Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 42)

3.5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập các tài liệu thứ cấp: Gồm các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - xã hội…, nguồn thu thập số liệu, tài liệu từ các báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, mỗi xã, phường 40 phiếu (03 xã phường bằng 120 phiếu).

3.5.1.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp so sánh: So sánh giữa quy định của Nhà nước về quyền của người sử dụng đất và thực tế về việc thực hiện công tác tại địa phương.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Tìm hiểu, phân tích, thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

- Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm về lĩnh vực có liên quan để đi đến giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Quảng Ngãi 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, có vị trí nằm về phía Đông Bắc của tỉnh. Tọa độ địa lý từ 15003'18" đến 15014'07" vĩ độ Bắc và 108033'39" đến 108046'04" kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của thành phố Quảng Ngãi được xác định như sau:

- Phía Đông giáp: Biển Đông.

- Phía Tây giáp: Huyện Sơn Tịnh và huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. - Phía Nam giáp: Huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

- Phía Bắc giáp: Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Trước ngày 01 tháng 4 năm 2014, thành phố có 10 đơn vị hành chính (bao gồm 02 xã: Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng và 08 phường: Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Nguyễn

Nghiêm, Lê Hồng Phong, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh, Quảng Phú). Thực hiện

Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND thành phố đã tiếp nhận thêm 13 đơn vị hành chính (bao gồm: xã Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú thuộc huyện Tư Nghĩa; xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Châu, Tịnh Long, Tịnh Thiện, Tịnh Hòa,

Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, phường Trương Quang Trọng thuộc huyên Sơn Tịnh), nâng tổng số

đơn vị hành chính của thành phố lên 23 xã, phường; nâng tổng diện tích tự nhiên của thành phố lên 15.903,97 ha, chiếm 3,09% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [16].

Thành phố Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách Khu kinh tế và Cảng nước sâu Dung Quất khoảng 20 km, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, liên kết thành phố với các huyện trong tỉnh và thành phố khác trong cả nước; có đường tỉnh lộ 625 đi Thạch Nham liên hệ các huyện phía Tây; đường tỉnh lộ 627 nối liền thành phố Quảng Ngãi với các huyện Minh Long, Ba Tơ và tỉnh KomTum, tỉnh Gia Lai; đường tỉnh lộ 626 thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy liên hệ phần phía Đông ra biển và nối liền với đường chiến lược vùng ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh..., đã tạo cho thành phố Quảng Ngãi nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng với các ngành mũi nhọn, theo những thế mạnh đặc thù.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a) Địa hình: Do nằm trong vùng đồng bằng sông Trà Khúc nên thành phố

Quảng Ngãi có địa hình khá bằng phẳng, ít phức tạp hơn so với các huyện đồng bằng trong tỉnh. Nhìn chung địa hình của thành phố Quảng Ngãi có độ dốc theo 02 phía: Đông và Nam, nhưng chủ yếu dốc dần về phía Đông (địa hình tương đối cao tập trung ở các phường Quảng Phú, Nghĩa Lộ và thấp dần đến xã Nghĩa An, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê

và Tịnh Hòa). Cao độ địa hình trung bình từ 4 - 9 m; thấp nhất là 3,5 m và cao nhất là

12m so với mặt nước biển. Những khu vực có cốt địa hình dưới 6,5 m, hàng năm thường bị ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế và môi trường của thành phố.

b) Địa mạo: Theo tài liệu khảo sát của một số công trình cho thấy địa tầng

trong khu vực thành phố Quảng Ngãi chủ yếu gồm các lớp: sét pha, cát pha, cát hạt trung, cát hạt to lẫn cuội sỏi, cát hạt to, cường độ chịu lực có thể xây dựng được nhà cao tầng.

4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu của thành phố Quảng Ngãi mang đặc tính chung của khí hậu cả tỉnh và khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là nhiệt đới, gió mùa, nền nhiệt độ trong năm cao và ít biến động.

a) Nhiệt độ: Trung bình cả năm là 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,50C và

thấp tuyệt đối là 12,60C. Thời gian nóng nhất trong năm là từ tháng 6 đến tháng 8, và lạnh nhất trong năm là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

b) Lượng mưa: Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của địa hình nên

thành phố có chế độ mưa trái mùa với quy luật chung của cả nước. Lượng mưa trung bình cả năm trên 2.809 mm, nhưng lại phân bố không đều trong năm.

c) Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2000 - 2200 giờ, từ tháng 3

đến tháng 9 là thời kỳ nắng nhiều, trung bình tháng khoảng 250 giờ nắng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình tháng khoảng 100 - 180 giờ nắng.

d) Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vào khoảng

82%, những tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

e) Gió: Thành phố Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu

nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 3 đến tháng 8 hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc.

4.1.1.4. Thực trạng về môi trường

Với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, thành phố Quảng Ngãi đã có bước tiến lớn về mặt kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, các công trình phúc lợi công cộng, trụ sở các cơ quan được đầu tư xây dựng đã tạo cho thành phố có bộ mặt của đô thị văn minh và hiện đại hơn. Thành phố Quảng Ngãi đã được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại III. Hiện nay, công tác quản lý về lĩnh vực môi trường đã được tăng cường, việc thu gom rác thải ở các tuyến phố, các khu thương mại, các khu dân cư cơ bản thực hiện tốt, việc trồng cây xanh trên đường phố đã tạo bóng mát, mỹ quan đô thị và môi trường sinh thái. Công tác quản lý về điện, đường, vườn hoa, công viên, … ngày càng được tăng cường và đạt hiệu quả cao.

4.1.1.5. Thủy văn

Thành phố Quảng Ngãi nằm giữa 2 con sông chính:

- Sông Trà Khúc ở phía Bắc thành phố (là ranh giới giữa thành phố và huyện

cung cấp nước ngọt chủ yếu cho thành phố. Tuy nhiên vào mùa mưa nước sông dâng cao thường gây ra ngập lụt ở xã Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng.

