NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY RAU SẮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 32 - 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY RAU SẮNG

1.3.1. Trên thế giới

1.3.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của cây Rau sắng

Theo Paul Hiepko (1979), họ Rau sắng (Opiliaceae), là một loại thuộc họ Rau nghiến hay Dương đào (Olacaceae) được xác định bởi Valeton (1886). Các tranh luận được kết thúc về mối quan hệ giữa họ Rau sắng và họ Santalaceae khi hai tác giả Fagerlind (1948) và Johri và Bhatnagar (1960) khẳng định ở vùng nhiệt đới họ Rau sắng được coi là một chi nhỏ thuộc bộ Đàn hương Santalales.

Theo Soonthorn Khamyong (1995), ngót rừng thuộc họ Rau sắng là một loại cây cung cấp thực phẩm quen thuộc và quan trọng của người Thái, đặc biệt là khu vực miền Đông Bắc và miền Bắc (Jacquat and Bertossa, 1990). Giá bán thương phẩm trung bình khoảng 200 bạt/kg.

Ở Thái Lan, trồng Rau sắng được nhiều người quan tâm, họ tròng xung quanh vườn nhà, nông trại. Đặc biệt ở miền Bắc Thái Lan, tại nông trại Longan đã có người

rất thành công trong việc trồng Rau sắng, nhưng những kinh nghiệm thành công của họ được giữ kín.

Tại Thái Lan loài Rau sắng đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi những hoạt động khai thác thiếu hiểu biết của người dân như chặt cây, chặt cành, hái hoa và quả, đối nương ... để lấy củi, lấy hoa, làm thực phẩm. Để bảo tồn và phát triển loài rau quý này, một trong những hoạt động ý nghĩa là nghiên cứu, phân tích cấu trúc rừng Rau sắng ngoài tự nhiên, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Soonthorn Khamyong chọn khu vực nghiên cứu tại một khu rừng khô rụng lá (rừng khộp), thuộc loại rừng thứ sinh nghèo với loài cây Cẩm liên (Shorea siamensi) là loài cây chiếm ưu thế. Khu vực nghiên cứu cách huyện Hod, tỉnh Chiangmai khoảng 37km. Có độ cao so với mặt nước biển khoảng 550m; đá mẹ là granite; đất canh tác chủ yếu là đá ong và sỏi là loại đất rất nghèo và khô; độ dốc khoảng 30 - 40%; lượng mưa hàng năm khoảng 1.000- 1.500mm.

Nội dung nghiên cứu là dựa vào: tần suất xuất hiện của loài, sự phong phú loài (abundance), mức độ đầy (relative density; %), mức độ ưu thế (relative dominance; %) và quan hệ loài chủ yếu (relative importace; %) bằng cách điều tra loài trên các ô tiêu chuẩn dạng bản với các kích thước khác nhau (5m x 5m, 10m x 10m... 50m x 50m).

Nghiên cứu đưa ra kết luận như sau:

1. Rau sắng mọc trên kiểu rừng khô, rụng lá với loài Cẩm liên chiếm ưu thế. Nơi đất khô, cạn, và nghèo chất dinh dưỡng.

2. Loài Cẩm liên có giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mứcc độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với diện tích 1600m2) lần lượt là: 100%; 62,18%; 48,93%; 51,83%; 27,52%.

3. Ngoài loài Cẩm liên là loài chiếm ưu thế còn một số loài khác như: Cà chít

(Shorea obtusa), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) và loài Dầu đồng

(Dipterocarpus tuberculatus). Các loài này có giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu thấp hơn so với loài Cẩm liên.

4. Rau sắng có giá trị tần xuất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với diện tích 1600m2) lần lượt là: 100%; 3,64%; 3,18%; 2,67%; 2,91%.

5. Trong tổng số 41 loài, Rau sắng là loài chuyển tiếp trong tầng tán rừng. Trong cấu trúc rừng sự ảnh hưởng của nó tới cấu trúc không lớn. Rau sắng thường phát triển ở những khoảng trống của rừng.

Theo Peter Hanelt (2001) Rau sắng thuộc họ Opiliaceae, có tên la tinh là

trên đảo Mindanao của Philipines cây có tên Malatado; Ở Campuchia cây có tên là

Daam prec; Lào gọi cây là Hvaan; Thái Lan cây có tên là Phakwaan-pa; tại Việt Nam được gọi là Rau ngót rừng hoặc Rau sắng.

