Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá (LAI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá (LAI)

lá (LAI) trên trên cây lạc qua các giai đoạn

Đảm nhận vai trò là cơ quan quang hợp, sự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây sẽđược tiến hành thông qua lá lấy nguyên liệu tổng hợp từ khí trời, cacbonic, nước và năng lượng. Quá trình tổng hợp và dữ trữ chất khô trong cây lạc được tiến hành đồng thời ở cả hai quá trình sinh trưởng, phát triển kế tiếp nhau. Sự tích lũy chất khô của cây từ quang hợp chiếm 80 - 90% trọng lượng khô của cả cây. Thông qua chỉ tiêu diện tích lá sẽgiúp ta đánh giá được sự phát triển và động thái ra lá cũng như tích lũy chất khô của cây. Điều đó chứng tỏ chỉ tiêu diện tích lá có liên quan đặc biệt tới năng suất và chất lượng hạt lạc. Số lá và độ lớn của lá là những yếu tố tạo nên diện tích lá. Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ hoa rộđến đâm tia. Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên diện tích lá giảm xuống. Vấn đề hình thành diện tích đồng hóa của cây lạc lớn hay nhỏ có ý nghĩa thực tế quan trọng, vì vấn đề này có liên quan nhiều đến sản lượng lạc. Diện tích đồng hóa mà chủ yếu là diện

tích lá phụ thuộc vào sốlá và kích thước lá, sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

Sựtăng trưởng của các cây trồng có quy luật chung là: thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tích lá thấp, được tăng dần lên và đạt tối đa, sau đó diện tích lá giảm dần cho đến khi thu hoạch. Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá, sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như giống, bố trí mật độ gieo trồng, dinh dưỡng, chăm sóc…

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.4 như sau:

Bng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá

trên hai giống lạc qua các giai đoạn

Giống Liều lượng S (kg S/ha) 3 - 4 lá thật Ra hoa rộ Hình thành quả Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) L14 0 3,43c 0,11b 13,50ef 1,22ef 19,20e 2,64e 15 3,50bc 0,12ab 14,17d 1,27d 20,10de 2,67cde 30 3,67ab 0,12a 15,67b 1,39b 21,83bc 2,73bc 45 3,76a 0,12a 16,57a 1,45a 22,03a 2,83a

SVL1

0 3,50bc 0,12ab 15,67f 1,19f 18,90e 2,63e 15 3,60abc 0,12ab 17,20de 1,24de 19,80de 2,66de 30 3,57abc 0,12ab 18,37c 1,35c 20,93cd 2,70cd 45 3,67bc 0,12a 19,33b 1,41b 23,13b 2,77b LSD0,05 0,21 0,09 1,11 0,04 1,73 0,06 (Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)

Qua bảng 3.2 chúng tôi có nhận xét sau đây: * Diện tích lá:

- Thời kỳ 3-4 lá thật: Diện tích lá dao động từ 3,43 - 3,76 dm2/cây trên giống L14 và 3,50 - 3,67 dm2/cây trên giống SVL1. Ở công thức bón mức 45 kg S/ha có diện tích lá lớn nhất (3,76; 3,67 dm2/cây) và công thức đối chứng có diện tích lá nhỏ nhất là (3,43; 3,50 dm2/cây). Khi không bón S thì diện tích lá có giảm nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

- Thời kỳ ra hoa rộ: Diện tích lá dao động từ 13,50 - 16,57 dm2/cây trên giống L14 và 15,67 - 19,33 dm2/cây trên giống SVL1. Ở công thức bón mức 45 kg S/ha có diện tích lá lớn nhất (16,57 và 19,33 dm2/cây) và công thức đối chứng có diện tích lá nhỏ nhất là (13,50 và 15,67 dm2/cây). Các mức phân bón khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ hình thành quả: Thời kỳ này ở các mức phân bón khác nhau thì diện tích lá có sự khác nhau. Diện tích lá dao động từ 19,20 - 22,03 dm2/cây trên giống L14 và 18,90 - 23,13 dm2/cây trên giống SVL1, diện tích lá lớn nhất ở công thức bón 45 kg S/ha và nhỏ nhất ở công thức đối chứng, giữa 2 giống với các liều lượng bón khác nhau đã có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê khi bón liều lượng cao (30; 45 kg S/ha). Như vậy, mức phân bón lưu huỳnh khác nhau đã ảnh hưởng đến diện tích lá của cây lạc qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

* Chỉ số diện tích

- Thời kỳ 3 - 4 lá thật: Thời kỳ này chỉ số diện tích lá dao động từ 0,11 - 0,12 (m2 lá/m2đất). Cao nhất ở các công thức bón mức lưu huỳnh khác nhau là 0,12 (m2 lá/m2đất), thấp nhất ở công thức đối chứng là 0,11 (m2 lá/m2đất). Trên cả hai giống và các mức phân bón khác nhau thì các công thức có sựsai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ ra hoa rộ: Thời kỳ này chỉ số diện tích lá dao động lần lượt từ 1,22 - 1,45 (m2lá/m2đất) trên giống L14, cao nhất ở công thức mức bón 45 kg S/ha là 1,45 (m2 lá/m2đất), thấp nhất ở công thức đối chứng là 1,22 (m2 lá/m2đất). Chỉ số diện tích lá dao động từ 1,19 - 1,41 (m2 lá/m2đất) trên giống SVL1, cao nhất ở công thức mức bón 45 kg S/ha là 1,41 (m2 lá/m2đất), thấp nhất ở công thức đối chứng là 1,19 (m2 lá/m2đất). Các mức phân bón khác nhau thì chỉ số diện tích lá cũng khác nhau và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hình thành quả: Thời kỳ này ở các mức phân bón khác nhau thì chỉ số diện tích lá có sự khác nhau dao động từ2,64 - 2,83 (m2 lá/m2đất) trên giống L14. Chỉ số diện tích lá lớn nhất ở công thức mức bón 45 kg S/halà 2,83 (m2 lá/m2đất)và thấp nhất ở công thức đối chứng là 2,64 (m2 lá/m2đất). Chỉ số diện tích lá có sựdao động từ 2,63 - 2,77 (m2 lá/m2đất) trên giống SVL1, công thức mức bón 45 kg S/halà 2,77 (m2 lá/m2đất) và thấp nhất ở công thức đối chứng là 2,63 (m2 lá/m2đất). Trên cả hai giống lạc ở mức bón cao nhất (45 kg S/ha) thì có sự sai khác có ý nghĩa so với mức bón còn lại.

Như vậy, trên cả hai giống, mức bón lưu huỳnh cao nhất đã có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)