PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 47)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nghiên cứu trước đó. - Tham khảo, tìm hiểu các số liệu từ các nghiên cứu khoa học, sách, báo và các trang mạng internet....

2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

b) Phương pháp điều tra thực địa: + Lập các tuyến điều tra

Trên khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành vạch các tuyến điều tra, độ dài tuyến điều tra phụ thuộc vào độ khó khăn của địa hình và diện tích lâm phần, tuyến càng dài thì độ chính xác càng cao tuy nhiên độ dài tuyến tối thiểu > 1km được xác định bằng máy định vị GPS nằm trên phạm vi khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra khi được vạch ra sẽ phân bố theo các độ cao địa hình. Trong quá trình điều tra theo tuyến thì có mẫu bảng điều tra với đầy đủ các dữ kiện. Xác định tọa độ các điểm đầu tuyến và các điểm cuối tuyến.

Trên các tuyến điều tra sẽ thu thập mẫu, thông tin và tiến hành đo đếm các cá thể cây Rau sắng:

- Tiến hành dùng sơn và bút xóa đánh dấu lại các cây Rau sắng gặp trên tuyến điều tra và đánh số thứ tự vào các cây đã bắt gặp được. Dùng GPS bấm lại tọa độ các cây đã được đánh dấu để lập bản đồ phân bố cây mẹ và lưu lại vị trí thuận tiện cho nghiên cứu, quan sát lần tiếp theo.

- Dùng các thước chuyên dụng để đo một số chỉ tiêu các chỉ tiêu về chiều cao, số nhánh, đường kính thân cây, chiều dài của chồi của cây:

+ Đo D0 bằng thước kẹp có chia độ mm + Đo Hvn bằng thước sào mét có chia độ cm

Sau khi đo đếm và kiểm tra số liệu thì ghi vào phiếu điều tra số liệu theo biểu, ghi chú về tình trạng sinh trưởng của cá thể đó.

Bảng 2.1. Phiếu điều tra cây rau Sắng trưởng thành

Tuyến số:... STT Tọa độ Đường kính D0 (cm) Đường kính D1.3 (cm) Đường kính tán Dt (m) Chiều cao Hdc (m) Chiều cao Hvn (m) Trạng thái Ghi chú

Bảng 2.2. Phiếu điều tra cây rau Sắng tái sinh Tuyến số:... STT Tọa độ Khoảng cách so với cây mẹ (m) Chiều cao (cm) Phẩm chất Ghi chú

c)Phương pháp mô tả hình thái

- Tiến hành thu thập các mẫu hoa quả, lá, để tiến hành đo đếm lấy thêm thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích và so sánh giữa các vùng khác nhau.

-Các mẫu thu thập được đính mẫu đánh số thứ tự, kí hiệu rõ ràng và cụ thể tránh hiện tượng nhầm lẫn. Mẫu được đừng trong túi ni lông được buộc kín.

- Mẫu thu thập về tiến hành xứ lý đo đếm ngay để đảm bảo cho mẫu không bị khô héo, không bị thất lạc và đảm bảo được độ chính xác khi đo đếm cao hơn.

- Tiến hành mô tả đặc điểm hình thái thực vật của Rau sắng tập trung vào biến động màu sắc và hình thái của cụm hoa, hoa, quả, chồi theo từng giai đoạn nhằm xác định được các pha vật hậu cụ thể.

- Chụp lại ảnh để lưu lại làm thông tin so sánh và dẫn chứng.

d)Phương pháp phân tích mẫu đất

Mẫu đất được lấy ở nơi có loài Rau sắng phân bố, tiến hành lấy mẫu đất tổng hợp đại diện. Mẫu đất được lấy ở tầng A, độ sau từ 0 – 20cm. Một mẫu được lấy ở nới có loài Rau sắng phân bố, 1 mẫu đất đối chứng được lấy ở các vùng không có phân bố loài Rau sắng này cách mẫu ban đầu 100m. So sánh về các chỉ tiêu: lượng mùn, độ pH, thành phần cơ giới, hàm lượng phân lân.

Phân tích mùn theo phương pháp Tiurin.

Phương pháp:

+ Cân 0,1g đất đã được xử lý (phơi khô và sàn qua rây 1mm) vào bình tam giác 100ml.

+ Thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N vào bình tam giác đó.

+ Dùng bông không thấm nước đậy nút miệng bình lại, đun sôi dung dịch trong 5 phút ở nhiệt độ 170-1800

+ Để nguội, dùng nước cất tráng miệng bình. Thêm 1ml H3PO4 cộng 8 giọt chỉ thị màu Fenylatranyl.

+ Dùng dung dịch muối Mo để chuẩn độ lượng K2Cr2O7 đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh.

Độ mùn của đất được tính theo công thức:

Mùn % =(𝑉1 − 𝑉2)𝑁 × 0.003 × 1.724 × 100

𝐶 × 𝐾

Trong đó:

V1: Lượng muối Mo(ml) dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng V2 : Lượng muối Mo(ml) dùng để chuẩn độ mẫu đất N: Nồng độ của muối Mo

C: Trọng lượng của đất(g) dùng để phân tích K: Hệ số quy về đất khô tuyệt đối.

Xác định pH theo phương pháp so màu.

+ Cân 5g đất đã qua rây 1mm vào bình tam giác 250ml, thêm vào 25ml dung dịch KCl 1N.

+ Lắc 10 phút rồi lọc lấy dung dịch trong.

+ Hút 5ml dung dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,3ml chỉ thị màu Alicampxki (7-13 giọt).

+ Lắc đều và sau đó đem so sánh với các ống pH.

e) Các tuyến điều tra kết hợp quan sát

+ Tại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tuyến 1: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền quản lý. Chiều dài tuyến điều tra: 2,1 km;

- Tuyến 2: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới thuộc Khu vực rừng cộng đồng thôn 4 quản lý. Chiều dài tuyến điều tra: 3,2 km;

- Tuyến 3: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc thuộc khu vực rừng cộng đồng thôn Cảnh Dương quản lý. Chiều dài tuyến điều tra: 2,5 km

- Tuyến 4: Lập 2 tuyến điều tra, quan sát: 1 tuyến tại tiểu khu 247 và 1 tuyến tại tiểu khu 251 thuộc TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Ban quản

lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý. Chiều dài tuyến thứ nhất: 5,0 km, tuyến thứ 2: 3,2 km.

Ngoài các tuyến trực tiếp điều tra nêu trên, chúng tôi còn liên kết và tiếp nhận thông tin chuyển giao từ cán bộ hiện trường của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Tài nguyên (COREMARM) thực hiện Dự án FT Việt. Trường hợp này là các địa điểm bắt gặp loài Rau sắng tại Phong Xuân (Phong Điền) và Thượng Quảng (Nam Đông). Ngoài việc xác định đúng loài Rau sắng thì kế hoạch phúc tra đã không thực hiện được do dịch Covid 19 và thời gian thực tập đã kết thúc.

+ Tại tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở các nguồn thông tin đáng tin cậy về nơi có loài phân bố, đề tài đã lập kế hoạch phúc tra tại hiện trường để thu thập số liệu sơ cấp tại huyện Đông Giang (xã Tà Lu và lân cận) và thành phố Hội An (Cù Lao Chàm) trong tháng 3/2020. Tuy nhiên kế hoạch này chưa thực hiện được do chấp hành chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid 19.

Để khắc phục trở ngại do khách quan và thực hiện một phần mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được trong tháng 5 năm 2019 do giáo viên hướng dẫn thực hiện và chưa công bố trong các báo cáo khoa học. Các thông tin này mới thể hiện được các chỉ tiêu sau: vị trí có loài phân bố (tiểu khu, xã, đơn vị quản lý rừng), số lượng cá thể bắt gặp trên tuyến điều tra, tọa độ địa lý một số cá thể điển hình ở từng khu vực, điều kiện lập địa nơi có loài phân bố.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng công cụ excel để tổng hợp số liệu điều tra, tính các chỉ số trung bình, lập các bảng.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ địa chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp miền Trung là một tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, được quy vùng sinh thái Khu 4 cũ, là một trong 7 vùng sinh thái của cả nước, là tỉnh cuối cùng của vùng địa lý Trường Sơn Bắc. Tổng diện tích tự nhiên: 5026,29 km2.

- Phía Bắc giáp xã tỉnh Quảng Trị.

- Phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. - Phía Đông giáp với biển Đông.

