Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm được thể hiện trên bảng 3.5.
Bảng 3.5. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi(g/con/ngày)
Nghiệm thức Tuần 1-3 Tuần 4-6 Tuần 7-9 Bình quân (1-9 t. tuổi) DC.0 20.60 43.96 a 57.25c 40,60bc DC.1 20.01 43.21 ab 58.36 abc 40,53bc CP3.1 19.92 41.43 d 58.30 abc 39,88de CP3.2 19.39 41.23 de 60.16 a 40,26bcd CP3.3 19.91 40.26 e 57.84bc 39,34e CP4.1 20.11 43.95 a 60.49 a 41,52a CP4.2 20.38 42.61bc 59.22 abc 40,74b CP4.3 20.13 41.95cd 59.82 ab 40,63b CP5.1 20.22 41.86cd 57.90bc 39,99cd CP5.2 20.64 42.78bc 58.38 abc 40,60bc CP5.3 20.45 42.89 abc 59.25 abc 40,86b SEM 0.135 0.229 0.435 0,209 P 0.069 0.000 0.000 0,000
Trong những ngày đầu tiên của thí nghiệm, lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày ở các lô bổ sung chế phẩm thảo dược thấp hơn so với lô kháng sinh. Điều này có thể là do vị đắng của các chế phẩm làm cho gà chưa quen với thức ăn mới dẫn đến gà ít ăn hơn và thời gian của bữa ăn kéo dài hơn so với 2 lô đối chứng không bổ sung chế phẩm. Tuy nhiên, sau một vài ngày thì gà đã quen dần với thức ăn và lượng tiêu thụ đã gia tăng. Số liệu trên bảng 3.6 cho thấy lượng thức ăn ăn vào của gà giữa các nghiệm thức có sự sai khác tin cậy từ giai đoạn tuần thứ 4 trở đi. Giai đoạn đầu, lượng thức ăn ăn vào của gà có sự sai khác, cao nhất là lô CP5.2 với 20.64 (g/con/ngày) và thấp nhất là CP3.2 là 19.39 (g/con/ngày), tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Điều này được lý giải là do lượng chế phẩm bổ sung vào khẩu phần của gà thấp, chiếm tỉ lệ ít so với cả khẩu phần, hơn nữa giai đoạn đầu lượng thức ăn gà thu nhận ít nên sự tác động đến lượng ăn vào không nhiều. Giai đoạn từ 4 tuần trở đi xuất hiện sự khác biệt. Ở giai đoạn 4-6 tuần, lượng ăn vào cao nhất ở CP4.1 và DC0 tương ứng là 43.95 (g/con/ngày) và 43.96, thấp nhất là 40.26 ở gà lô CP3.3.
Giai đoạn 7-9 tuần tuổi, lượng ăn vào cao nhất là 60.49 (g/con/ngày) ở gà lô CP4.1, thấp nhất là 57.25 (g/con/ngày) ở gà lô DC0. Kết quả này thấp hơn với kết quả của Nguyễn Huy Đạt (2006), lượng thức ăn lúc 3 tuần tuổi vào khoảng 26,5 g/con/ngày và lúc 6 tuần tuổi là 61,19 g/con/ngày, lúc 9 tuần tuổi là 97,82 g/con/ngày. Nguyên nhân là do giai đoạn này thời tiết nắng nóng kéo dài, gà bị stress làm giảm lượng thức ăn ăn vào.
Tính bình quân cho cả thời gian thí nghiệm (1-9 tuần tuổi), lượng ăn vào thấp nhất là gà ở lô CP3.3: 39,34 g/con/ngày, cao nhất là gà ở lô CP4.1: 41,52 g/con/ngày. Kết quả này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Huy Đạt (2010) rằng lượng thức ăn giai đoạn từ 1-9 tuần là 59,12 g/con/ngày. Điều này có thể là do sự chênh lệch về khoảng thời gian nuôi dưỡng của thí nghiệm, cụ thể là vào khoảng thời gian từ tháng 6 - 9 ở Huế thời tiết thay đổi thất thường rất ảnh hưởng đến lượng ăn vào của gà. Đồng thời, sự tiến bộ về mặt dinh dưỡng của thức ăn cũng góp phần giảm lượng thức ăn ăn vào trên gà. Và kết quả để xác định xem lượng thức ăn giảm có ảnh hưởng đến chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng hay không được trình bày trên bảng 3.6.
Lượng thức ăn ăn vào của gà khi so sánh từng chế phẩm với các lô đối chứng được biểu thị ở biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3. Lượng thức ăn ăn vào của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm