CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 31)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Các nghiên cứu về giống lạc

Trên thế giới, công tác phát triển giống lạc trong những thập niên qua đã đạt nhiều thành tựu nổi bật như: ICRISAT đã chọn tạo thành công hàng ngàn giống lạc và

đã giới thiệu để phát triển sản xuất ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, Trung Quốc chọn tạo được trên 200 giống lạc mới đã được giới thiệu và sử dụng trong sản xuất (như Xuzhou 68 - 4, Fuhuasheng, Shixuan 64, Luhua 9, Luhua 14, Yuhua 6,Tianfu 9,…[50]), còn ở Mỹ đã giới thiệu được các giống lạc mới để phục vụ sản xuất (như: Dixie Runer, Floruner, NC Floria 14, Andru 93, SunOleic 97R, C-99R, GP-1, DP-1, Georgia 02C, AP-3, VA98R,…[57] [69]). Các phương pháp chọn tạo được ứng dụng chủ yếu gồm: + Nhập nội và thu thập là hai phương pháp được sử dụng trong công tác chọn tạo giống lạc được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Ví dụnhư: từ nguồn giống nhập nội của ICRISAT Trung Quốc đã chọn được các giống lạc Zhonghua6, Yuanza9102 và Yueyou200 có khảnăng kháng với bệnh héo xanh [59]; Thái Lan đã chọn lọc hai giống lạc chịu hạn ICGV98348 và ICGV98353 [68]; East Timor đã chọn lọc được giống ICGV86590 đạt năng suất 3,92 tấn/ha và kháng cao với bệnh héo xanh, giống ICGV86564 đạt năng suất 3,8 tấn/ha và thuộc kiểu hình hạt lớn, giống ICGV88438 đạt năng suất 4,61 tấn/ha và có khảnăng chịu mặn, …[66]; Úc đã chọn được các giống giống ICGV93059, ICGV94049, ICGV96470 đạt năng suất từ 33,5 đến 4,64 tấn/ha và ICGV94341, ICGV94299 đạt năng suất từ4,4 đến 5,9 tấn/ha thích hợp với khí hậu cao nguyên Papua New Guinea [60], [62]; Nam Phi đã chọn lọc được giống lạc ICGV 98369 và ICGV 96294 thích nghi với vùng canh tác nhờ nước trời, giống ICGV 98369 đạt năng suất 2,48 tấn/ha, cao hơn 27,8% so với giống đang sản xuất đại trà và kháng với bệnh đốm lá [64], [65].

+ Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính cũng được cũng được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Ví dụnhư: từphương pháp lai đơn ICRISAT đã chọn tạo thành công các giống lạc mới TLG45 thuộc kiểu 24 suất cao, kháng với bệnh đốm lá và hàm lượng dầu trên 45% [50], giống lạc TxAG-6 kháng tuyến trùng [58].

+ Ngoài ra tạo giống lạc mới bằng phương pháp đột biến cũng được áp dụng như: giống lạc 96CG010 đạt năng suất từ2,41 đến 4,1 tấn/ha, kháng với bệnh đốm lá và được mệnh danh là giống lạc vàng tại Pakistan [55]; giống lạc Mutants 28-2 có kiểu hình hạt lớn, kháng với sâu và bệnh đốm lá, hàm lượng dầu đạt 47% [50]. Ở Việt Nam, trước năm 1990, các giống lạc được sử dụng phổ biến trong sản xuất là Sen Nghệ An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch Sa, Trạm Xuyên, Mỏ Két, Lỳ, Giấy Kim Long... Các giống trên tuy có ưu thế là mỏng vỏ, tỷ lệ nhân lớn,

