầu cây kinh giới (oregano oil), lá cây nguyệt quế (laurel leaf oil), lá cây ngải đắng (sage leaf oil), lá cây mía (myrtle leaf oil), hạt cây thì là (fennel seed oil) và vỏ cam quýt (citrus peel oil) vào khẩu phần gà thịt từ hai đàn bố mẹ có lứa tuổi khác nhau 30 tuần tuổi và 80 tuần tuổi. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa về tăng trọng của gà thịt của 2 đàn bố mẹ đó. Tuy nhiên bổ sung hỗn hợp tinh dầu này đã giảm thức ăn ăn vào và cải thiện đáng kể về chỉ tiêu hệ số chuyển hóa thức ăn. Đàn gà thịt từ đàn bố mẹ trẻ có hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn đàn từ bố mẹ già.

Một thí nghiệm về sự ảnh hưởng của gừng, tiêu và lá càri dưới dạng bột thô đến năng suất của gà thịt tại Ấn Độ của Moorthy và ctv (2009). Tác giả kết luận rằng trọng lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi ở các lô có sử dụng 0,2% gừng và hỗn hợp 0,2% gừng + 0,2% càri tăng cao có ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng. Thức ăn tiêu thụ đến 6 tuần tuổi ở lô đối chứng cao hơn các lô khác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng thấp nhất ở lô 0,2% gừng + 0,2% cà ri và 0,2% tiêu + 0,2% càri. Tỷ lệ thịt xẻ không có sự khác biệt nhau giữa các lô.

Dieumou và ctv (2009) đã thí nghiệm sự ảnh hưởng của việc bổ sung tinh dầu của gừng và tỏi bằng đường uống đến năng suất và khu hệ vi sinh vật đường ruột trên gà. Tác giả kết luận rằng tinh dầu tỏi gừng có ảnh hưởng tích cực đến khu hệ vi sinh vật đường ruột của gà thí nghiệm, tuy nhiên không ảnh hưởng đến năng suất gà thịt. Tỷ lệ thịt xẻ lúc 7 tuần tuổi của các lô gà có bổ sung tinh dầu tỏi gừng đạt từ 69,8 - 73,3% cao hơn so với lô đối chứng, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Zhang và ctv (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng về kích thước của gừng khô đến năng suất, khả năng chống oxi hóa, sự trao đổi chất và tỷ lệ thân thịt của gà thịt giống Arbor Acres tại Trung quốc. Kết quả cho thấy, bổ sung gừng với liều 5g/kg thức ăn, kích thước bột gừng giảm từ 300 đến 37µm đã tăng khả năng tăng trọng bình quân/ngày, tỷ lệ thịt xẻ, khả năng chống oxi hóa của gà thịt.

Thí nghiệm về sự ảnh hưởng của tỏi lên năng suất và mùi vị thịt gà địa phương của Gbenga và ctv (2009) ở Nigeria cho thấy: tỏi có khả năng cải thiện tăng trọng gà nhưng không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Bổ sung tỏi không ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ nhưng làm giảm tỷ lệ mỡ bụng, không cải thiện tính ngon miệng của thịt, tuy nhiên nâng cao điểm mùi thơm tỏi trong thịt (P<0,05).

Fadlalla và ctv (2010) đã thí nghiệm về sự ảnh hưởng các mức bổ sung khác nhau của tỏi (0,15; 0,3; 0,45 và 0,6%) đến năng suất, tỷ lệ thịt xẻ và mùi vị của gà thịt giống Ross. Kết quả cho thấy, bổ sung tỏi nâng cao trọng lượng gà, lượng thức ăn tiêu thụ cao hơn (P<0,05) so với đối chứng và tỷ lệ thịt xẻ được cải thiện nhưng không có ý nghĩa thống kê. Mức bổ sung 0,3% tỏi trong khẩu phần cho năng suất cao nhất. Không có sự sai khác về mùi, vị, độ dai và hàm lượng nước trong thịt của các lô thí nghiệm.

Herawati (2010) đã thí nghiệm về sự ảnh hưởng của gừng đỏ được dùng như chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc thực vật lên năng suất, cơ và các cơ quan nội tạng của gà thịt 5 tuần tuổi tại Indonesia. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bổ sung gừng vào khẩu phần gà thịt đến 2% đã tăng khả năng tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cũng như sự thay đổi của cơ và các cơ quan nội tạng như gan, thận và dạ dày tuyến.

Mohammad và ctv (2011) đã thí nghiệm bổ sung hỗn hợp gồm ziziphora, organo và pepermint vào khẩu phần gà thịt 1- 42 ngày. Tác giả kết luận rằng hỗn hợp thảo dược có khả năng kích thích sinh trưởng nâng cao trọng lượng và cải thiện chỉ số

chuyển hóa thức ăn. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 68,0 - 70,8%, ức đạt 31,4 - 33,5% và đùi đạt 26,7-27,8%, nhưng không sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Mức bổ sung 0,5% ziziphora, 1% oregano và 0,5% pepermint cho năng suất cao nhất.

Toghyani và ctv (2011) đã thí nghiệm đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng của hỗn hợp bột cây quế và tỏi trên gà thịt. Kết quả cho thấy bổ sung 2g/kg cây quế làm tăng trọng lượng gà lúc 28 và 42 ngày tuổi. Hệ số tiêu tốn thức ăn của các lô có bổ sung thảo dược thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng tại thời điểm 28 ngày tuổi. Lúc 42 ngày tuổi, thức ăn ăn vào, trọng lượng các cơ quan nội tạng và tỷ lệ thịt xẻ sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các lô. Kết quả đánh giá cảm quan thịt đùi của gà thí nghiệm cho thấy không có mùi và vị khác thường trong thịt gà của các lô có bổ sung thảo dược. Tác giả cũng đưa ra khuyến cáo với liều bổ sung 2g/kg thức ăn bột cây quế có khả năng thay thế kháng sinh kích thích sinh trưởng trên gà thịt.

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về chiết xuất hoạt chất trong những cây thảo dược để sản xuất chế phẩm sử dụng cho gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)