CÁC MỐI ĐE DỌA QUẦN THỂ TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5. CÁC MỐI ĐE DỌA QUẦN THỂ TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.5.1. Các yếu tố tự nhiên

+ Các yếu tố nội bên trong hệ sinh thái và quần thể loài tại bao gồm:

Lập (đất đai, khí hậu, thực bì) địa kém thuận lợi;

Mật độ quần thể thấp và quá thấp

Khả năng tái sinh kém (do đặc điểm sinh học của loài, động vật gây hại)

Cây sinh trưởng rất chậm nên chịu nhiều rủi ro do ngoại cảnh

Chịu tác động của các loài sâu bệnh và động vật rừng + Các yếu tố từ bên ngoài

Thiên tai diễn ra thường xuyên (gió bão, lở đất, hạn hán, …)

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt

Sự xâm lấm của các loài ngoại lai (Bìm bìm hoa trắng, Bìm bìm hoa vàng tại Suối Mơ, Bắc Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, …)

3.5.2. Các hoạt động tiêu cực và nhận thức của con người

Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ quá mức

Mở rộng diện tích đất canh tác, lấn chiếm trái phép vào khu vực rừng,

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và trồng rừng kinh tế bằng cây nhập nội

Cháy rừng thường xuyên xảy ra ở các vùng đất thấp và ven bờ

Do nhận thức của người dân còn thấp và do sự quản lý chưa chặt của chủ rừng và ngành chức năng.

Thông tin về hiện trạng quần thể loài tại KVNC còn quá ít và chưa được phổ biến rộng rãi.

3.5.3. Các giá trị của loài

Giá trị sử dụng trực tiếp: Rau sắng không chỉ là món ăn ngon mà còn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhất là đối với phụ nữ mang thai. Từ xưa, các cụ đã coi Rau sắng không chỉ là một món ăn thông thường, mà còn có tác dụng chữa dị ứng, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em, ...

Giá trị sử dụng gián tiếp: Giá trị về đa dạng sinh học thì nó đã tham gia, góp phần vào sự đa dạng của hệ sinh thái, tạo nên sự đa dạng cho quần xã sinh vật.

Giá trị phòng hộ: Trong quá trình chọn lọc tự nhiên, cây đã hình thành nhiều đặc tính tốt về khả năng chống chịu, Rau sắng nằm ở tầng thấp tạo nên một thảm thực bì chống xói mòn và thoái hóa đất.

3.5.4. Phân tích SWOT về sử dụng loài và bảo tồn loài tại khu vực nghiên cứu

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Rau sắng phân bố tập trung lân cận ở các khu nghỉ dưỡng và Du lịch sinh thái thuận lợi phát triển sinh kế.

- Hầu hết nằm trong rừng phòng hộ và đặc dụng thuận lợi cho bảo tồn loài.

- Cây phân bố khá rộng, không kén đất

- Quần thể nhỏ, phân bố rải rác

- Khả năng tái sinh hạn chế. Cây tái sinh ít - Nguồn giống ít, khó khăn cho phát triển gây trồng đại trà.

- Cây con thời gian sinh trưởng chậm.

CƠ HỘI

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn. - Trồng LSNG dưới tán rừng được quan tâm và khuyến khích

- Giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn

THÁCH THỨC

- Khu vực có loài phân bố, độ tàn che của cây gỗ cao hạn chế sự sinh trưởng phát triển.

- Từ 5 năm trở lên mới có thể cho sản phẩm - Nhiều nơi lập địa kém thuận lợi; biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt.

- Thông tin và hiểu biết về loài chưa nhiều

3.5.5. Một số lưu ý trong sử dụng và bảo tồn loài Rau sắng tại KVNC

- Đối với sử dụng loài: Trong quá trình thu hái loài cần lưu ý, trong trường hợp cây không có hoa hoặc quả, loài M. suavis rất khó xác định và do đó lá của các loài cây thuộc họ Opiliaceae đôi khi vẫn được ăn như một loại rau. Nếu lá của loài Urobotrya siamensis Hiepko, một loài cùng họ phổ biến trong cùng môi trường sống với M. suavis