hàm lượng dầu cao và một số giống có khảnăng chịu hạn, nhưng lại có nhược điểm là năng suất thấp và khảnăng kháng sâu, bệnh hại kém. Riêng chỉ có giống lạc Sen Lai là có nhiều đặc điểm nổi trội nhất, giống có năng suất từ 1,6 đến 2,4 tấn/ha, thâm canh đạt 3,5 tấn/ha, tỷ lệ nhân/quả khoảng 72%, hàm lượng dầu 54%, vỏ quả dày trung bình và nhiễm các bệnh hại lá [9]. Từnăm 1990 đến nay, hàng chục giống lạc mới đã được công nhận các cấp, bổsung vào cơ cấu giống chủ lực của các địa phương và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc trong cảnước. Cũng như xu hướng chọn tạo giống của các nước trên thế giới, phần lớn các giống công nhận là giống được tuyển chọn từ nguồn giống nhập nội từ Trung Quốc, ICRISAT hoặc Úc như: giống có năng suất cao LVT [9], L14 [47], L18 [48], L23 [49]; giống có thời gian sinh trưởng ngắn HL25, L05, VD7 [9]; giống có chất lượng xuất khẩu cao L08 [44]; giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn MD7 [71], MD9 [72], giống kháng bệnh lá cao JL24, TL1, L02, L18 [9]. Một số giống nhập nội góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Một số giống khác đã được tuyển chọn trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản xuất trên quy mô hàng vạn ha như: L02, L14, LVT, L05, MD7,... Hiện nay các giống nhập từ Trung Quốc tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật như: có tiềm năng năng suất cao, khảnăng chịu thâm canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Trong đó, từ nguồn vật liệu nhập nội, nhiều giống mới đã được cải tiến thông qua việc lai tạo và đột biến L12, L16 [46], VD6, V79, 4329 [9].

1.3.2. Các nghiên cứu về bón lưu huỳnh cho lạc

Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực ngoài tăng vụ, sử dụng giống mới có chất lượng cao, đầu tư thâm canh đểtăng năng suất cây trồng thì sử dụng phân hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất phân bón hóa học trên thế giới đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu như trước đây các sản phẩm hàm lượng dinh dưỡng thấp là chủ yếu thì ngày nay phân bón hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với thành phần đa yếu tố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Lưu huỳnh tham gia trực tiếp vào sự tổng hợp sinh học dầu và thường thiếu ở đất trồng lạc so với các chất dinh dưỡng khác, nhưng ít ai chú ý tới (Reid và Cox, 1973). (Dẫn theo Vũ Công Hậu, 1995) [21].

Raddar và Biradar (1973) cho biết bón CaSO4 thành từng băng ở vùng tia quả đâm xuống đất, trên đất đỏ pH = 7,8 ở Dhawar với lượng 500kg/ha, 30 ngày sau khi gieo hạt tăng năng suất 19,8% so với phun bột. Raghavaiah (1982) nghiên cứu hiệu lực của S và Ca đối với sinh trưởng năng suất và hấp thu dinh dưỡng của giống TMV2, trên đất li mông cát đỏ cảtrong điều kiện nước trời và tưới nước. Ông thấy bón 250kg CaSO4 cho lạc có tưới (khi Ca trao đổi trong đất là 5,5 - 5,8 meq/100g đất) và cung cấp qua nước tưới 160kg Ca và 25kg S - và bón 500kg CaSO4 /ha cho lạc trồng nhờ nước trời (Ca trao đổi trong đất là 1,42 - 1,50 meq/100g đất và S dễ tiêu rất thấp = 3ppm) thì năng suất cao hơn và lợi nhuận cũng nhiều hơn. Singh (1970) bón S dưới dạng Sunfat amon cho đất và cát li mông thì năng suất quả tăng. Verma (1973) cho biết bón 25kg S/ha vào mùa mưa thì tỷ lệ bóc vỏvà năng suất quảđều tăng. (Dẫn theo Vũ Công Hậu, 1995) [21].

Lưu huỳnh giữ một vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của cây lấy dầu như là thành phần của protein và glucosinolates. S cần thiết cho sự tạo thành protein, không những sốlượng protein mà còn chất lượng protein bịảnh hưởng bởi tính trạng S của cây (Wrigley et al. 1980). Trong điều kiện thiếu S, sự thụ tinh của hoa bị giảm. Trong suốt thời gian phát triển quả, số lượng hạt trong quả giảm xuống. Khi bị thiếu hụt trầm trọng, quả trở nên rỗng [53].

Raghavaiah (1982) nghiên cứu hiệu lực của S và Ca đối với sinh trưởng năng suất và hấp thu dinh dưỡng của giống TMV2, trên đất li mông cát đỏ cả trong điều kiện nước trời và tưới nước. Tác giả này thấy bón 250 kg CaSO4 cho lạc có tưới (khi Ca trao đổi trong đất là 5,5 - 5,8 meq/100 g đất) và cung cấp qua nước tưới 160 kg Ca và 25 kg S - và bón 500 kg CaSO4/ha cho lạc trồng nhờ nước trời (Ca trao đổi trong đất là 1,42 - 1,50 mg/100g đất và S dễ tiêu rất thấp = 3 ppm) thì năng suất cao hơn và lợi nhuận cũng nhiều hơn. Singh (1970) bón S dưới dạng Sunfat amon cho đất và cát li mông thì năng suất quả tăng. Verma (1973) cho biết bón 25 kg S/ha vào mùa mưa thì tỷ lệ bóc vỏvà năng suất quảđều tăng [21]. Như vậy, hiệu quả của việc bón lưu huỳnh cho cây lạc là rất rõ. Tuy nhiên, muốn tăng hiệu quả kinh tế thì tùy từng loại đất trồng và điều kiện canh tác khác nhau mà ta lựa chọn loại phân chứa lưu huỳnh và phương pháp bón cho hiệu quả.

