MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY RAU SẮNG Ở MIỀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 44 - 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY RAU SẮNG Ở MIỀN

MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Nhằm phát huy hiệu quả về khoa học, kinh tế, xã hội và môi trường của loài Rau sắng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án “Bảo tồn và phát triển loài Rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa”.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Ban quản lý VQG Bến En chủ trì thực hiện trong thời gian 3 năm từ 2017 - 2019 tại khu vực vùng lõi và vùng đệm của VQG Bến En. Dự án được đầu tư gần 1,4 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm của ngân sách tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu của dự án là bảo tồn nguyên trạng và từng bước phát triển về số lượng và chất lượng loài Rau sắng tại VQG Bến En. Cụ thể, xác định được hiện trạng và khu vực phân bố, bổ sung một số đặc điểm sinh vật học, xây dựng phương án bảo tồn nguyên vị (in situ) và bảo tồn chuyển vị (ex situ)...

Nội dung cụ thể của dự án là điều tra đặc điểm phân bố, cấu trúc lâm phần, tổ thành loài, đặc điểm hình thái, sinh thái, đặc điểm tái sinh. Điều tra, phân tích tình hình dân sinh kinh tế xã hội, đánh giá, xếp hạng các mối nguy cơ đe dọa. Từ đó xây dựng kế

hoạch, đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển trong thời gian tiếp theo. Giám sát, đánh giá tác động trên các tuyến định vị; giám sát biến động quần thể trên các ô tiêu chuẩn định vị. Tạo giống và hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật tạo giống từ hạt; trồng rừng và chăm sóc rừng trồng Rau sắng; đánh giá khả năng sinh trưởng ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng sau 2 năm; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạo giống, trồng và chăm sóc rừng trồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại 34 thôn nằm trong vùng lõi và vùng giáp ranh VQG; xây dựng phóng sự ảnh phục vụ hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng; bổ sung hồ sơ tiểu khu quản lý nơi có loài Rau sắng phân bố; xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn và phát triển bền vững loài Rau sắng.

Hiệu quả về mặt khoa học đặt ra đối với dự án là bổ sung và xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về hiện trạng phân bố, sinh trưởng, tái sinh, cấu trúc lâm phần của loài nói riêng cũng như hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đất đai thấp nói chung. Bảo tồn nguyên trạng và từng bước phát triển loài Rau sắng, góp phần bảo tồn và phát triển nhiều loài thực vật quý hiếm khác có liên quan mật thiết với sinh cảnh sống của chúng.

Về hiệu quả kinh tế thì đây là loài cây đa mục đích, là thực phẩm có hàm lượng, giá trị dinh dưỡng cao. Giá trị kinh tế, nhu cầu trên thị trường rất cao, luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Việc thực hiện thành công dự án, chuyển giao kỹ thuật, mô hình sản xuất của dự án cho người dân vùng đệm phát triển thì trong tương lai, Rau sắng không chỉ tạo giá trị sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa sinh kế của người dân dựa vào nguồn lợi tự nhiên.

Ngoài ra, dự án còn góp phần nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho cộng đồng và chính quyền địa phương trong quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết cho cộng đồng địa phương để phát triển kinh tế...

Đối với vấn đề môi trường, góp phần phát triển bền vững hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đất đai thấp. Đồng thời, thông qua đó, giúp xây dựng kế hoạch, giải pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả loài Rau sắng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. (Duy Tuyên, Báo Dân Trí, thứ Ba 09/05/2017)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 44 - 45)