3.1.1.2. Địa hình

a) Địa hình đồi núi

Kiểu địa hình núi trong vùng là núi thấp, tập trung ở huyện Phú Lộc, đặc biệt có những dãy núi đâm ngang ra biển như núi Linh Thái, núi Phước Tượng, núi Phú Gia. Hệ thống núi chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, là bộ phận phía Nam của dải Trường Sơn Bắc. Dãy núi phía tây chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam càng về phía Nam càng cao dần và bẻ quặt theo hướng Tây - Đông. Các đỉnh núi cao không nằm ở vùng biên giới mà phân bố phần lớn ở phía nam gần sát biển tạo dáng địa hình cao dốc về phía biển và thoải về phía Lào.

b) Vùng đồng bằng duyên hải

Địa hình đồng bằng ven biển là đồng bằng hẹp xen kẽ các cồn cát, dải cát trắng kéo dài từ Phong Điền đến Phú Lộc. Bị chia cắt bởi các con sông, đầm phá trong địa bàn. Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư sinh sống và có nguồn tài nguyên đất đai, mặt nước để nhân dân sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

c) Địa hình đầm phá ven biển

Hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha. Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang, Đầm Sam, Đầm Hà Trung - Thủy Tú, Đầm Cầu Hai. Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha.

3.1.1.3. Đặc điểm Khí hậu – Thủy văn

 Khí hậu:

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 250C. Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ T2 đến T9 trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 01 năm sau.

 Các yếu tố khí hậu:

o Chế độ gió: Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, gió thường biến tính, khô nóng, nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp.

o Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 3.056 mm, lượng mưa thấp nhất là 27,9 mm vào tháng 1 và cao nhất là 1.043 mm vào tháng 10 trong năm.

o Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, kèm theo mưa lũ ở thượng nguồn gây triều cường, ngập úng ở vùng hạ lưu.

o Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 250C. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm dao động từ 110 đến 140 kcal/cm2, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12

o Độ ẩm: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và thời gian hoạt động của khối không khí lạnh.

o Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng cây tái sinh theo từng độ tuổi và hướng khắc phục

 Ảnh hưởng của không khí đến sản xuất và đời sống:

Từ phân tích các điều kiện của khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế không những mang lại thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, thương mại và du lịch. Khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp cho nên phải có kế hoạch sản xuất và tổ chức phù hợp, trong đó phải kể đến các hiện tượng bất thường của thời tiết. Đồng thời phải có những chính sách phát triển phù hợp với sinh thái môi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

- Đất đồng bằng:

+ Đất cát biển: Chiếm 10% trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trải dài từ bờ biển Phong Điền đến Phú Lộc.

+ Đất mặn: Tập trung chủ yếu vùng phía tây phá Tam Giang chiếm 13.250 ha chiếm 2,7% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông diện tích khoảng 41.073 ha chiếm 8,9% diện tích đất tự nhiên.

- Đất ở trung du và miền núi:

+ Đất feralit đỏ vàng: Diện tích 339.197 ha, chiếm 66,3% DT đất của tỉnh. bờ biển Phong Điền đến Phú Lộc.

+ Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 8.822 ha, phân bố vùng chân núi thấp, nằm sát các đồng.

- Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Từa Thiên Huế:

+ Vùng đất cát ven biển đang được cải tạo, khai thác để trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa thích hợp trồng lúa nước: đã được tích cực khai thác và hình thành những vùng trọng điểm lúa của tỉnh.

+ Vùng đất feralit ở đồi núi: Có khả năng để hình thành những vùng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả...

a) Tài nguyên rừng

Theo Niên giám thống kê năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế diện tích đất có rừng là 298577,8 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 203101,8 ha và rừng trồng là 95476 ha. Độ che phủ rừng đạt 56,61%. Việc trồng rừng và bảo vệ rừng đã mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, tăng thu nhập cho người dân ngoài ra giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, chống biến đổi khí hậu.

3.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, . Tổng diện tích tự nhiên: 10,438 km2.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. - Phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.

3.1.2.2. Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu Trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

3.1.2.3. Đặc điểm Khí hậu – Thủy văn

 Khí hậu:

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12o

C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%.

Lượng mưa trung bình 2000 - 2500 mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 47)