Tình hình nghiên cứu các thảo dược là đối tượng nghiên cứu của đề tà i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 40 - 45)

1.2.3.1. Viễn chí

Theo Đỗ Huy Bích và ctv 2006, Viễn chí được sử dụng trong dân gian như sau: - Tác dụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm gây ho cho chuột nhắt trắng bằng cách phun xông ammoniac, liều 0,75kg/kg Viễn chí cho uống dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.

- Tác dụng lợi đàm: Thí nghiệm trên thỏ, Viễn chí có tác dụng làm tăng dịch tiết khí phế quản.

- Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau biểu hiện bằng các phản ứng vặn xoắn mình khi tiêm trong màng bụng dung dịch acid acetic, Viễn chí liều uống 0,8g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt ở chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên thời gian ngủ: Viễn chí có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian ngủ do thuốc ngủ barbituric ỏ chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên thần kinh trung ương: Viễn chí có tác dụng ức chế có mức độ hệ thần kinh trung ương, nhưng không thấy có tác dụng đối kháng với liều gây co giật do cafein gây nên ở chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên tử cung: Thử tác dụng của cao lỏng viễn chí trên tử cung thỏ, mèo và chuột cống trắng in vitro và in situ, thấy thuốc có tác dụng kích thích co bóp cơ tử cung ở cả con vật có thai và không có thai.

- Tác dụng kháng khuẩn: Cao mềm Viễn chí có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Streptococcus

hemolyticus, Diplococcus pneumoniae.

- Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, thuốc làm sáng mắt, thính tai do tác dụng trên thận. Còn chữa đau tức ngực, lao, ngủ kém, suy nhược thần kinh, ác mộng. Ngày 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc 2 – 5g cao lỏng, bột thuốc hoặc cồn thuốc

1.2.3.2. Xạ can

Theo Đỗ Huy Bích và ctv 2006, Xạ can được sử dụng trong dân gian như sau: - Dịch chiết nước, các Isoflavon-nhóm hoạt chất chính chiết từ lá Xạ can (tectoridin, tectorigenin, irigenin), có tác dụng hạ đường huyết.

- Dịch chiết nước, các Isoflavon chiết từ lá Xạ can có tác dụng kiểu phytoestrogen tương tự như genistein (chiết từ mầm đậu nành). Tác dụng kiểu phytoestrogen của các isoflavon theo cơ chế kích thích trục vùng dưới đối-tuyến yên- tuyến nội tiết và có tác dụng chống loãng xương.

- Ngoài ra, các Isoflavon có hoạt tính chống sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư tiền liệt tuyến như RWPE-1, LNCaP and PC-3.

- Tectorigenin, tectoridin có tác dụng kháng viêm, có hoạt tính độc tế bào, có hoạt tính ức chế sự biểu hiện của inducible nitric oxide synthase (iNOS), ức chế sự tạo thành nitric oxide (NO) và sự tiết interleukin (IL)-1beta. Tectorigenin làm giảm sự biểu hiện của cyclooxigenase (COX)-2, ức chế sự tạo thành prostaglandin E(2) theo cơ chế ức chế hoạt tính của nuclear factor kappa-B (NF-kappaB).

- Tác dụng ức chế sự tạo thành prostaglandin E(2) các Isoflavon chiết từ lá Xạ can theo thứ tự sau: tectorigenin > genistein > tectoridin (tectorigenin 7-glucoside) > daidzein.

- Isorhapontigenin (ISOR), Isoflavon chiết từ lá Xạ can có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn vitamin E.

1.2.3.3. Quế

Theo Đỗ Huy Bích và ctv 2006, Quế được sử dụng trong dân gian như sau: - Có một số công trình về Quế ở Việt Nam. Một công trình về Quế 30 tuổi ở Thanh Hoá cho biết hàm lượng tinh dầu ở các bộ phận của các cây như sau:

- Quế hạ căn 1.49%, quế thượng châu 1,60% quế thượng biểu 2.16%, vỏ cành to 1.60%, vỏ cành nhỏ 0.55%.

- Tinh dầu lá quế và vỏ quế Thanh Hoá chứa aldehyd cinnamic là chủ yếu (44,36 – 70% ở tinh dầu lá, 77% ở vỏ thân).

- Hàm lượng aldehyd cinnamic trong tinh dầu vỏ quế Yên bái là 80 – 95% và trong tinh dầu lá: 50 – 80%. Hàm lượng aldehyd cinnamic cao trong tinh dầu lá quế gợi ý là các loài quế nghiên cứu nói trên đều là C.cassia.