Rau sắng là một loại rau được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các sản phẩm được sử dụng làm thức ăn là cành non, lá, quả và hoa, bằng cách nấu chín. Ở Việt Nam quả chín chế biến bằng cách nấu chín hoặc rang lên đều ngon. Tại Thái Lan Rau sắng còn được dùng làm củi, lấy than. Chúng được trồng xen với cây ăn quả và như một loài rau thương phẩm.

Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala Roongwwong (2005, với nghiên cứu về sự phân bố và các kiến thức bản địa trong hoạt động trồng, chăm sóc và khai thác cây Rau sắng tại rừng cộng đồng Rom Pho Thong, huyện Tha Takiap, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Qua nghiên cứu các tác giả đã nghiên cứu một số phương pháp nhân giống, ưu, nhược điểm của từng phương pháp như sau:

Thứ nhất, nhân giống bằng hạt cho kết quả nảy nầm tương đối lớn. Tuy nhiên, kỹ thuật này còn một số vấn đề chưa thể làm rõ. Khi mà cây con được đem trồng lại từ bầu, thì rất còi cọc và tốc độ lớn chậm. Bởi vậy, kỹ thuật này cần được mở rộng nhiều phương pháp để tại ra cây giống tốt sau khi đem trồng. Hơn nữa, cần có những thử nghiệm trồng cây trong những điều kiện không che bóng và những điều kiện sinh thái giống ở rừng với các điều kiện che bóng. Thông thường cây trồng dưới tán của cây Na (Annona squamosa), cây phát triển tốt.

Thứ hai, việc nhân giống bằng hom rễ tỷ lệ thành công là 70%. Đây là kỹ thuật được thử nghiệm rộng rãi nhất.

Thứ ba, phương pháp đào cây con từ rừng sau đó mang về trồng, dường như thất bại, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 20%. Hoạt động đào bới cũng ít nhiều hủy hoại một phần tài nguyên Rau sắng trên rừng.

Với 3 phương pháp trên, phương pháp thứ nhất và thứ hai được cộng đồng áp dụng rộng rãi.

Theo Nakhonrat, Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich (2008). Rau sắng tên Thái Lan là Pak-Wanpa. Trong lịch sử, Pak-Wanpa là một cây trồng quan trọng được sử dụng như một loại rau của người dân ở Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước Đông nam Á. Ở Thái Lan Rau sắng trong tự nhiên thường gặp miền Bắc và Đông Đông Bắc, trên những dải rừng thường xanh và rừng Khộp.

Sản phẩm thu hái là lá non, hoa, quả bắt đầu từ những tháng mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 4), một phần thân được dùng làm củi. Sản phẩm thu hái dùng một phần phục vụ cho địa phương, phần còn lại được tiêu thụ ở các thành phố lớn với giá trị trung bình khoảng 8 - 10 bạt/kg (Prathepha, 2000). Rau sắng được biết đến bởi giá trị dinh dưỡng

và tác dụng đối với sức khỏe con người. Trong 100g lá chứa: nước 76,7g, protein 8,2g, carbohydrates 10,0g, chất xơ 3,4g, tro 1,8g, caroten 1,6mg, 115 mg vitamin C và giá trị năng lượng khoảng 300 kJ/100g (Frits Stoepman, 1994). Một số nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng một số chất có trong Rau sắng có khả năng chống lại được một số bệnh ung thư (Abdille, 2005), một số bệnh kinh niên, chắng hạn như khối u, các bệnh tim mạch, viêm, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường cũng như quá trình lão hóa (Papetti et al, 2006; Toor, et al., 2006).

Theo nghiên cứu Langenberger (2002), Rau sắng đã được tìm thấy rải rác dọc theo giữa các đỉnh núi với độ cao từ 250 đến 530 m. Cây đạt chiều cao 8 m. Vỏ cây có màu nâu xám với những vết nứt lộ ra ngoài vỏ, bên trong màu trắng. Quả phát triển vào tháng Hai và có màu vàng kem khi chín, rất ngọt và ngon, nhưng quả có thể quan sát thối rữa trên cây. Loài này có phân bố khác nhau như bán đảo Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia .(Langenberger, G., 2002).

Rau sắng là một cây rụng lá, thường thấy trong rừng rụng lá hỗn hợp và rừng khộp khô ở Thái Lan. (Pongpangan, S., & Poobrasert, S.,1972; Prathepha, P., 2000).