ở Thái Lan và Ấn Độ, nếu bị ăn nhầm, chúng có thể gây tử vong do ngộ độc (quả của loài này có màu đỏ tươi và dài tới 1 cm). Urobotrya siamensis (tên Việt Nam là Lân vỹ Xiêm) là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ cao tới 5 mét. Cây đôi khi được thu hoạch từ tự nhiên để sử dụng làm thuốc địa phương. Toàn bộ cây là độc. Khi không ở trạng thái có hoa, loài này có ngoại hình rất giống với Melientha suavis, một loài có chồi ăn được. Các chồi non của loài này đôi khi đã được ăn thay vì của Melientha suavis, với kết quả gây tử vong. Ví dụ, vào tháng 2 năm 2005 ở Tây Campuchia, hơn 60 người bị ngộ độc sau khi ăn lá của loài này và 15 người trong số họ (chủ yếu là trẻ em) đã chết. (Hiepko. P., 2008).

- Đối với bảo tồn loài:

+ Chú trọng kiểm tra tại các khu vực có mật độ phân bố loài thấp quá trình khai thác sử dụng của người dân, nhất là việc thu hái các loài lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của loài.

+ Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ các loài rau rừng có giá trị cho mọi tầng lớp nhân dân.

3.6. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY RAU SẮNG 3.6.1. Nhân giống từ hạt 3.6.1. Nhân giống từ hạt

Quả Rau sắng thường chín vào tháng 7 - 8. Khi thấy quả chuyển từ xanh sang chín vàng chanh thì tiến hành thu hái, ủ thêm một vài ngày cho quả chín đều, sau đó sát sạch vỏ, rửa hết lớp thịt bên ngoài.

Xử lý hạt bằng cách ngâm với nước sôi (95 - 1000C) sau đó để nguội dần đến ở nhiệt độ 450C, duy trì nhiệt độ này trong 2 đến 3 ngày rồi vớt ra để ráo nước đem ủ vào cát sạch tỷ lệ 1 hạt đến 3 cát (độ ẩm cát ủ đảm bảo khi nắm hạt cát không bị tơi ra), thường xuyên giữ ấm cho tới khi hạt nảy mần đem cấy vào bầu.

Bầu đóng bằng đất tơi xốp 70% + 30% phân mục, có đường kính 7-10 cm, chiều dài 25 - 30 cm. Luống bầu trong thời gian ủ cho tới khi ra lá mầm che bóng còn 60 - 70%. Từ tháng 4 trở đi đào cây tháng một lần. Thường xuyên làm cỏ, phá váng tưới bể sang đạm, lân từ tháng 3 (nồng độ loãng 10%). Nếu có hiện tượng héo do nấm, phun thuốc Booc đô nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi dừng hẳn.

Cây con đem trồng phải đạt từ 8 đến 1 năm tuổi, cao từ 15 đến 20 cm, sinh trưởng phát triển tốt, thân thẳng, không sâu bệnh.

Chú ý phải tạo độ che bóng cho cây từ 30 - 50%, không nhất thiết phải phát dọn sạch thực bì mà chỉ làm cục bộ, nếu có điều kiện tưới nước trên diện rộng càng tốt để tăng năng suất và điều chỉnh thời điểm thu hoạch. Chọn địa hình thuận lợi cho trồng, chăm sóc, vận chuyển.

Làm đất trước khi trồng 15 đến 20 ngày, đào hố 40 x 40 x 40cm, bón lót phân bằng phân chuồng hoai hoặc NPK khoảng 100g/hố. Khoảng cách trồng 2m x 2,5m hoặc 2m x 2m; Chú ý nén chặt đất khi trồng. Trồng xen với loài cây bản địa khác, mật độ trồng rừng là 1.600 đến 2.500 cây/ha trong đó Rau sắng 800 đến 1.300 cây.

Sau khi trồng 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra trồng dặm. Định kỳ vun gốc xới xáo 2 - 3 lần kết hợp với bón thúc phân NPK (100 - 200g/cây). Chăm sóc giai đoạn cây còn nhỏ chậm phát triển chịu bóng, do vậy duy trì độ che bóng, 30 - 50% sau 2 -3 năm giảm dần, tới năm thứ 4, 5 thì có thể bỏ hết độ che bóng. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo,

bụi dậm làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. Trước mùa sinh trưởng, vặt hết lá già, cắt bớt cành khô, cành sâu bệnh.

