TỈ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 52 - 53)

Đây là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, chỉ tiêu này không những là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống như giống, trạng thái cơ thể, điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được thể hiện ở (bảng 3.1)

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi (%)

Nghiệm thức Số gà đầu kỳ 1-3 tuần 4-6 tuần 7-9 tuần 1-9 tuần

DC.0 60 100 100 98,33 98,33 DC.1 60 100 100 100 100 CP3.1 60 100 100 100 100 CP3.2 60 100 100 98,33 98,33 CP3.3 60 100 100 98,33 98,33 CP4.1 60 100 100 98,33 98,33 CP4.2 60 100 100 100 100 CP4.3 60 100 100 100 100 CP5.1 60 100 100 100 100 CP5.2 60 100 100 100 100 CP5.3 60 100 100 100 100 SEM - - - 0,1117 0,1117 P - - - 0,715 0,715

Theo cột dọc các giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa với (p<0,05).

Số liệu thu được ở bảng 3.1 cho thấy gà thịt lông màu nuôi tại thời điểm nghiên cứu (tháng 7-10/2014) có tỉ lệ sống cao (đều hơn các kết quả đã nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế ở cùng phương thức nuôi - Nguyễn Đức Hưng, 2014, 2001; Nguyễn Minh Hoàn, 2013; Lê Thanh Hải và ctv, 1999).

Giai đoạn đầu từ 0 đến 6 tuần tuổi gà sinh trưởng bình thường, tỉ lệ sống cao (100%) ở cả thí nghiệm (không dùng kháng sinh, không có chế phẩm thảo dược (DC.0) cũng như ở các lô có dùng kháng sinh (DC.1) và có dùng chế phẩm khác nhau với liều dùng khác nhau. Do giai đoạn này thời tiết ổn định, ít ảnh hưởng đến gà thí nghiệm. Đồng thời, quy trình vệ sinh phòng dịch cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng được quản lý chặt chẽ nên gà đạt được tỉ lệ nuôi sống cao. Sau 6 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm (9 tuần tuổi) là lúc thời tiết chuyển mùa, nắng nóng vào buổi trưa và mưa dông vào chiều tối, vì vậy trong đàn gà xuất hiện triệu chứng của hội chứng hô hấp và có gà bị chết ở giai đoạn này. Lô đối chứng (DC.0) và các lô CP3.1, CP3.2, CP4.1, CP4.2 có hội chứng hô hấp, nhưng gà chết chỉ gặp ở DC.0 và ở các lô CP3.1, CP3.2 và CP4.3, tuy nhiên tỷ lệ chết thấp và không có sự sai khác tin cậy về mặt thống kê so với đối chứng (p>0,05). Kết quả của này cao hơn so với báo cáo của một số tác giả. Theo Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2011), tỷ lệ nuôi sống tới 12 tuần tuổi của gà lai ½ Lương Phượng là 95,11%; của gà lai ¾ Lương Phượng là 94,44%. Lê Thị Nga (1997), tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai Đông Tảo – Tam Hoàng 12 tuần tuổi là 94 – 96%. Đào Văn Khanh (2002) cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng nuôi bán chăn thả ở con trống từ 96,24% đến 99,50%, con mái từ 96,66% đến 99,50%; gà Kabir ở các vụ hè, thu, đông cả trống và mái đạt từ 95,83% đến 99,50%, riêng vụ xuân con trống là 87,20% và con mái là 85,60%.

Điều này cho thấy rằng chế phẩm thảo dược có tác động đối với tỉ lệ nuôi sống của gà tương đương với kháng sinh. Cụ thể là do trong các chế phẩm thảo dược chứa các hợp chất như flavonoid trong Dâu tằm (Lã Văn Kính, 2014), estrogen thực vật trong Xạ can (Morrissey C và ctv 2004), vitexin và isovitexin trong Bọ mắm (Lã Văn Kính, 2014), saponin thuộc họ oleanane (Zhang D. và ctv 2000)... có tác dụng kháng khuẩn mạnh cộng với chức năng oxy hóa đã tác động đến tỉ lệ nuôi sống của gà.

Như vậy, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 1-9 tuần tuổi ở các lô có bổ sung chế phẩm thảo dược tương đương với tỉ lệ nuôi sống của gà ở các lô bổ sung kháng sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại thừa thiên huế (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)