2.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên gà lông màu Japfa nuôi thịt, thiết kế theo kiểu CRD với 11 nghiệm thức, 3 lần lặp lại/ nghiệm thức, mỗi lần lặp lại là 20 cá thể/ ô
chuồng. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 1 ngày tuổi đến 9 tuần. (được trình bày ở bảng 3.3.). Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm Nghiệm thức Kí hiệu Số gà (số ô x số gà/ô) Yếu tố thí nghiệm (trộn đều vào thức ăn)
I DC.0 3 x 20 = 60 Khẩu phần cơ sở (KPCS), không kháng sinh (KS), không chế phẩm (CP)
II DC.1 3 x 20 = 60 KPCS + kháng sinh (KS)
III CP.3.1 3 x 20 = 60 KPCS + CP3 liều 1 (100g/100kg TA) IV CP.3.2 3 x 20 = 60 KPCS + CP3 liều 2 (200g/100kg TA) V CP.3.3 3 x 20 = 60 KPCS + CP3 liều 3 (300g/100kg TA) VI CP.4.1 3 x 20 = 60 KPCS + CP4 liều 1 (105g/100kg TA) VII CP.4.2 3 x 20 = 60 KPCS + CP4 liều 2 (210g/100kg TA) VIII CP.4.3 3 x 20 = 60 KPCS + CP4 liều 3 (315g/100kg TA) IX CP.5.1 3 x 20 = 60 KPCS + CP5 liều 1 (160g/100kg TA) X CP.5.2 3 x 20 = 60 KPCS + CP5 liều 2 (320g/100kg TA) XI CP.5.3 3 x 20 = 60 KPCS + CP5 liều 3 (480g/100kg TA)
- Kháng sinh hiện hành: Là loại kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi ở lô DC1
Bảng 2.3. Loại kháng sinh sử dụng
Kháng sinh đã dùng cho gà thịt trong thời gian thí nghiệm (Theo quy trình hiện hành của cơ sở chăn nuôi), Lô DC.1
Ngày dùng
kháng sinh Loại kháng sinh Liều lượng Giá tiền
13, 14, 15 Saigo-nox Poultry 1 gam 1 lít nước 100g 40.000đ 1kg 324.000đ 25, 26, 27, 28, 29 Saigo-nox Poultry 1 gam 1 lít nước 100g 40.000đ
1kg 324.000đ 38, 39, 40, 41, 42 Saigo-nox Poultry 1 gam 1 lít nước 100g 40.000đ
1kg 324.000đ 48, 49, 50 Saigo-nox Poultry 1 gam 1 lít nước 100g 40.000đ
1kg 324.000đ 55, 56, 57 Baytril 1cc 1 lít nước 1.822.000đ chai 1 lít
GHI CHÚ: Thực tế đã dùng các loại kháng sinh với liệu trình trên đây, chi phí trung bình 2.200đ/1con gà trong suốt giai đoạn thí nghiệm với lô DC.1.
2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
1. Tỷ lệ nuôi sống (%): Xác định bằng cách hàng ngày theo dõi đàn gà trong suốt quá trình nuôi, ghi chép tình hình bệnh tật, số con chết và tính tỷ lệ sống theo tuần.
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số con còn sống cuối kỳ (con)
x100 Số con đầu kỳ (con)
2. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp (%): Xác định bằng cách hàng ngày theo dõi đàn gà trong suốt quá trình nuôi, ghi chép số con có biểu hiện bệnh, số ngày mang bệnh của từng con, số con chết do bệnh và tính tỷ mắc bệnh theo tuần (ngày - con).
Tỷ lệ gà bị bệnh hô hấp (%) =
Số ngày - con bị bệnh hô hấp Số ngày - con gà nuôi mỗi lô
3. Độ sinh trưởng: Để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm dựa vào chỉ tiêu: sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối và độ sinh trưởng tương đối.
+ Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng cơ thể gia cầm qua các tuần tuổi nuôi. Cân gà lúc mới nhập về, sau đó định kỳ hàng tuần cân gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân ngẫu nhiên 30 con/nghiệm thức (g/con/tuần).
Sử dụng cân điện tử 2000g (có độ chính xác ± 0,5g) để cân gà lúc mới nhập – 4 tuần tuổi; cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa loại 2 kg để cân gà > 4 tuần tuổi (có độ chính xác ± 10 g).
Tính giá trị khối lượng trung bình của đàn gà (X).
X=
X1 + X2 + X3 + … + Xn
N Trong đó:
X : khối lượng trung bình (g)
X1, X2, X3…, Xn : khối lượng của cá thể 1, 2, 3, …n n : tổng số cá thể theo dõi
+ Tính tăng trọng (sinh trưởng tuyệt đối A): Khối lượng cân kỳ sau trừ khối lượng cân kỳ trước (gam) chia cho khoảng thời gian nuôi giữa 2 lần cân (ngày). Xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (1997). Tính theo công thức sau:
A =
P2 – P1
T Trong đó:
A : Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
P1 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân trước (gam). P2 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân tiếp theo (gam). t : Khoảng cách thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày). + Tính sinh trưởng tương đối:
R(%) =
2 x (P2 - P1)
x 100 (P2 + P1)
Trong đó:
R : Sinh trưởng tương đối hay tốc độ tăng khối lượng. P1 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân trước (gam). P2 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân tiếp theo (gam).
4. Lượng thức ăn ăn vào (LTĂĂV): Hằng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà cho ăn lúc 6h30 sáng, đến đúng giờ đó ngày hôm sau cân thức ăn còn thừa trong máng để xác định lượng thức ăn thừa. Lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa sẽ được xác định theo từng ô, tính lượng thức ăn ăn vào trong ngày (g/con/ngày).
LTĂĂV (g/con/ngày) =
LTĂ cho ăn (g) - LTĂ thừa (g) Số đầu gia cầm (con)
5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (chi phí TĂ cho 1kg tăng khối lượng: FCR), tính theo tuần và theo cả thời gian nuôi.
FCR =
Tổng lượng TĂ ăn vào cả giai đoạn Tổng khối lượng tăng trọng cả giai đoạn
6. Chỉ số sản xuất của gà (PN): Tính khi kết thúc thí nghiệm, theo mỗi nghiệm thức.
PN =
Khối lượng sống (g) x Tỷ lệ nuôi sống (%) [Hệ số chuyển hóa thức ăn x Thời gian nuôi (ngày)] x 10
7. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt: Tiến hành sau khi kết thúc nuôi thí nghiệm Mỗi nghiệm thức tiến hành mổ 4 con (2 trống, 2 mái) lúc 9 tuần tuổi có khối lượng trung bình của nghiệm thức.
+ Khối lượng sống: cân trước khi giết thịt (Sau 20 giờ không cho ăn nhưng cho uống nước tự do).
+ Khối lượng thân thịt và tỉ lệ thân thịt
Khối lượng thân thịt: là khối lượng móc hàm sau khi cắt bỏ 2 chân, đầu.
Tỷ lệ thân thịt (%) =
Khối lượng thân thịt (g)
x 100 Khối lượng sống (g)
+ Khối lượng tim, gan, dạ dày (NT) và tỉ lệ tim, gan, dạ dày
Khối lượng tim, gan, dạ dày: là phần nội tạng bao gồm tim, gan, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (đã làm sạch).
Tỷ lệ nội tạng (%) =
Khối lượng nội tạng (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Khối lượng thịt lườn cả xương (TLCX) và tỉ lệ thịt lườn cả xương. Khối lượng thịt lườn cả xương (TLCX): là khối lượng cơ ngực (cơ lườn).