Hempattarasuwan và cs. (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hóa tính của đất ở các khu vực trồng khác nhau tại Na Muen và Wiang Sa, Thái Lan. Tại các khu vực đó, thành phần phốt pho, kali và hàm lượng chất hữu cơ trong đất dao động ở các mức độ khác nhau, tương ứng từ 15 - 84 ppm, 91 - 268 ppm và 3,74 - 5,13% ; pH đất thay đổi từ 6,4 - 7,0. Kết quả cho thấy sự khác biệt về tính chất đất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Rau sắng và thành phần hóa học của lá (Hempattarasuwan, P., & Duangmal, K., 2013).

1.3.1.2. Giá trị sử dụng và thành phần dinh dưỡng của Rau sắng

Theo Pongpangan, S., và Poobrasert, S. (1972): Trong lịch sử, Rau sắng là một loài thực vật quan trọng như là một loại rau cho cộng đồng người Thái Lan và người Lào. Trong thời gian đầu khô mùa (tháng 2 đến tháng 4), lá và hoa non được phát hiện và thu hái rộng rãi trong hoang dã bởi người dân địa phương. Các bộ phận lá non, hoa non và/hoặc hoa đã nở được sử dụng làm thực phẩm. Chúng luôn được tìm thấy trong các chợ địa phương, thậm chí cả ở Bangkok và vùng lân cận của Thái Lan.

Tianpech và cs. (2008) xác định thành phần hóa học của Rau sắng từ tỉnh Saraburi, Thái Lan, với kết quả: có lượng nước là 78,16%, protein thô chiếm 7,43%, chất béo thô 0,52%, carbohydrate với 8,45%, chất xơ thô 3,90% và tro với 1,54%.

Hempattarasuwan và cs. (2013) cũng đã nghiên cứu thành phần hóa học của Rau sắng từ các từ các địa điểm trồng khác nhau và phương pháp nấu ăn tại nhà với kết quả : Hàm lượng nước, protein thô, thô chất béo, carbohydrate và tro trong lá thô tương ứng thay đổi từ 70,17 - 76,30, 7,42 - 8,37, 0,32 - 0,57, 10,38 - 14,69 và 2,33 - 2,81%. Nghiên

cứu này cũng cho thấy vị trí sinh trưởng và phát triển cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng tro, hàm lượng nước và carbohydrate nhưng không phải là protein thô và hàm lượng chất béo thô.

Hempattarasuwan, P. và Duangmal, K. (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như: vị trí trồng, phương pháp nấu ăn và ngâm nước muối đối với phẩm chất của Rau sắng tại Thái Lan. Các mẫu lá non được thu thập từ ba huyện khác nhau ở tỉnh Nan, phía bắc Thái Lan: Wiang Sa, Na Noi và Na Muen. Sau đó, chúng được nấu bằng ba phương pháp nấu ăn tại nhà khác nhau (chần, luộc và hấp) và phân tích thành phần gần. Kết quả cho thấy tro, độ ẩm và carbohydrate của Rau sắng là khác nhau theo vị trí trồng. Những khác biệt này một phần là do tính chất đất cụ thể theo nơi. Phương pháp nấu ăn ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng protein, tro, độ ẩm và carbohydrate của Rau sắng. Rau sắng từ huyện Na Noi đã được chọn để bảo quản bằng ngâm nước muối. Chần trong natri bicarbonate 1% trước khi bảo quản trong dung dịch muối 3 và 4% giữ lại màu xanh lá cây rõ rệt và chất lượng của sản phẩm được cải thiện.

1.3.1.3. Tình hình khai thác và sử dụng cây rau Sắng

Yotapakdee và cs. (2015) đã đánh giá giá trị nguồn thực phẩm cây Rau sắng gắn liền với các đặc điểm kinh tế xã hội của các cộng đồng sống trong gần khu rừng bảo tồn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng và những người tham gia nghiên cứu đến từ các cộng đồng nông thôn ở tỉnh Phrae, Thái Lan. Trong nghiên cứu, lợi nhuận ròng được tính bằng các giá trị kinh tế. Từng bước hồi quy được thực hiện để phân tích các yếu tố ở mức ý nghĩa 0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình và mức độ phụ thuộc vào LSNG để đảm bảo sinh kế của họ. Mỗi hộ trong khu vực nghiên cứu đã thu hoạch trung bình khoảng 2,33 kg /tháng từ tháng 2 đến tháng 6, bao gồm tiêu dùng trong gia đình 0,73 kg/hộ/tháng và bán 1,6 kg/hộ/tháng với giá trung bình là 6,17 USD/kg. Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh những lợi ích của việc có được nguồn cung cấp thực phẩm Rau sắng từ rừng. Những lợi ích này bao gồm cải thiện hiểu biết về thực hành quản lý rừng và nhận thức của người dân về phát triển của hệ sinh thái; kinh tế xã hội, chức năng văn hóa giúp cải thiện phúc lợi cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

