ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 52)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ địa chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp miền Trung là một tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, được quy vùng sinh thái Khu 4 cũ, là một trong 7 vùng sinh thái của cả nước, là tỉnh cuối cùng của vùng địa lý Trường Sơn Bắc. Tổng diện tích tự nhiên: 5026,29 km2.

- Phía Bắc giáp xã tỉnh Quảng Trị.

- Phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. - Phía Đông giáp với biển Đông.

3.1.1.2. Địa hình

a) Địa hình đồi núi

Kiểu địa hình núi trong vùng là núi thấp, tập trung ở huyện Phú Lộc, đặc biệt có những dãy núi đâm ngang ra biển như núi Linh Thái, núi Phước Tượng, núi Phú Gia. Hệ thống núi chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, là bộ phận phía Nam của dải Trường Sơn Bắc. Dãy núi phía tây chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam càng về phía Nam càng cao dần và bẻ quặt theo hướng Tây - Đông. Các đỉnh núi cao không nằm ở vùng biên giới mà phân bố phần lớn ở phía nam gần sát biển tạo dáng địa hình cao dốc về phía biển và thoải về phía Lào.

b) Vùng đồng bằng duyên hải

Địa hình đồng bằng ven biển là đồng bằng hẹp xen kẽ các cồn cát, dải cát trắng kéo dài từ Phong Điền đến Phú Lộc. Bị chia cắt bởi các con sông, đầm phá trong địa bàn. Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư sinh sống và có nguồn tài nguyên đất đai, mặt nước để nhân dân sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

c) Địa hình đầm phá ven biển

Hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha. Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang, Đầm Sam, Đầm Hà Trung - Thủy Tú, Đầm Cầu Hai. Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha.

3.1.1.3. Đặc điểm Khí hậu – Thủy văn

 Khí hậu:

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc đó. Nhiệt độ trung bình cả năm 250C. Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ T2 đến T9 trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 01 năm sau.

 Các yếu tố khí hậu:

o Chế độ gió: Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm, gió thường biến tính, khô nóng, nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp.

o Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 3.056 mm, lượng mưa thấp nhất là 27,9 mm vào tháng 1 và cao nhất là 1.043 mm vào tháng 10 trong năm.

o Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, kèm theo mưa lũ ở thượng nguồn gây triều cường, ngập úng ở vùng hạ lưu.

o Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 250C. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm dao động từ 110 đến 140 kcal/cm2, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12

o Độ ẩm: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và thời gian hoạt động của khối không khí lạnh.

o Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng cây tái sinh theo từng độ tuổi và hướng khắc phục

 Ảnh hưởng của không khí đến sản xuất và đời sống:

Từ phân tích các điều kiện của khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế không những mang lại thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, thương mại và du lịch. Khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp cho nên phải có kế hoạch sản xuất và tổ chức phù hợp, trong đó phải kể đến các hiện tượng bất thường của thời tiết. Đồng thời phải có những chính sách phát triển phù hợp với sinh thái môi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

- Đất đồng bằng:

+ Đất cát biển: Chiếm 10% trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trải dài từ bờ biển Phong Điền đến Phú Lộc.

+ Đất mặn: Tập trung chủ yếu vùng phía tây phá Tam Giang chiếm 13.250 ha chiếm 2,7% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông diện tích khoảng 41.073 ha chiếm 8,9% diện tích đất tự nhiên.

- Đất ở trung du và miền núi:

+ Đất feralit đỏ vàng: Diện tích 339.197 ha, chiếm 66,3% DT đất của tỉnh. bờ biển Phong Điền đến Phú Lộc.

+ Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 8.822 ha, phân bố vùng chân núi thấp, nằm sát các đồng.

- Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Từa Thiên Huế:

+ Vùng đất cát ven biển đang được cải tạo, khai thác để trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa thích hợp trồng lúa nước: đã được tích cực khai thác và hình thành những vùng trọng điểm lúa của tỉnh.

+ Vùng đất feralit ở đồi núi: Có khả năng để hình thành những vùng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả...

a) Tài nguyên rừng

Theo Niên giám thống kê năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế diện tích đất có rừng là 298577,8 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 203101,8 ha và rừng trồng là 95476 ha. Độ che phủ rừng đạt 56,61%. Việc trồng rừng và bảo vệ rừng đã mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, tăng thu nhập cho người dân ngoài ra giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, chống biến đổi khí hậu.

3.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, . Tổng diện tích tự nhiên: 10,438 km2.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. - Phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.

3.1.2.2. Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu Trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

3.1.2.3. Đặc điểm Khí hậu – Thủy văn

 Khí hậu:

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12o

C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%.

Lượng mưa trung bình 2000 - 2500 mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trùng bình năm vượt quá 4.000 mm. Mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.

 Thủy văn:

Quảng Nam có hai hện thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Lỳ. Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia là 127 m3

/s, của sông Thu Bồn là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 75% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt ( từ tháng 2 - tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp dòng chảy

tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạch Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhất chính gây nên lũ lụt và hạn hán.

3.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.043,803 ha được hình thành từ chín loại đất khácnhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, ...

 Nhóm đất phù sa ven sông: là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

 Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi: thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả ngày dài.