Theo Kamvar (1983) phương pháp tốt nhất để bón CaSO4 là rắc bột lên cây lạc thời kỳ chớm hoa và CaSO4 rơi xuống quanh cây lạc ở vùng quả (Dẫn theo Vũ Công Hậu, 1995) [21].

Kết quả nghiên cứu của chương trình thực nghiệm bón bổ sung S trên đồng ruộng ở Ấn Độ cho thấy năng suất thu hoạch cho những nơi đó đã tăng đáng kể, trung bình tăng 17 % đối với lúa gạo, 25 % đối với lúa mì, 30 % đối với cây các dầu và 32 % đối với lạc.

Kết quả nghiên cứu của chương trình "chất dinh dưỡng quan trọng thứtư cho cây trồng" ở Trung Quốc tiến hành trên các loại cây lúa gạo, lúa mì, ngô và hạt dầu cho thấy năng suất thu hoạch ở cây trồng được bón bổ sung phân lưu huỳnh đã gia tăng đáng kể, trong đó có năng suất lạc tăng đến 13% [4].

Các thực nghiệm và nghiên cứu đều khẳng định cũng như chứng minh được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong sản xuất nông nghiệp đang là mục tiêu và xu hướng của các nước trên thế giới hướng tới. Các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ và toàn diện vềảnh hưởng của các yếu tốdinh dưỡng bón đối với cây lạc. Đó là những cơ sở thực tiễn giúp chúng ta nhìn nhận được vai trò quan trọng của việc bón phân cho lạc, đặc biệt là trên chân đất nghèo dinh dưỡng.

Mặc dù lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axin amin của cây lạc, nhưng đến nay trong sản xuất lạc vẫn còn nhiều người chưa quan tâm chú ý. Một mặt lưu huỳnh trước cây được xếp vào các nguyên tố vi lượng, một mặt trong các loại phân bón đạm, lân, kali thường được sử dụng bón cho lạc thì đã có S tồn tại trong đó như amon sulfat chứa 24% S, kalisulfat chứa 18% S, thạch cao chứa 17% S, một số loại phân lân và phân đa yếu tố (phân khoáng trộn, phân phức hợp).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến [9] từ năm 2005 đến 2007 trên đất cát biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cho thấy: đối với lạc vụxuân bón năng suất hạt lạc tăng 12,8%, bón Zn tăng 12,1%, bón Mn tăng 11,7%, bón Cu tăng 13,4%, bón Mg tăng 14,6%, bón S tăng 18,5%, bón Mo tăng 12,5%; bón kết hợp Mg, S, B năng suất hạt tăng 25,1%, bón kết hợp Mo, Cu, Mn, Zn năng suất hạt tăng 17,3%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S năng suất hạt tăng 21,4%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S, Mg năng suất tăng 27,0%.

Lượng S lạc hấp thu tương đương P, hàm lượng S trong lá trong chu kỳ sinh trưởng của lạc khoảng 0,2% [34].

Lưu huỳnh tham gia trực tiếp vào tổng hợp sinh học dầu và thường thiếu ở đất trồng lạc so với các chất dinh dưỡng khác nhưng ít ai chú ý tới [21].

Viện Nông hóa Thổnhưỡng đã nghiên cứu tác dụng của S đối với cây lạc trên đất bạc màu huyện Sóc Sơn và phù sa cổ Ba Vì - Hà Tây và thu được kết quảnhư sau:

Trên đất phù sa cổ Ba Vì: Hiệu suất của 1kg S ở dạng K2SO4 trên nền phân supe lân là 4,5 kg lạc vỏ, trên nền phân lân nung chảy là 6,0 kg lạc vỏ. Hiệu suất của 1 kg S ở dạng nguyên tố tương ứng với 2 nền phân 7,5 và 11 kg lạc vỏ, hàm lượng protein trong nhân lạc tăng trung bình từ 1,61 - 1,98% so với phân bón không chứa S. Tỷ lệ N - protein so với N tổng số trong nhân lạc tăng 5,45 - 7,20%.