Tỷ lệ TLCX (%) =
Khối lượng thịt lườn (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Khối lượng thịt lườn không xương (TLKX) và tỉ lệ thịt lường không xương. Khối lượng thịt lườn không xương (TLKX): là khối lượng cơ cả 2 bên lườn sau khi đã bỏ xương lườn.
Tỷ lệ TLKX (%) =
Khối lượng thịt lườn không xương (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Khối lượng thịt đùi cả xương (TĐCX) và tỉ lệ thịt đùi cả xương
Khối lượng thịt đùi cả xương (TĐCX): là khối lượng của cả 2 bên đùi, nguyên xương
Tỷ lệ TĐCX (%) =
Khối lượng 2 đùi (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Khối lượng thịt đùi không xương (TĐKX) và tỉ lệ thịt đùi không xương
Khối lượng thịt đùi không xương (TĐKX): là khối lượng cơ đùi đã tách bỏ xương.
Tỷ lệ TĐKX (%) = Khối lượng 2 đùi bỏ xương (g) x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Khối lượng mỡ bụng và tỉ lệ mỡ bụng
Khối lượng mỡ bụng: là khối lượng 2 lá mỡ dưới thành bụng.
Tỷ lệ mỡ bụng (%) =
Khối lượng mỡ bụng (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Chỉ tiêu pH thịt
pH thịt lườn: Dùng máy đo pH đo trực tiếp trên phần thịt lườn gà thí nghiệm pH thịt đùi: Dùng máy đo pH đo trực tiếp ở phần trên và phần dưới đùi gà thí nghiệm, sau đó lấy giá trị trung bình.
2.4.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu
Số liệu được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 và phân tích bằng phần mềm Minitab 16.0. Các chỉ tiêu được xử lý và đánh giá bằng các tham số thống kê trung bình, độ lệch chuẩn.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỈ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM
Đây là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, chỉ tiêu này không những là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống như giống, trạng thái cơ thể, điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được thể hiện ở (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi (%)
Nghiệm thức Số gà đầu kỳ 1-3 tuần 4-6 tuần 7-9 tuần 1-9 tuần
DC.0 60 100 100 98,33 98,33 DC.1 60 100 100 100 100 CP3.1 60 100 100 100 100 CP3.2 60 100 100 98,33 98,33 CP3.3 60 100 100 98,33 98,33 CP4.1 60 100 100 98,33 98,33 CP4.2 60 100 100 100 100 CP4.3 60 100 100 100 100 CP5.1 60 100 100 100 100 CP5.2 60 100 100 100 100 CP5.3 60 100 100 100 100 SEM - - - 0,1117 0,1117 P - - - 0,715 0,715
Theo cột dọc các giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa với (p<0,05).
Số liệu thu được ở bảng 3.1 cho thấy gà thịt lông màu nuôi tại thời điểm nghiên cứu (tháng 7-10/2014) có tỉ lệ sống cao (đều hơn các kết quả đã nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế ở cùng phương thức nuôi - Nguyễn Đức Hưng, 2014, 2001; Nguyễn Minh Hoàn, 2013; Lê Thanh Hải và ctv, 1999).