1.3.1.4. Nghiên cứu về cơ sở bảo tồn loài

Preecha Prathepha (2000) qua nghiên cứu đãphát hiện biến thể RAPD ở loài Rau sắng phân bố tự nhiên trong rừng ở Thái Lan. Theo đó, Rau sắng là một cây dại quan trọng được dùng làm rau cho người dân địa phương Thái Lan. Quần thể tự nhiên của loài này hiện dễ bị mất môi trường sống do nạn phá rừng và khai thác quá mức. Cấu trúc di truyền quần thể là kiến thức cơ bản quan trọng để bảo tồn loài này. Nghiên cứu này đã sử dụng các dấu hiệu DNA đa hình khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) để nghiên cứu các kiểu và phân bố biến đổi di truyền trong quần thể tự nhiên của loài ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan. Bảy mồi 10-mer đã khuếch đại tổng cộng 46 dải đáng chú ý, trong đó 36 (78,3%) là đa hình. Để mô tả và so sánh phân vùng biến đổi di truyền, chỉ số thông tin và phân tích phương sai phân tử (AMOVA) của Shannon đã được áp dụng để phân tích tập dữ liệu RAPD. Kết quả từ các biện pháp thông tin của Shannon chỉ ra rằng 28% biến thể di truyền đã được tìm thấy trong quần thể. Phân tích AMOVA cho thấy hầu hết các biến thể di truyền đã được tìm thấy trong các quần thể có thể so sánh với tổng biến thể di truyền. AMOVA đã xác nhận các kết quả từ chỉ số thông tin của Shannon rằng sự biến đổi di truyền đã được tìm thấy xảy ra trong quần thể Rau sắng. Do mức độ biến đổi gen cao đã được tìm thấy xảy ra giữa các quần thể, dựa trên sự đa dạng của Shannon, bảo tồn quần thể hoang dã sẽ giúp duy trì sự đa dạng di truyền của loài Rau sắng.

1.3.1.5. Nghiên cứu về nhân giống và các mô hình trồng cây Rau sắng

Một hạn chế trong phát triển thương mại của của cây Rau sắng là thời gian nẩy mầm kéo dài của hạt giống.

Amprayn, K. O., Keawduang, M., Tangkoonboribun, R., & Tanpanich, S. (2013) đã nghiên cứu bổ sung các vi khuẩn nhằm tăng cường sự phát triển của cây giống Rau sắng khi cộng sinh với vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật (PGP) và gieo hạt kết hợp với cây So đũa (Sesbania grandiflora L.). Các kết quả thu được cho thấy mối quan hệ ký sinh - ký chủ giữa cây Rau sắng và So đũa được chứng minh bằng sự hình thành nấm rễ Haustorium. Cây giống Rau sắng phát triển khá hơn khi rễ cây So đũa ký sinh với việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và nước được tốt hơn. Các vi khuẩn trong đất đất như

A. diazotrophicus 1067, P. fluorescens 358, S. cerevisiae 5003 và vi khuẩn Rhizospheric

phân lập được JR43 và KR32 không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Rau sắng. Tuy nhiên, việc bổ sung tất cả các vi khuẩn PGP trừ S. cerevisiae 5003 có thể kích thích sự hình thành nấm rễ Huastorium của cây Rau sắng.

Chiarawipa và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về sự tăng trưởng và năng suất của cây Rau sắng trồng xen canh với cây So đũa được tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Songkhla, Thái Lan. Bốn mươi cây con 5 tháng tuổi được lấy mẫu ngẫu nhiên để đo các phản ứng sinh lý, tốc độ tăng trưởng và trọng lượng chồi trong các năm 2007 - 2009. Kết quả cho thấy độ dẻo trong các phản ứng sinh lý (quang hợp, thoát hơi nước, độ dẫn

của khí khổng và nồng độ diệp lục) là thuận lợi trong các điều kiện thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về chiều cao (60,23 cm), chiều rộng tán (57,71 cm) và đường kính thân (1,89 cm) có sự gia tăng nhanh chóng, so với tốc độ tăng trưởng trong năm thứ 2. Chiều dài chồi và sự phát triển diện tích lá vẫn ổn định sau 21 ngày, xuất hiện những chồi mới diễn ra mạnh vào tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10. Tuy nhiên, trọng lượng chồi đạt cực đại là vào tháng 3 (205,51 g ở năm thứ 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)