L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên cây lạc qua
lạc qua các giai đoạn
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên hai giống
lạc qua các giai đoạn
Đvt: mg/cây Công thức Thời gian từkhi gieo đến khi…
Giống Liều lượng S
(kg S/ha) 3 - 4 lá Ra hoa rộ Đâm tia Thu hoạch
L14
0 20,6de 232,2cd 293,3de 469,2a 15 21,1c 235,4c 296,7de 500,8a 30 21,7b 245,8b 307,1b 627,2a 45 22,5a 249,5a 321,7a 575,2a
SVL1 0 20,5e 229,5d 286,0f 413,2a 15 21,0cd 235,5c 290,2ef 456,8a 30 21,7b 245,6b 299,8cd 608,8a 45 22,1b 248,6ab 304,3bc 537,2a LSD0.05 0,5 3,5 6,7 234,6
(Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)
Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét sau đây:
- Giai đoạn 3 - 4 lá: Khối lượng nốt sần ở giai đoạn này thấp. Khối lượng nốt sần dao động từ 20,6-22,5 mg trên giống L14 và từ 20,5 - 22,1 mg/cây trên giống SVL1. Ảnh hưởng của các liều lượng lưu huỳnh đến nốt sần trong giai đoạn này đã biểu hiện rõ rệt ở mức bón lưu huỳnh cao. Các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Giai đoạn ra hoa rộ: Nốt sần bắt đầu hình thành tương đối nhiều và bắt đầu hoạt động mạnh nên khối lượng nốt sần tăng lên rõ rệt. Đây là lúc nốt sần thực hiện chức năng quan trọng là đồng hóa lượng đạm lớn để cung cấp cho cây. Khối lượng nốt sần trên giống L14 dao động từ 232,2- 249,5 mgam, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Khối lượng nốt sần trên giống SVL1 dao động từ 229,5 - 248,6 mgam, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Các công thức bón 30; 45 kg S/ha có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại.
- Giai đoạn đâm tia: Đây là giai đoạn mà nốt sần hoạt động mạnh, do đó khối lượng nốt sần tăng lên nhiều so với giai đoạn 3 - 4 lá và ra hoa rộ. Khối lượng nốt sần dao động từ 293,3-321,7 mgam trên giống L14, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng.Khối lượng nốt sần dao động từ 286,0 - 304,3 mgam trên giống SVL1, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Trên giống L14, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên các mức cao hơn thì khối lượng nốt sần cũng tăng lên. Công thức bón 30; 45 kg S/ha có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, các công thức còn lại của thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên giống SVL1, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên các mức cao hơn thì khối lượng nốt sần cũng tăng lên. Công thức bón 30; 45 kg S/ha không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, các công thức còn lại của thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Giai đoạn thu hoạch: Đây là giai đoạn mà nốt sần hoạt động mạnh nhất, do đó khối lượng nốt sần tăng lên nhiều so với giai đoạn ra hoa rộvà đâm tia. Khối lượng nốt
sần dao động từ 469,2 - 575,2 mgam trên giống L14, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Khối lượng nốt sần dao động từ 413,2 - 537,2 mgam trên giống SVL1, công thức bón 45 kg S/ha có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Trên cả hai giống, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên các mức cao hơn thì khối lượng nốt sần cũng tăng lên và không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở tất cả các công thức.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên
cây lạc tại giai đoạn thu hoạch