Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng tươi và khô của lạc qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 56 - 59)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng tươi và khô của lạc qua các

lạc qua các giai đoạn

Sinh khối của cây là biểu hiện cuối cùng của mọi hoạt động sinh lý. Nó phản ánh khảnăng quang hợp và hút dinh dưỡng khoáng của cây trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy chiếm một khối lương nhỏ trong sinh khối nhưng dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tích lũy chất khô của cây trồng, nhờ dinh dưỡng mà các cơ quan có thể tồn tại, sinh trưởng và hoàn thành chức năng sinh lý của mình. Đây là cơ sởđểbón phân cân đối và hợp lý trong sản xuất nông nghiệp.

Khối lượng cây tươi chính là khối lượng nước và chất khô tích lũy được. Khối lượng cây khô chính là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được, lượng chất khô tích lũy được cao hay thấp sẽ phản ánh được khảnăng tích lũy của cây mạnh hay yếu. Cây

tích lũy chất khô càng nhiều sẽ tạo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và cuối cùng cho năng suất cây trồng cao

Trên thực tế, bên cạnh bố trí thời vụ, việc đáp ứng đủnước, cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng là một điều cần thiết để cây trồng tạo được sinh khối lớn và khảnăng cho năng suất cao. Qua theo dõi, kết quảthu được khối lượng tươi và khô của cây lạc thể hiện ở bảng 3.5

Bng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng tươi, khô (tấn/ha) của

hai giống lạc qua các giai đoạn

Đvt: tấn/ha Giống Liều lượng S (kg/ha) Giai đoạn

3 - 4 lá Ra hoa rộ Đâm tia Thu hoạch KL Tươi KL khô KL tươi KL Khô KL tươi KL khô KL Tươi KL Khô L14

0 0,80a 0,25d 7,85a 1,45e 11,53c 4,71b 10,30ab 3,48a 15 0,85a 0,26bcd 8,34a 1,59de 12,83c 5,24a 10,63ab 3,63a 30 0,86a 0,28abc 8,70a 1,65cd 14,23a 5,49a 11,30a 3,74a 45 0,89a 0,30a 8,85a 1,66cd 14,47a 5,56a 11,38a 3,78a

SVL1

0 0,81a 0,24cd 8,43a 1,53de 11,17c 3,34c 9,68c 2,91a 15 0,84a 0,26bcd 8,87a 1,67cd 11,96c 3,68c 10,49ab 3,29a 30 0,84a 0,27abc 9,02a 1,76bc 13,14ab 4,83b 10,82ab 3,60a 45 0,90a 0,29ab 9,12a 1,84a 13,33ab 4,93b 11,14a 3,65a LSD0,05 0,21 0,05 2,40 0,25 1,76 0,31 1,04 0,32 (Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)

Qua bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét sau đây: - Thời kỳ 3 - 4 lá:

Về khối lượng tươi của cây lạc: Khối lượng tươi của cây dao động từ 0,80 - 0,89 tấn/ha trên giống L14, cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Khối lượng tươi của cây dao động từ 0,81 - 0,90 tấn/ha trên giống SVL1, cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Trên

cả hai giống, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên các mức cao hơn thì khối lượng tươi cũng tăng lên. Tuy nhiên các công thức có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Về khối lượng khô của lạc: Hàm lượng tích lũy chất khô ở các công thức chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, dao động trong khoảng 0,25 - 0,30 (tấn/ha) trên giống L14 và dao động trong khoảng 0,24 - 0,29 (tấn/ha) trên giống SVL1. Công thức thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng.

- Giai đoạn ra hoa rộ:

Khối lượng tươi của cây: Khối lượng tươi trong giai đoạn này dao động từ 7,85 đến 8,85 (tấn/ha) trên giống L14 và dao động từ 8,43 đến 9,12 (tấn/ha) trên giống SVL1, công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Các công thức có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Về khối lượng khô của lạc: Lượng chất tích lũy của chất khô tăng lên so với giai đoạn 3 - 4 lá, giữa các công thức trên giống L14 dao động trong khoảng 1,45 - 1,66 (tấn/ha), công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Các công thức trên giống SVL1 dao động từ 1,53 - 1,54 (tấn/ha), công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Lượng chất khô/cây ở các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức bón 30; 45 kg S/ha so với công thức mức bón 0; 15 kg S/ha.

- Giai đoạn đâm tia:

Về khối lượng tươi: Khối lượng tươi của cây trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng dao động trong khoảng 11,53 - 14,47 (tấn/ha) trên giống L14, công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức không bón (đối chứng). Trên giống SVL1 dao động trong khoảng 11,17 - 13,33 (tấn/ha), công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng.

Trên cả hai giống lạc, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên 15; 30 và 45 kg S/ha thì làm tăng khối lượng tươi của cây và giữa các công thức bón mức cao (30; 45 kg S/ha) mới biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức có mức bón thấp hơn và đối chứng (không bón).

Về khối lượng khô: Lượng chất tích lũy của chất khô tăng lên rất cao, giữa các công thức dao động trong khoảng 4,71 -5,56 (tấn/ha) trên giống L14 và từ 3,34 - 4,93

(tấn/ha) trên giống SVL1 công thức đạt cao nhất là công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê trên giống L14 và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa công thức có mức bón lưu huỳnh cao so với mức bón thấp trên giống SVL1.

- Giai đoạn thu hoạch:

Khối lượng tươi của cây: Khối lượng tươi của cây lạc có sự giảm xuống. Dao động từ 10,30 -11,38 (tấn/ha) ở giống L14 và từ 9,68 - 11,14 (tấn/ha) ở giống SVL1, đạt mức cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Giữa các công thức thí nghiệm biểu hiện có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên giống SVL1, thì khi tăng mức bón lưu huỳnh từ 0 lên 15;30;45 kg S/ha thì khối lượng tươi của cây lạc cũng có sự tăng lên và có sự sai khác rõ giữa các công thức có bón lưu huỳnh so với đối chứng.

Khối lượng khô của cây lạc: Ở thời kỳ này vật chất khô/cây không có sự phân hóa rõ rệt giữa các công thức. Dao động từ 3,48 -3,78 (tấn/ha) trên giống L14 và từ 2,91 - 3,65 (tấn/ha) trên giống SVL1, đạt mức cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha và thấp nhất ở công thức đối chứng. Giữa công thức thí nghiệm trên cả hai giống lạc biểu hiện có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)