Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 48 - 51)

4.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi

38,66% 14,95%

46,39%

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Hình 4.3. Cơ cấu các ngành kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: UBND thành phố Quảng Ngãi)

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi năm 2014 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của thành phố (giá so sánh năm 2010) đạt 39.378 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch của của các địa phương khác trong tỉnh, cụ thể: Dịch vụ chiếm 46,39%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 38,66%; Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với năm 2010, trong đó: Dịch vụ tăng 14,11%, Công nghiệp - xây dựng tăng 11,90%; Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,89% [24].

a) Dịch vụ, thương mại và du lịch

Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phố năm 2014 đạt 16.057 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 17,24% so với cùng kỳ năm 2013. Hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống ngành tài chính - tín dụng, vận tải, bưu chính - viễn thông và khách sạn, nhà hàng, chợ,… được đầu tư phát triển. Trên địa bàn thành phố đã hình thành một số tuyến đường mới và đang cải tạo nâng cấp một số tuyến đường, tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển nhanh. Các siêu thị, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, ... tăng nhanh về số lượng và quy mô [24].

Du lịch có chiều hướng phát triển tốt, các dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh. Một số công ty lữ hành du lịch, xe buýt công cộng, các tuyến du lịch kết nối từ thành phố đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được hình thành. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được trùng tu, nâng cấp cũng góp phần cho việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của của thành phố - trung tâm tỉnh lỵ. Các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm. Kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chủ yếu xuất thô, xuất ủy thác, xuất khẩu trực tiếp còn ít. Một số chợ đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải; chưa có nhiều siêu thị, chưa hình thành điểm trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm. Ngành du lịch phát triển còn chậm, chưa có các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch.

b) Công nghiệp - xây dựng

Tình hình sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi năm 2014 phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn đạt 20.02 tỷ đồng, bằng 99,48% kế hoạch, tăng 13,81% so với cùng kỳ năm 2013 (Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp 9.070 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất xây dựng 10.947 tỷ đồng, đạt 99,02% kế hoạch). Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, giấy, bao bì, dệt may, gỗ dân dụng và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đang tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đều tăng, quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Cơ cấu các ngành công nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, các ngành nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển. Công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động [24].

c) Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển thủy sản tương đối ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 đạt 3.304 tỷ đồng, bằng 99,46% kế hoạch, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, qua các đợt mưa lớn kéo dài và lụt trong tháng 11 thì ngành nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 5,8 tỷ đồng. Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố Quảng Ngãi đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực chọn giống, làm đất, cải tạo đất,… nhờ đó năng suất chất lượng một số cây trồng, vật nuôi không ngừng được nâng lên [24].

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số: Năm 2014 dân số toàn thành phố Quảng Ngãi có 260.252 người và tổng

số 56.038 hộ gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,85%. Mật độ dân số toàn thành phố là 4.048 người/km2, gấp 13 lần mật độ dân số của tỉnh. Sự phân bố dân cư giữa các xã, phường không đồng đều, phường có mật độ dân số lớn nhất là phường Trần Hưng Đạo

(15.232 người/km2) và phường Nguyễn Nghiêm (14.165 người /km2) gấp hơn 13 lần so với mật độ dân số ở xã Nghĩa Dũng (1.296 người/km2) và Nghĩa Dõng (1.369 người/km2), các xã, phường còn lại có mật độ dân số dao động từ 2.300 - 6.180 người/km2.

- Lao động và việc làm: Theo số liệu thu thập, đến năm 2014 toàn thành phố có

tổng số khoảng 130.278 người trong độ tuổi lao động chiếm 59,36% dân số toàn thành phố. Lực lượng lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân toàn thành phố có khoảng 80.600 người. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu thu thập về cơ cấu lao động xã hội thuộc các ngành được thể hiện như sau:

Hình 4.4. Cơ cấu dân số thành phố Quảng Ngãi năm 2014 theo ngành nghề

(Nguồn: UBND thành phố Quảng Ngãi)

Từ hình 4.4 cho thấy, trong cơ cấu lao động xã hội ngành công nghiệp – xây dựng thu hút khoảng 32,7%; lao động dịch vụ 53%; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 14,3%. Số liệu này phản ánh thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp trong quá trình đô thị hóa diễn ra khá tốt, tỷ lệ lao động nông nghiệp của thành phố đã giảm rỏ rệt. Tình hình cơ cấu lao động là điều kiện thuận lợi cho chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố Quảng Ngãi, là điểm nhấn để thành phố phát triển trong tương lai [24].

4.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt của thành phố ngày càng đổi mới, khang trang, tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,62%. Trong thời gian qua, nhiều công trình giao thông, trường, trụ sở làm việc của các cơ quan… đã được xây dựng không những mang lại một bộ mặt khang trang cho thành phố mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hệ thống cơ sở y tế của thành phố đã phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường, 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 21/23 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (02 trạm chưa đạt là Tịnh Ấn Đông, Tịnh An), hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu học tập của xã hội. Toàn thành phố có: 31 trường mầm non, mẫu giáo; 30 trường tiểu học; 1

14.30%

32.70% 53%

Lao động nông nghiệp

Lao động công nghiệp - xây dựng Lao động dịch vụ

trường giáo dục trẻ khuyết tật; 23 trường trung học cơ sở; 6 trường phổ thông trung học; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 1 trường Cao đẳng; 02 trường Đại học [24].

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Quảng Ngãi. Đại bộ phận dân cư của thành phố Quảng Ngãi là người Kinh và một số các dân tộc ít người khác. Là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống yêu nước, nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta như: Di tích Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc, di tích 4 dũng sĩ xã Nghĩa Dũng, di tích 68 chiến sỹ giải phóng (phường Nguyễn Nghiêm). Sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi lưu giữ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh rất có giá trị được xếp hạng như: Di tích thắng cảnh Quốc gia “Núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng”; di tích Quốc gia “Thành cổ Châu Sa”; di tích lịch sử Quốc gia “Đền thờ Trương Định”; thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê, thắng cảnh Long Đầu Hý Thủy…

Trong suốt nhiều thế kỷ định cư trên vùng đất Quảng Ngãi, người Việt ở vùng đất này đã dùng nhiều loại hình dân ca để bày tỏ tình cảm, thái độ của mình trước thiên nhiên, trước sự đổi thay của lịch sử và đời sống xã hội, để tỏ tình, để ru con, để nói về tình cha mẹ, nghĩa xóm giềng ... Những năm qua, với sự xuất hiện nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác nhau thì các loại hình truyền thống ngày mai một dần. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn duy trì một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu như: hò, hát, lý, hát bài chòi,…

Phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào dân tộc, nhân dân thành phố đang chuyển mình hòa nhập vào sự đổi mới chung của đất nước. Thành phố Quảng Ngãi tiếp tục xây dựng văn hóa mới theo hướng truyền thống dân tộc và hiện đại, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu để thành phố Quảng Ngãi đạt tiêu chuẩn thành phố “Xanh- sạch - đẹp - văn minh - hiện đại”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại thành phố quảng ngãi (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)