- Sông Bàu Giang ở phía Nam thành phố (là ranh giới giữa thành phố và huyện

Tư Nghĩa). Tuy là con sông nhỏ nhưng cũng góp phần quan trọng cung cấp nguồn

nước mặt dồi dào cho thành phố.

Chịu ảnh hưởng chính của 2 con sông chính, chế độ hải văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều; chế độ thuỷ triều có khoảng 2/3 ngày trong tháng là nhật triều và còn lại là bán nhật triều.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Theo “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2020”, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Quảng Ngãi là 15.903,97 ha (tính đến ngày 01/04/2014). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 7.991,04 ha, chiếm 50,24% tổng diện tích tự nhiên; tiếp đó là đất phi nông nghiệp với 7.159,43 ha chiếm 45,02%; đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ với 753,50 ha chiếm 4,74%.

50.24% 45.02%

4.74%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 của thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi) b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu do hai con sông chính là sông Trà

Khúc và sông Bàu Giang, cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho thành phố đáp ứng được nhu cầu cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt dân cư. Ngoài ra, lượng nước mưa khá lớn bổ sung đáng kể cho nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, về mùa mưa nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở các xã ven sông.

- Nguồn nước ngầm: Cũng nhờ 2 con sông Trà Khúc và sông Bàu Giang chảy qua địa bàn nên mạch nước ngầm của thành phố khá phong phú, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đảm bảo tốt cho việc phục vụ dân sinh cũng như sản xuất. Hiện nhà máy nước Quảng Ngãi sử dụng mạch nước ngầm nông của sông Trà Khúc để khai thác nước phục vụ công nghiệp và dân sinh với công suất khoảng 16.000 m3/ngày đêm.

c) Tài nguyên biển và ven biển:

Thực hiện mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ, thành phố Quảng Ngãi có 4 xã ven biển ở hạ lưu 2 con sông lớn của tỉnh là sông Trà khúc và sông Vệ (ở huyện Tư Nghĩa), chiều dài bờ biển khoảng 15 km, với 3 cửa sông đổ ra biển là cửa Sa Kỳ, Cổ Lũy và cửa Lở. Đây là ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, ngư dân đánh cá ở các xã Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Nghĩa An và Nghĩa Phú. Cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, Sông Chợ Mới, sông Kinh và sông Phú Thọ là nơi trú ngụ an toàn cho tàu thuyền khi gặp thời tiết xấu, tàu thuyền đánh cá ra vào thuận lợi.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn thành phố không có các loại khoáng sản quý hiếm mà chỉ có cát, sỏi trên sông Trà Khúc làm vật liệu xây dựng, với trữ lượng khai thác khoảng 8 triệu m3/năm. Hiện nay nguồn khoáng sản này đang được khai thác cung cấp cho nhu cầu xây dựng của thành phố và các huyện lân cận như Tư Nghĩa và Sơn Tịnh.

đ) Tài nguyên rừng và thảm thực vật:

Theo kết quả thống kê đến tháng 11/2014 diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 1.248,00 ha, chiếm 7,85% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ là 132,23 ha, đất rừng sản xuất là 1.115,77 ha. Theo tài liệu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 cho thấy trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loại cây keo lai, bạch đàn trắng và cây phi lao. Ngoài ra, thảm thực vật ở các xã ven biển còn có rừng ngập mặn với các loại cây gỗ như: đước, bần trắng, dừa nước với diện tích nhỏ phân bố ở khu vực cửa sông Diêm Điền và hai bên bờ sông Kinh Giang (ở xã Tịnh Khê).

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi

38,66% 14,95%

46,39%

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Hình 4.3. Cơ cấu các ngành kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: UBND thành phố Quảng Ngãi)

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi năm 2014 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của thành phố (giá so sánh năm 2010) đạt 39.378 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch của của các địa phương khác trong tỉnh, cụ thể: Dịch vụ chiếm 46,39%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 38,66%; Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với năm 2010, trong đó: Dịch vụ tăng 14,11%, Công nghiệp - xây dựng tăng 11,90%; Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,89% [24].

a) Dịch vụ, thương mại và du lịch

Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phố năm 2014 đạt 16.057 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 17,24% so với cùng kỳ năm 2013. Hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống ngành tài chính - tín dụng, vận tải, bưu chính - viễn thông và khách sạn, nhà hàng, chợ,… được đầu tư phát triển. Trên địa bàn thành phố đã hình thành một số tuyến đường mới và đang cải tạo nâng cấp một số tuyến đường, tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển nhanh. Các siêu thị, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, ... tăng nhanh về số lượng và quy mô [24].

Du lịch có chiều hướng phát triển tốt, các dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh. Một số công ty lữ hành du lịch, xe buýt công cộng, các tuyến du lịch kết nối từ thành phố đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được hình thành. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được trùng tu, nâng cấp cũng góp phần cho việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của của thành phố - trung tâm tỉnh lỵ. Các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm. Kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chủ yếu xuất thô, xuất ủy thác, xuất khẩu trực tiếp còn ít. Một số chợ đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải; chưa có nhiều siêu thị, chưa hình thành điểm trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm. Ngành du lịch phát triển còn chậm, chưa có các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch.

b) Công nghiệp - xây dựng

Tình hình sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi năm 2014 phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn đạt 20.02 tỷ đồng, bằng 99,48% kế hoạch, tăng 13,81% so với cùng kỳ năm 2013 (Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp 9.070 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất xây dựng 10.947 tỷ đồng, đạt 99,02% kế hoạch). Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, giấy, bao bì, dệt may, gỗ dân dụng và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đang tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)