Hình 3.19. Hạt giống Rau sắng hình thành rễ mầm

Hình 3.20: Rau sắng 2 tháng tuổi Hình 3.21: Rau sắng 6 tháng tuổi

3.6.2. Gây trồng Rau sắng từ hom

Cách chọn hom để nhân giống: Hom được lấy từ các chồi cấp 1 ở cây Rau sắng mẹ sau khi thu hái phần chồi non làm rau. Hom giâm phải mập, khỏe, không sau bênh, sức sống tốt, khi chồi mới ở giai đoạn bánh tẻ là hom giâm.

Cắt và xử lý hom: Cắt hom giâm thường vào tiết trời ấm áp, chiều dài hom từ 15 - 20cm; mỗi hom ít nhất mang 3 mắt lá; các lá tồn tại trên hom được cắt bớt 2/3 diện tích lá, ngâm vào chậu nước, sau khi kết thúc giai đoạn cắt hom, ta vớt hom ra, vảy cho ráo nước sau đó chấm vào thuốc kích thích sinh trưởng IBA có nông fđộ từ 500ppm - 750ppm trước khi giâm vào bầu.

Kỹ thuật giâm hom khi gây trồng:

- Hom Rau sắng được giâm có chiều sâu 3 - 4cm, dùng tay ém chặt gốc hom. Để tỷ lệ thành công cao, các luống giâm hom cần có mái che mưa nắng, hệ thống phun sương tự động.

- Hỗn hợp đất đóng bầu cần được tơi xốp với tỷ lệ 70% đất mùn + 30% phân hoại mục, luống giâm cần được che bóng hoàn toàn cho đến lúc cây ra lá mầm, thường xuyên tưới nước, luống giâm phải thoát nước tốt. Sau 4 - 5 tháng giảm độ che bóng xuống còn 60 - 70%. Từ tháng 4 trở đi đảo cây tháng 1 lần. Thường xuyên làm cỏ, phá váng, tưới bỏ sung đạm, lân từ tháng thứ 3. Nếu có hiện tượng héo do nấm, phun Booc - đô nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi dừng hẳn.

- Điều kiện gây trồng: Trồng dưới tán rừng, phù hợp nhất với núi đá vôi, không nhất thiết phải phtá dọn thực bì mà chỉ làm cục bộ, nếu có điều kiện tưới nước trên diện rộng thì càng tốt để tăng năng suất và điều chỉnh thời điểm thu hoạch. Có thể trồng phân tán hay áp dụng mô hình nông lâm kết hợp.

- Tiêu chuẩn cây con: Cây con có chiều cao 25 - 30 cm, đường kính gốc 1,5 - 2,5mm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh.

- Mật độ trồng: 2m x 2,5m hoặc 2m x 2m; hố trồng 40 x 40 x 40. Mỗi hó bón lót bằng phân chuồng hoai hoặc NPK khoảng 100g/hố. Chú ý tạo độ che bóng cho cây Rau sắng ở giai đoạn mới trồng.

- Chăm sóc: giai đoạn cây còn nhỏ chậm phát triển chịu bóng, do vậy duy trì độ che bóng, 30 - 50% sau 2 -3 năm giảm dần, tới năm thứ 4, 5 thì có thể bỏ hết độ che bóng. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi dậm làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. Trước mùa sinh trưởng, vặt hết lá già, cắt bớt cành khô, cành sâu bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ kết quả thực hiện các nội dung nghiên cứu, bước đầu chúng tôi có một số kết luận:

- Về hình thái: cây Rau sắng tại khu vực nghiên cứu có hình thái và kích thước các bộ phận lá, hoa và quả giống với các tài liệu nghiên cứu về loài đã công bố trong nước. Tuy nhiên kích thước thân và tán cây thường thấp hơn.

- Rau Sắng mọc rải rác và có mật độ quần thể thấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi ở Quảng Nam tuy ít ghi nhận về số địa điểm phân bố nhưng lại có quần thể có mật độ cao tại Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.

- Rau sắng có phân bố khá rộng về địa lý và địa hình, tuy vậy ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam loài có xu hướng quần tụ ở những vùng có độ cao thấp, ven bờ biển và lân cận hai bên trục địa hình Bạch Mã – Hải Vân. Những nơi địa hình có độ dốc và đá lộ đầu tỏ ra thuận lợi cho quần thể loài. Cây có thể sống được tại các vùng đất có độ phì thấp nhưng không quá chua. Loại đất feralit phát triển trên đất macma axit (Fa) thường thích hợp với loài hơn cả. Cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn khá tốt.