 Nhóm đất cát ven biển: đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

a) Tài nguyên rừng

Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghiền ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnhnằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

3.1.3. Một số đặc điểm tự nhiên của các địa điểm khảo sát

Các thông tin đặc trưng về điều kiện tự nhiên các khu vực điều tra và ghi nhận có loài Rau sắng được mô tả tóm tắt tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tóm tắt một số thông tin về điều kiện tự nhiên của các địa phương có loài Rau sắng phân bố tự nhiên

Stt Địa phương Vị trí địa lý Tiểu vùng sinh thái Diện tích tự nhiên (km2) Khí hậu Loại đất chính nơi có loài Rau sắng

phân bố Diện tích đất LN có rừng (ha) Ghi chú Nhiệt độ TB năm (oC) Độ ẩm TB năm (%) Lượng mưa TB năm (mm) 1 Phong Điền 16020'55'' - 16044'30' 10703'00'' - 107030'22'' Gò đồi và núi thấp đến trung bình 953,8 25,2 86-87 2.959 Xám vàng trên đá phiến sét (Fs), Vàng xám trên núi đá granit (Fa) 52.211,2 Tỉnh Thừa Thiên Huế 2 A Lưới 16o00'57'' – 16o27’30'' 107o00'03’ – 107o30'30'' Núi trung bình và cao 1.224,63 22 - 25 86-88 2900 (vùng thấp), 5800 (vùng cao) Đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) 102.506,0 3 Nam Đông 16o00’ – 16o14’ 107o31’ – 107o52’ Núi trung bình và cao 647,78 24,6 86 4.576 Đỏ vàng hình thành trên đá biến chất và đất sét (Fs): 56.881,4 (RTN 41.799,31) 4 Phú Lộc Đồi núi thấp ven biển 720,9 25,2 85-87 3.436 Vàng đỏ trên đá granit (Fa), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

(Ha) Trên 34.000 5 Đông Giang 15050’ - 16010’ 107035’ - 107056’ Núi thấp đến trung bình 812,63 23,5 86,5 2.650 Đỏ vàng hình thành trên đá macma acid

(Fa) 66.175,0 Tỉnh Quảng Nam 6 Hội An 15o15’26” - 15o55’15” 108o17’08”-108o23’10” Đồng bằng ven biển và hải đảo 61,71 25,6 83,0 2.505 Xám trên đá macma axit (Fa) 739,53 (CL Chàm 453,9 ha RĐD)

(Nguồn: Địa chí và trang thông tin điện tử của UBND các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, 2019) .

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu so sánh hình thái của loài cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài tiến hành điều tra các chỉ tiêu về hình thái của các cá thể trong tự nhiên tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền quản lý, tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới thuộc Khu vực rừng cộng đồng thôn 4 quản lý, tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh thuộc Rừng cộng đồng thôn Cảnh Dương quản lý và tại tiểu khu 247, 251 thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý. Kết quả nghiên cứu như sau:

3.2.1. Đặc điểm hình thái thân cây Rau sắng

Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 3 – 13 m, võ nhẵn, cành non 1 năm có màu xanh, cành khi già có màu trắng hơi vàng, có nhiều bì khổng xếp dọc thân với các vết trắng lốm đốm lỗ vỏ. Vết lá rụng hình tim.

Hình thái thân cây của loài Rau sắng ở các địa điểm khác nhau là các yếu tố thể hiện sự khác biệt lớn nhất cho sự sai khác của loài khi phân bố ở các vùng lập địa khác nhau. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra và xử lý số liệu bình quân các chỉ tiêu về hình thái thân cây được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân hình thái thân cây Rau sắng

STT Địa điểm nghiên cứu Đường kính gốc TB D0 (cm) Đường kính ngang ngực D1.3 (cm) Chiều cao dưới cành Hdc (m) Chiều cao vụt ngọn Hvn (m) Đường kính tán Dt (m)

A Thừa Thiên Huế

1 Xã Phong Mỹ,

huyện Phong Điền 10,30 8,28 - 4,00 -

2 Xã Hồng Kim,

huyện A Lưới 8,00 - 3,00 -

3 Xã Lộc Vĩnh,

huyện Phú Lộc 1,43 - - 3,20 1,00

4

Tại tiểu khu 247 Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

5,22 3,38 3,15 3,68 1,78

5

Tại tiểu khu 251 thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

6,37 4,14 1,70 2,20 1,25

Hình 3.3: Hình thái thân cây Rau sắng

Đường kính gốc và đường kính ngang ngực đồng đều của cây gỗ trong cùng 1 loài là yếu tố gián tiếp thể hiện tính đồng đều tương đối của độ tuổi của loài cây đó. Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy: Đường kính gốc ở các khu vực nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt chứng tỏ độ tuổi của các cá thể ở các khu vực nghiên cứu có sự chênh lệch khá cao. Ở xã Phong Mỹ, huyện Phong ĐiềnD0 là 10,30 cm; D1.3 là 8,28 cm, xã Hồng Kim, huyện A Lưới có D1.3 là 8,00 cm, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc có D0 là 1,43 cm và Tiểu khu 247 TT Lăng Cô có D0 là 5,22 cm; D1.3 là 3,38 cm, TT Lăng Cô có D0 là 6,37 cm; D1.3

là 4,14 cm. Một điều đáng chú ý là chiều cao Hvn giữa các khu vực nghiên cứu gần như tương đương nhau, chỉ chênh lệch con số rất nhỏ: xã Phong Mỹ, huyện Phong ĐiềnHvn

là 4,00 m, xã Hồng Kim, huyện A Lưới có Hvn là 3,00 m, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc có Hvn là 3,20 m và TT Lăng Cô có Hvn là 3,68 m, TT Lăng Cô có Hvn là 2,20 m.Theo ghi nhận của một số nghiên cứu về cây Rau sắng trước đây tại khu vực Việt Nam chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam (Trang 52)