Một số lư uý trong sử dụng và bảo tồn loài Rau sắng tại KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 85 - 86)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.5. Một số lư uý trong sử dụng và bảo tồn loài Rau sắng tại KVNC

- Đối với sử dụng loài: Trong quá trình thu hái loài cần lưu ý, trong trường hợp cây không có hoa hoặc quả, loài M. suavis rất khó xác định và do đó lá của các loài cây thuộc họ Opiliaceae đôi khi vẫn được ăn như một loại rau. Nếu lá của loài Urobotrya siamensis Hiepko, một loài cùng họ phổ biến trong cùng môi trường sống với M. suavis

ở Thái Lan và Ấn Độ, nếu bị ăn nhầm, chúng có thể gây tử vong do ngộ độc (quả của loài này có màu đỏ tươi và dài tới 1 cm). Urobotrya siamensis (tên Việt Nam là Lân vỹ Xiêm) là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ cao tới 5 mét. Cây đôi khi được thu hoạch từ tự nhiên để sử dụng làm thuốc địa phương. Toàn bộ cây là độc. Khi không ở trạng thái có hoa, loài này có ngoại hình rất giống với Melientha suavis, một loài có chồi ăn được. Các chồi non của loài này đôi khi đã được ăn thay vì của Melientha suavis, với kết quả gây tử vong. Ví dụ, vào tháng 2 năm 2005 ở Tây Campuchia, hơn 60 người bị ngộ độc sau khi ăn lá của loài này và 15 người trong số họ (chủ yếu là trẻ em) đã chết. (Hiepko. P., 2008).

- Đối với bảo tồn loài:

+ Chú trọng kiểm tra tại các khu vực có mật độ phân bố loài thấp quá trình khai thác sử dụng của người dân, nhất là việc thu hái các loài lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của loài.

+ Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ các loài rau rừng có giá trị cho mọi tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 85 - 86)