Giai đoạn đầu từ 0 đến 6 tuần tuổi gà sinh trưởng bình thường, tỉ lệ sống cao (100%) ở cả thí nghiệm (không dùng kháng sinh, không có chế phẩm thảo dược (DC.0) cũng như ở các lô có dùng kháng sinh (DC.1) và có dùng chế phẩm khác nhau với liều dùng khác nhau. Do giai đoạn này thời tiết ổn định, ít ảnh hưởng đến gà thí nghiệm. Đồng thời, quy trình vệ sinh phòng dịch cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng được quản lý chặt chẽ nên gà đạt được tỉ lệ nuôi sống cao. Sau 6 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm (9 tuần tuổi) là lúc thời tiết chuyển mùa, nắng nóng vào buổi trưa và mưa dông vào chiều tối, vì vậy trong đàn gà xuất hiện triệu chứng của hội chứng hô hấp và có gà bị chết ở giai đoạn này. Lô đối chứng (DC.0) và các lô CP3.1, CP3.2, CP4.1, CP4.2 có hội chứng hô hấp, nhưng gà chết chỉ gặp ở DC.0 và ở các lô CP3.1, CP3.2 và CP4.3, tuy nhiên tỷ lệ chết thấp và không có sự sai khác tin cậy về mặt thống kê so với đối chứng (p>0,05). Kết quả của này cao hơn so với báo cáo của một số tác giả. Theo Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011), tỷ lệ nuôi sống tới 12 tuần tuổi của gà lai ½ Lương Phượng là 95,11%; của gà lai ¾ Lương Phượng là 94,44%. Lê Thị Nga (1997), tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai Đông Tảo – Tam Hoàng 12 tuần tuổi là 94 – 96%. Đào Văn Khanh (2002) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng nuôi bán chăn thả ở con trống từ 96,24% đến 99,50%, con mái từ 96,66% đến 99,50%; gà Kabir ở các vụ hè, thu, đông cả trống và mái đạt từ 95,83% đến 99,50%, riêng vụ xuân con trống là 87,20% và con mái là 85,60%.
Điều này cho thấy rằng chế phẩm thảo dược có tác động đối với tỉ lệ nuôi sống của gà tương đương với kháng sinh. Cụ thể là do trong các chế phẩm thảo dược chứa các hợp chất như flavonoid trong Dâu tằm (Lã Văn Kính, 2014), estrogen thực vật trong Xạ can (Morrissey C và ctv 2004), vitexin và isovitexin trong Bọ mắm (Lã Văn Kính, 2014), saponin thuộc họ oleanane (Zhang D. và ctv 2000)... có tác dụng kháng khuẩn mạnh cộng với chức năng oxy hóa đã tác động đến tỉ lệ nuôi sống của gà.
Như vậy, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 1-9 tuần tuổi ở các lô có bổ sung chế phẩm thảo dược tương đương với tỉ lệ nuôi sống của gà ở các lô bổ sung kháng sinh.
3.2. TỈ LỆ MẮC BỆNH HÔ HẤP CỦA GÀ THÍ NGHIỆM
Bệnh hô hấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng. Sự ảnh hưởng của chế phẩm thảo dược cũng như ảnh hưởng của liều dùng chế phẩm đến khả năng kháng bệnh hô hấp ở gà được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)
Nghiệm thức
Số gà đầu kỳ
1-3 tuần 4-6 tuần 7-9 tuần 1-9 tuần Số ngày* Tỉ lệ (%) DC.0 60 - - 15 1,195a 0,398a DC.1 60 - - 0 0c 0c CP3.1 60 - - 8 0,635abc 0,212abc CP3.2 60 - - 1 0,084c 0,028c CP3.3 60 - - 0 0c 0c CP4.1 60 - - 5 0,397bc 0,132bc CP4.2 60 - - 10 0,873ab 0,291ab CP4.3 60 - - 0 0c 0c CP5.1 60 - - 0 0c 0c CP5.2 60 - - 0 0c 0c CP5.3 60 - - 0 0c 0c SEM - - - - 0,254 0,085 P - - - - 0,020 0,043
Theo cột dọc các giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa với (p<0,05). (Số ngày*: Số ngày con bị bệnh hô hấp)
Từ kết quả ở bảng 3.2 ta thấy rằng giai đoạn từ 0-6 tuần đầu gà không có dấu hiệu bị bệnh. Kết quả này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Lệ Hằng (2014) tỉ lệ mắc bệnh hô hấp của gà Lương Phượng giai đoạn 0-8 tuần tuổi là 0%. Do giai đoạn này thời tiết ổn định, ít ảnh hưởng đến gà thí nghiệm. Đồng thời, quy trình vệ sinh phòng dịch cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng được quản lý chặt chẽ nên gà đạt được tỉ lệ nuôi sống cao. Giai đoạn từ 7-9 tuần tuổi ở một số lô gà có xuất hiện các triệu chứng của bệnh hô hấp. Cụ thể là ở các lô DC0 số ngày con bị bệnh là 15 ngày tương ứng với 1,195 %, CP3.1 số ngày con bị bệnh là 8 ngày tương ứng với 0,635 %, CP3.2 số ngày con bị bệnh là 1 ngày tương ứng với 0,84 %, CP4.1 số ngày con bị bệnh là 5 ngày tương ứng với 0,397 %, CP4.2 số ngày con bị bệnh là 10 ngày tương ứng với
0,873 %. Còn các lô còn lại không có biểu hiện của bệnh hô hấp. Số liệu này cũng tương ứng với kết quả của Nguyễn Thị Lệ Hằng (2014) về tỉ lệ mắc bệnh hô hấp của gà Lương Phượng giai đoạn 8-10 tuần tuổi.