Trên đất bạc màu: 1kg S dạng K2SO4 trên nền phân supe lân là 4,5 kg vỏ lạc, trên nền lân nung chảy là 7,0 kg. 1 kg S ở dạng nguyên tố tương ứng với 2 nền phân lân là 11,5 và 8,5 kg lạc vỏ. Hàm lượng protein trong nhân lạc tăng 1,41-1,7%. Tỷ lệ N - protein so với N tổng số trong nhân lạc tăng 3,92 - 5,6% [30].

Trên các loại đất cát, có thành phần cơ giới nhẹ, thường là đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt hiện tượng thiếu yếu tố vi lượng là rất rõ rệt. Những kết quả thực nghiệm ở Diễn Châu - Nghệ An bón các loại phân có nguyên tố S (K2SO4) đã có tác dụng làm tăng năng suất lạc lên thêm 0,09 - 0,14 tấn /ha so với phân không có S (KCl), ở hai nền lân thermophosphat trên cả hai loại đất bạc màu và phù sa cổ (Nguyễn Thị Dần và CS, 1991) [30].

Trung tâm Giống cây trồng Bình Định qua nghiên cứu cũng đã xây dựng một quy trình sản xuất lạc bón bổ sung S, Mo, B trong vụThu Đông, áp dụng quy trình này sẽgiúp tăng năng suất từ 19 - 22 % [42].

Trên cơ sở thấy được vai trò và tầm quan trọng của lưu huỳnh với cây trồng, Hoàng Anh Tuấn và CS (2008) đã bước đầu nghiên cứu quá trình tạo màng bọc ure bằng lưu huỳnh để áp dụng nhu cầu vềdinh dưỡng này cho riêng từng loại cây trồng vì nếu sử dụng một loại sản phẩm với hàm lượng lưu huỳnh cố định là không phù hợp bởi nhu cầu của mỗi loại cây trồng và điều kiện thổnhưỡng của nước ta không giống nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu củng đã hình thành và xây dựng được quy trình

công nghệ tạo màng bọc cho viên hạt bằng ure bằng dung dịch lưu huỳnh nóng chảy [42].

Các tài liệu và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đều khẳng định vai trò quan trọng của S trong thành phần dinh dưỡng của cây trồng.

Tóm lại: Hiện nay, đểthâm canh tăng năng suất lạc, ngoài sựquan tâm đến các nguyên tốdinh dưỡng đa lượng như trước đây thì vai trò của các nguyên tố trung và vi lượng cũng rất cần thiết đểđảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây. Trong thâm canh, việc thiếu bất kỳ một nguyên tố nào cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy, sử dụng cân đối và hợp lý các loại phân đa, trung và vi lượng sẽ đem lại hiệu quả kinh tếcao. Ngoài ra, bón phân cân đối còn có tác dụng làm ổn định và tăng độ phì nhiêu của đất trồng, phục hồi và tăng độ phì nhiêu đất thoái hóa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đất: Thí nghiệm tiến hành trên đất phù sa không được bồi thường xuyên thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tính chất đất trước thí nghiệm như sau: pHKCl (5,1); OC (1,25%); N (0,045%); P2O5 (0,050%); K2O (0,26%); S (0,020%).

- Giống: Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc SVLI (Do Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chọn tạo, sản xuất và cung ứng; giống cao cây trung bình, sinh trưởng khỏe, cây gọn, lá màu xanh nhạt, độ tàn lá chậm. Đẻ nhánh khá và tập trung. Khối lượng 100 hạt 670 - 680 gam. Tỷ lệ quả 3 hạt cao (30 - 40%), tỷ lệ nhân cao (>70%). Chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, năng suất 45 - 50 tạ/ha) và giống L14, đang được trồng phổ biến tại địa phương (là giống lạc nhập nội từ Trung Quốc. Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụThu Đông 105 - 110 ngày. Thân đứng, tán gọn, lá màu xanh đậm; quả to, eo và gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, tỷ lệ nhân/quả 72 - 75%. Chịu thâm canh, chịu hạn khá; kháng bệnh (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt...) cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá. Năng suất trung bình vụ Xuân 39 - 42 tạ/ha, vụThu Đông 28 - 32 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 45 - 60 tạ/ha). - Phân bón:

Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm bao gồm: Đạm urê (46% N); Lân Văn Điển (16% P2O5); KCl (60% K2O); (NH4)2SO4 (20% N; 24% S); Phân chuồng địa phương (C: 36%; N: 089%; P2O5: 0,35%; K2O: 0,46%; S: 0,16%); Vôi bột.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2018 đến tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)