- Tác dụng dược lý

+ Tinh dầu quế chứa cinnamaldehyd là thành phần chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với một số vi khuẩn ở độ pha loãng cao. Tác dụng kháng khuẩn đối với các giống vi khuẩn khác nhau, theo thứ tự hoạt tính giảm dần: salmonella typhi, tụ cầu vàng, Basillus mycoides, bacillus subtilis, candida albicans, shigella flexneri, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuần lao, Sh.dyse mycoides, bacillus subtilis, candida albicans, shigella flexneri, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuần lao, Sh.dysenteriae, phế

cầu teriae, phế cầu khuẩn. Tác dụng manh đối với phẩy khuẩn tả, nồng độ ức chế tối thiểu đối với các giống phẩy khuẩn tả Eltor, inaba và Ogawa là 2/10.000.

+ Tinh dầu quế có tác dụng diệt nấm với Trichophyton mentagrophytes. Hoạt chất cinnamaledehyd có tác dụng với Microsporum audouinu, Aspergillus nidurans, Crytococcus neoformans, Penicillium rugulosum, Sporothrix schenckii, Trichophyton rubrum, T.mentaprophytes, T.violaceum, Microsporumgypseum, Histoplasma capsulatum và Blastomyces dermatitidis; tác dụng ức chế chủ yếu do phản ứng của

aldehyd với các nhóm thiol tham gia vào sự sinh trưởng của nấm. Cinnamaldehyd tác dụng hiệp đồng với natri clorid.

+ Cinnamaldehyd có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt và có tác dụng đối kháng với hoạt động vận động gây bởi apomorphin hoặc methamphetamine ở chuột nhắt, có tác dụng kéo dài giấc ngủ gây bởi hexobarbital, tác dụng hạ nhiệt và chống sốt ở chuột nhắt. tác dụng ức chế và kích thích trung tâm của cinnamaldehyd có thể do tương tác với các nơtron đáp ứng với monoamine ở hệ thần kinh trung ương và có vai trò quan trọng trong tác dụng điều trị của vỏ thân hoặc cành quế.

1.2.3.4. Bọ mắm

Theo Đỗ Huy Bích và ctv 2006, lá Bọ mắm được xác định độc tính cấp sơ bộ cho thấy liều LD5 khi tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng của cao là 1000mg/kg, tính ra dược liệu khô khoảng 10g/kg.

- Công dụng:

+ Bọ mắm chữa viêm họng, viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, sâu quảng, viêm da mủ, viêm vú, tắc tia sữa, vết thương đụng dập, nhiễm trùng do tiết niệu, ho, ho lâu ngày, bệnh về phổi, đau răng, đái rắt, đái buốt. Ngày 20-40g cây tươi hoặc 10-20g cây khô, sắc hoặc nấu cao uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

+ Ngoài ra, cây Bọ mắm tươi giã nhỏ, cho vào vại mắm để bảo quản chống giòi bọ. Lá non và ngọn, ăn sống thay rau, hoặc xay với rau má, trái cây, làm nước sinh tố.

+ Chữa ho lâu ngày, ho lao, bệnh phổi: Cây Bọ mắm bỏ rễ, ngày 40g sắc uống, hoặc nấu cao lỏng pha mật ong, ngày uống 15-20ml.

+ Chữa viêm họng đau răng: Dùng lá tươi, nhai ngậm, nuốt nước.

1.2.3.5. Dâu tằm

Theo Đỗ Huy Bích và ctv 2006, lá Dâu tằm được sử dụng trong dân gian như sau: - Chữa nôn ra máu: Lá dâu cuối màu, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12-16 g. - Chữa mụn nhọn lâu ngày không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch.

- Chữa trẻ em sốt có mồ hôi: Lá dâu tằm 20 g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống 3 lần trong ngày, uống lúc thuốc đã nguội.

- Chữa phong nhiệt, cảm mạo: Lá dâu, hoa cúc, cam thảo mỗi thứ 10 g. Cho đủ nước, sắc kĩ, uống thay nước chè.

- Chữa trị viêm phế quản cấp tính do phong nhiệt: Lá dâu 10g, hạnh nhân, bối mẫu, vỏ quả lê mỗi thứ 15g, đường phèn 10g, sắc lấy nước uống, uống thay nước chè.

- Chữa phong nhiệt, sốt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: Lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, lá ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uông ngày 1 thang trong 5 ngày liền

- Chữa trẻ con đau họng, ho khan, bạch hầu: Lá dâu 20g, tằm vôi 10g, bạc hà 5g. Sắc uống.

Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)