Quản lý hành chính về đất đai tại thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 57 - 60)

4.2.3.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thành phố đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cấp xã, phường thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn thành phố gồm 23 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364, đã cắm mốc giới ở ngoài thực địa, được xác định trên bản đồ, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành chung trong toàn thành phố.

4.2.3.2. Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hệ thống bản đồ địa chính được lập theo công nghệ cũ, chỉ được lưu ở dạng giấy, không có dạng số, qua thời gian dài sử dụng giữa hiện trạng và bản đồ có sự biến động lớn nhưng chưa được cập nhật, chỉnh lý kịp thời và có nơi chỉ chỉnh lý cục bộ dẫn đến tính đồng bộ và độ chính xác không cao. Năm 2008, thành phố đã thực hiện hoàn thành việc số hóa bản đồ của 23 xã, phường trên địa bàn, đây là cơ sở quan trọng để chỉnh lý hồ sơ địa chính, quản lý đất đai.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2005 và năm 2010, thành phố Quảng Ngãi đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong thành phố theo đúng quy định của ngành.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng thành phố và các xã, phường đã ứng dụng và xây dựng trong quá trình lập quy hoạch của các cấp, qua đó 100% xã, phường và thành phố đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất dạng số.

4.2.3.3. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Năm 2005 thực hiện theo Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, năm 2010 thực hiện theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai. Từ năm 2008, 2009, 2010 đã tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2010 đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc đánh giá tình hình sử dụng đất của các cấp, các ngành đặc biệt làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố.

4.2.3.4. Đăng ký sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ tại thành phố Quang Ngãi

Trước khi Văn phòng đăng ký QSDĐ ra đời, công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho các tổ chức; Phòng Tài nguyên và Môi Trường tổ chức thực hiện đối với các hộ gia đình, cá nhân. Sau khi Văn phòng đăng ký QSDĐ được thành lập thì công tác đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ được Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh thực hiện cho các tổ chức và Văn phòng đăng ký QSDĐ thành phố thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký QSDĐ không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp hóa và đi vào nề nếp.

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi, từ năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND thành phố đã cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, với tổng số là 24.552 GCNQSDĐ [16].

4.2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi

- Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Cùng với quá trình đô thị hóa, phát

triển kinh tế, việc thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình ngày càng nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, UBND thành phố đã quyết định thu hồi đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho 70 công trình trên địa bàn với tổng diện tích 215,03 ha; tổng giá trị bồi thường 587 tỷ đồng; số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng là 3.982 hộ gia đình, cá nhân; tổng số tổ chức là bị ảnh hưởng là 119 tổ chức, số hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư là 342 hộ [25].

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Giai đoạn 2010 - 2014, thành phố đã tiếp nhận

1.733 hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và số hồ sơ đã giải quyết được là 608 hồ sơ với diện tích 22,30 ha. Trong đó: Đối với chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép đã tiếp nhận 1.390 hồ sơ, đã giải quyết 356 hồ sơ với diện tích 5,28 ha; Đối với hồ sơ chuyển mục đích không phải xin phép đã tiếp nhận 343 hồ sơ, đã giải quyết 252 hồ sơ với diện tích 17,02 ha [16].

Nhìn chung, công tác thu hồi, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép đều đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt, thủ tục nhanh gọn và tuân thủ đầy đủ, đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật Đất đai. Các cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất đã sử dụng đất đúng diện tích, kích thước và mục đích, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ, kịp thời. Tuy vậy, một số công trình dự án công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa kịp thời do thành phố không có kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, chủ yếu nhà đầu tư tự ứng trước kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, đối với các dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, các nhà đầu tư phải nhận chuyển nhượng QSDĐ, thoả thuận đến từng hộ dân làm kéo dài thời gian, thậm chí không thể thoả thuận đủ diện tích để thực hiện dự án.

4.2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nên từng bước đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nề nếp, góp phần lập lại kỷ cương pháp luật. Hàng năm, Thanh tra thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đều xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra theo chương trình kế hoạch hàng năm và tiến hành các cuộc thanh tra khi có yêu cầu hoặc phát hiện thấy những sai phạm về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Từ năm 2010 đến năm 2014, đã thực hiện 09 vụ thanh tra về đất đai, trong đó: năm 2010: 1 vụ; năm 2011: 2 vụ; năm 2012: 2 vụ, năm 2013: 2 vụ; năm 2014: 2 vụ.

Qua thanh tra, kiểm tra đó phát hiện những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai như: UBND một số xã, phường đã cho thuê đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng, đất dành cho nhu cầu công ích (đất 5%) không đúng quy định, thực hiện không đúng các trình tự, thủ tục trong quản lý, sử dụng đất đai... Giao đất không thông qua đấu giá, không đúng đối tượng, không thực hiện việc chỉnh lý biến động hoặc chỉnh lý không đầy đủ hồ sơ địa chính, thực hiện các thủ tục hành chính cho người sử dụng đất quá thời gian quy định... Một số dự án đầu tư được giao đất, thuê đất nhưng quá 12 tháng không đưa vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ ngày giao đất thực địa, sử dụng đất không hiệu quả, sai mục đích. Một số trường hợp hộ gia đình tự chuyển mục

đích sử dụng đất nông nghiệp qua làm nhà ở, nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất đai...Từ năm 2009 đến nay số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 103.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)