- Tại Thừa Thiên Huế, khả năng tái sinh tự nhiên của loài rất kém. Cây con sinh trưởng rất chậm. Nguy cơ suy thoái của các quần thể là rất cao. Trong khi đó quần thể loài phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cả bên trong và bên ngoài. Do vậy cần có biện pháp bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ mất mát nguồn gen quý.

- Qua tìm hiểu cho thấy có thể nhân giống Rau sắng từ hạt và hom khá thuận lợi nếu có đủ vật liệu giống. Đây là cơ hội tốt cho hoạt động bả tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu nói riêng và Khu vực Trung Trung bộ nói chung.

2. TỒN TẠI

Do thời gian nghiên cứu ngắn, địa bàn nghiên cứu rộng và tình hình dịch bệnh kéo dài nên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức xác định được hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái học của cây Rau sắng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, còn một số nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài nhưng chưa được thực hiện thấu đáo và đồng bộ, đặc biệt là tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3. KIẾN NGHỊ

Với những kết quả đạt được và những tồn tại trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

o Cần tiếp tục mở rộng diện nghiên cứu về hiện trạng phân bố, cấu trúc quần thể, đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Rau sắng tại tỉnh Thùa Thiên Huế và triển khai nghiên cứu mới ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là tại Cù Lao Chàm.

o Có phương án và kế hoạch bảo tồn khẩn cấp các quần thể hiện có tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó lấy địa bàn hai huyện Phú Lộc và Phong Điền làm trọng tâm.

o Nên khảo sát và quy hoạch vùng lấy giống tại Cù Lao Chàm phục vụ hoạt động bảo tồn chuyển vị và phát triển trồng mới tại hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, từng bước mở rộng thêm cho các địa phương khác tại miền Trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

[1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1116/QĐ/BNN-KL ngày 18/5/2005 V/v Công bố diện tích rừng vầ đất chưa sử dụng toàn quốc năm 2004.

[2]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm lang ngành lâm nghiệp. Chương Lâm sản ngoài gỗ.

[3]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

[4]. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật 2003, Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[5]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự 1994. Một số rau dại ăn được ở Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân Việt Nam.

[6]. Đỗ Huy Bích và cs (2004 và 2012), Cây thuốc và động vật làm thuốc.

[7]. Võ Văn Chi 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội.

[8]. Đỗ Tất Lợi 1995. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[9]. Âu Anh Khâm 2003. 557 Bài thuốc dân gian gia truyền. NXB Thanh Niên. [10]. Nguyễn Hoàng Nghĩa 1999. Một số loài cây bị đe dọa. NXB Nông nghiệp. [11]. Phạm Hoàng Hộ 2000. Cây cỏ Việt Nam. NXB trẻ TP Hồ Chí Minh. [12]. Tạ Minh Hòa 2005. Bản tin Lâm sản ngoài gỗ vol2, NO 3.

[13]. Lê Kim Biên 1973. Tập san sinh vật địa học số 11.

[14]. Hoàng Thị Sản 1999. Phân loiạ thực vật học. Nhà xuất bản giáo dục.

[15]. Lê Thị Huyền - Nguyễn Tiến Hiệp 2004. Hình thái và phân loại thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[16]. Đỗ Đình Sâm - Nguyễn Ngọc Bình 2001. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp Việt NAm. NXB Thống kê.

[17]. Nguyễn Thế Đặng - Đào Châu Thu - Đặng Văn Minh 2004. Đất đồi núi Việt Nam. NXB Nông nghiệp

[18]. Nguyễn Hải Tuất - Vũ Tiến Hinh - Ngô Kim Khôi 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

[19]. Cục bảo vệ môi trường - Bộ tài nguyên và môi trường 2005. Báo cáo chuyên đề đa dạng sinh học năm 2005. Cổng thông tin điện tử: http/www.nea.gov.vn/ [20] . Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2019). Rau sắng. (Bản sửa đổi lần cuối vào

ngày 20 tháng 8 năm 2019).

[21]. Lê Thị Diên, Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng, Nguyễn Hợi, Vũ Thị Quỳnh Trang và nnk. (2010). Kỹ thuật gây trồng một số loài rau rừng. NXB Nông Nghiệp, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)