Từ những kết quả trên ta nhận thấy chế phẩm thảo dược có tác dụng làm giảm bệnh hô hấp ở gà tương tự như tác dụng của kháng sinh. Cụ thể ở chế phẩm CP5 (CP5.1, CP5.2, CP5.3) tỉ lệ mắc bệnh là 0%. Hye-Kyung Park và ctv 2005 đã công bố rằng nhóm chất 1,3-dihydroxy-2,5,6,7-tetramethoxyxanthone, 3-hydroxy-1,2,5,6,7- pentamethoxyxanthone trong Viễn chí có tác động giảm bệnh hen xuyễn ở người và một số loài động vật, và chính chất này đã có tác dụng làm giảm bệnh hô hấp ở gà. Ở các chế phẩm còn lại như CP3, CP4 tác động của chế phẩm phụ thuộc và liều dùng. Cụ thể là ở liều cao như CP3.3 và CP4.3 tỉ lệ mắc bệnh là 0. Còn đối với các chế phẩm với liều thấp hơn như CP3.1, CP3.2; CP4.1, CP4.2 gà vẫn còn mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn thấp hơn ở lô không sử dụng kháng sinh. Các số liệu này sai khác về mặt thống kê p<0,05.
Như vậy, chế phẩm thảo dược có tác động tốt đến tỉ lệ mắc bệnh hô hấp ở gà giai đoạn 1-9 tuần tuổi. Riêng chế phẩm CP5 và liều cao của chế phẩm CP4 và CP3 có tác dụng tương tự sử dụng kháng sinh.
3.3. KHỐI LƯỢNG GÀ QUA CÁC TUẦN TUỔI
Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh sức sản suất thịt của gà thí nghiệm. Khả năng tăng trọng nhanh có thể rút ngắn thời gian chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn, thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu về khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)
Nghiệm thức Số gà (con) 1 tuần tuổi 3 tuần tuổi 6 tuần tuổi 9 tuần tuổi
DC.0 60 89,06 299,7 707,0ab 1062,0ab DC.1 60 88,47 299,8 706,7ab 1065,0ab CP3.1 60 88,21 299,2 686,8b 1037,0b CP3.2 60 88,47 299,1 709,9ab 1040,0ab CP3.3 60 88,36 295,2 710,0ab 1078,0ab CP4.1 60 88,96 305,8 740,8a 1080,0ab CP4.2 60 89,91 298,6 709,3ab 1076,0ab CP4.3 60 88,87 309,3 710,5ab 1081,0ab CP5.1 60 88,76 299,3 722,0ab 1082,0ab CP5.2 60 88,63 301,0 727,5a 1084,0ab CP5.3 60 88,80 301,5 729,2a 1096,0a SEM - 0,3392 3,589 7,799 11,56 P - 0,113 0,386 0,007 0,034
Theo cột dọc các giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa với (p<0,05).