HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Hệ số chuyển hóa thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng bởi nó phản ảnh lượng thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm. Hơn nữa, trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng, thức ăn quyết định đến trên 60% giá thành của sản phẩm. Bởi vậy hệ số chuyển hóa thức ăn cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của người chăn nuôi. Gà có tốc độ sinh trưởng càng nhanh thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao. Tuy nhiên khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tuổi giết thịt…Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà thí nghiệm qua các tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cho 1 kg khối lượng tăng

của gà thí nghiệm

Nghiệm thức Tuần 1 Tuần 3 Tuần 6 Tuần 9 Bình quân

DC.0 1,541 1,679 2,202 3,011 2,504 ab DC.1 1,558 1,595 2,325 3,078 2,581 a CP3.1 1,566 1,587 2,452 3,241 2,507 ab CP3.2 1,558 1,580 2,212 4,150 2,568 a CP3.3 1,561 1,703 2,223 3,427 2,396c CP4.1 1,544 1,644 2,351 3,689 2,538 ab CP4.2 1,517 1,740 2,390 2,929 2,443 abc CP4.3 1,547 1,590 2,030 3,902 2,477 abc CP5.1 1,550 1,630 2,121 3,290 2,385c CP5.2 1,553 1,772 2,213 3,488 2,469 abc CP5.3 1,549 1,655 2,169 3,439 2,421 bc SEM 0,0097 0,0616 0,1199 0,3962 0,0409 P 0,118 0,391 0,427 0,544 0,030

Kết quả trên bảng 3.6 cho thấy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng theo tuổi của gà. Khối lượng cao nhất là gà ở lô DC.1 (2,581 kg), tiếp đến các lô CP3.2, CP4.1 và CP3.1 có mức chi phí thức ăn cao hơn gà ở lô DC.0 (2,504 kg). Mức chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở các lô có sử dụng chế phẩm CP3 liều cao (CP3.3), chế phẩm CP4 liều trung bình và liều cao (CP4.2, CP4.3 và CP5 ở cả 3 liều (CP5.1, CP5.2, CP5.3) là thấp hơn lô DC0. Chi phí thức ăn của các lô gà thí nghiệm này thấp hơn đối chứng (DC0) từ 2,7% đến 11,9%. Các lô CP3.2, CP4.2 và CP3.1 có chi phí thức ăn cao hơn DC0, nhưng vẫn thấp hơn so với DC1 từ 1,3 đến 7,4%. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà đều thấp hơn các nhóm gà lai lông màu đã công bố (Nguyễn Đức Hưng 2001, 2014; Nguyễn Minh Thông 2015 Lê Thanh Hải 1999)và gà Ri (Nguyễn Minh Hoàn, 2013). Như vậy chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác động dương tính làm hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn, nên chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng giảm so với gà ăn khẩu phần có sử dụng kháng sinh. Tuy vậy chỉ có CP5 ở cả 3 liều dùng, CP4 ở liều trung bình và liều cao, CP3 chỉ ở liều cao là vượt lên so với gà ở lô ăn khẩu phần cơ sở mà không sử dụng kháng sinh, không chế phẩm. Các liều còn lại ở CP3 và CP4 đã ảnh hưởng không nhiều đến chỉ tiêu này. Kết quả này phù hợp với kết quả của Dương Thanh Liêm (2003) về vai trò của thảo dược trong việc cải thiện khả năng tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gà nuôi thịt.

Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà khi so sánh từng chế phẩm với các lô đối chứng được biểu thị ở biểu đồ 3.4

Biểu đồ 3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm

Theo Agarawal (2011) hợp chất flavonoid có khả năng tăng cường tiêu hóa, cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột và kích thích tiết các enzyme tiêu hóa nội sinh. Như vậy hợp chất flavonoid trong các chế phẩm đã tác động tích cực, làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)