Tổng hợp và phân tích các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 79 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Tổng hợp và phân tích các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân

phân bố

Để xác định đặc điểm địa hình và sinh thái của loài, đề tài đã tiến hành xác định một số yếu tố sinh thái như điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình, thảm thực vật tại các khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, tại bảng 3.8:

Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân bố

STT Nhân tố ĐVT Khoảng biến động Khoảng phân bố

tập trung 1 Khí hậu 1.1 Nhiệt độ độ C 22,5 - 26,5 25,0 1.2 Độ ẩm % 80 - 88 86 -87 1.3 Lượng mưa mm 2.300 - 4.500 3.200 - 3.400 2 Địa hình 2.1 Độ cao m 11 - 950 270 - 350 2.2 Độ dốc độ 10 - 40 20 - 25 3 Đất đai 3.1 Loại đất Fa và Fs Fa 3.2 Độ dày tầng đất định tính Mỏng - dày Mỏng

3.3 Đá lẫn, đá lộ đầu định tính Thấp - rất cao Cao

3.4 Thành phần cơ giới % Thịt trung bình - Sét cao Thịt trung bình

3.5 Độ mùn % 1,24 – 3,65 1.9 - 2.3

3.6 Độ pH % 4,61 – 6,72 5,5

3.7 Hàm lượng phân Lân % 0,017 – 0,172 -

4 Thảm thực vật

4.1 Loại rừng Phục hồi - Trung bình Trung bình

4.2 Độ tàn che 0,4 - 0,8 0,6

4.3 Loại thực bì Cây bụi, TV ngoại tầng Giang, Bìm bìm..

4.4 Độ che phủ 10 - 50 30

Qua bảng 3.8 có thể thấy tại khu vực nghiên cứu, phân bố của loài cây Rau sắng có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:

+ Yếu tố khí hậu nơi có Rau sắng phân bố

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của một loài thực vật thông qua nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm... Đặc điểm điều kiện khí hậu tại các xã trong khu vực nghiên cứu

khá tương đồng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng vào mùa hè và mưa lớn về mùa đông. Đây là dạng khí hậu điển hình của tỉnh Thừa Thiên Huế. Rau sắng được phân bố tự nhiên trong các rừng nhiệt đới ẩm có lượng mưa hàng năm 2.300 - 4.500mm, nhiệt độ thích hợp để Rau sắng phát triển từ 22,5 đến 26,50C, độ ẩm từ 80 - 88%. Ở các nghiên cứu trước đây của cây Rau sắng tại Việt Nam, theo tác giả Trần Minh Cảnh (2007), với đề tài ”Tìm hiểu điều kiện lập địa nơi mọc, đặc điểm tái sinh và kỹ thuật gây trồng rau Sắng (Melientha suavis Pirrea) tại Vườn Quốc Gia Bến En Thanh Hóa” đã đưa ra một số kết luận như sau: nhiệt độ bình quân năm là 23,3oC. Lượng mưa bình quân là 1.790mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 80%. Qua đó cho thấy đặc trưng về khí hậu tại khu vực nghiên cứu về cơ bản cũng giống với đặc điểm khí hậu của những nghiên cứu trước đó tại địa phương phía Bắc của khu vực Bắc Trung bộ.

+ Điều kiện địa hình nơi có Rau sắng phân bố

Địa hình ở khu vực nghiên cứu có độ dốc lớn từ 10 - 40o; độ cao trung bình từ 11 – 950 m so với mặt nước biển. Ở các nghiên cứu trước đây cho thấy: Rau sắng phân bố rãi rác ở các độ cao dưới 700m, nơi có độ dốc tương đối lớn.

+ Điều kiện đất đai nơi có Rau sắng phân bố

Kết quả điều tra và phân tích cho thấy: Rau sắng thường phân bố trên đất Feralit màu xám vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá macma axit (Fa), đôi khi trên đất đỏ vàng hay xám vàng phát triển trên đá sét hay biến chất (Fs). Tỷ lệ đá lộ đầu thường lớn, tầng đất khá mỏng, hàm lượng mùn tương đối thấp từ 1.24 - 3.65%, độ pH đất từ hơi chua đến trung tính (4.61- 6.72), hàm lượng lân dễ tiêu thấp (0.017 - 0.172).

Hình 3.16: Thảm mục tại tuyến

xã Phong Mỹ

Hình 3.17: Tầng đất tại tuyến xã Phong Mỹ

Việc Rau sắng thường xuất hiện ở các khu vực có nhiều đá lộ đầu là phù hợp với loài do giai đoạn đầu cây tái sinh thường sinh trưởng chiều cao thân rất chậm so với phát triển rễ cọc. Việc nép mình vào cạnh các tảng đá dưới tán rừng đã giúp cho chúng tránh

được sự cạnh tranh của lớp thảm tươi vốn phát triển rất mạnh ở địa hình núi đất. Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng Rau sắng sinh trưởng rất chậm trong 2 năm đầu.

So với các thông số đất đai ở các khu vực khác ở phía Bắc thì ở KVNC có mức độ thuận lợi cho sinh trưởng thực vật không cao, đây có thể là yếu tố gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển của quần thể loài Rau sắng tại đây.

+ Đặc điểm thảm thực vật nơi có Rau sắng phân bố

Bên cạnh yếu tố khí hậu và đất đai thì yếu tố độ tàn che và thảm thực bì cũng có vị trí quan trong trong sự phân bố của loài ngoài tự nhiên. Rau sắng phân bố tại những nơi có độ tàn che 0.4 - 0.7% và độ che phủ thực bì không cao. Nếu quá cao, Rau sắng không thể cạnh tranh được.

Hình 3.18: Rau sắng tái sinh ở khu vực nghiên cứu

Từ những kết quả khảo sát các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có loài Rau sắng phân bố tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi bước đầu có một số nhận xét về đặc tính sinh thái học của loài tại KVNC như sau:

Rau sắng có phân bố khá rộng về địa lý và địa hình, tuy vậy ở KVNC loài có xu hướng quần tụ ở những vùng có độ cao thấp và ven bờ biển. Những nơi địa hình có độ dốc và đá lộ đầu tỏ ra thuận lợi cho quần thể loài. Cây có thể sống được tại các vùng đất

có độ phì thấp nhưng không quá chua. Loại đất feralit phát triển trên đất macma axit (Fa) thường thích hợp với loài hơn cả. Cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn khá tốt. Vùng khí hậu phía Nam của Khu vực Bắc Trung bộ (Thừa Thiên Huế) và phía Bắc của Khu vực Nam Trung bộ là thuận lợi cho phân bố của loài.

Như vậy, khi so sánh các điều kiện có liên quan đến sự phân bố của loài Rau sắng thì điều kiện cần như đất đai, khí hậu... thì nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam có thể đảm bảo cho sự phân bố của loài. Tuy nhiên điều kiện vi lập địa nhiều nơi vẫn có những khía cạnh hạn chế sinh trưởng cá thể và mật độ quần thể loài.

3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)